Đột tử do tim ở các vận động viên thể thao

Cập nhật: 02/04/2022 Lượt xem: 1333

Đột tử do tim ở các vận động viên thể thao

PGS. TS. Hà Hoàng Kiệm

Mở đầu

Tập luyện thể thao không phải là kẻ giết người, các vận động viên thể thao được coi là người có sức khỏe tốt, tập luyện thường xuyên được coi là một biện pháp làm giảm nguy cơ tử vong do làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và là biện pháp làm tăng tuổi thọ. Hiện tượng tử vong đột ngột ở những vận động viên trẻ trong các lĩnh vực thể thao thi đấu đỉnh cao đã tạo ra sự chú ý rộng rãi của công chúng và giới truyền thông và nó cũng đặt ra một câu hỏi: liệu tập luyện có thực sự gây ra đột tử? Tập luyện có thể gây ra tử vong khi có bệnh tim tiềm ẩn. Các nghiên cứu cho thấy đột tử ở các vận động viên khi thi đấu đỉnh cao dưới 35 tuổi thường có liên quan đến bệnh cơ tim phì đại (HCM), bệnh cơ tim / loạn sản thất phải gây loạn nhịp (ARVC/D), bệnh cơ tim thể giãn (HOCM), vận động viên trên 35 tuổi thường liên quan đến bệnh động mạch vành.

Đột tử do tim (SCD: Sudden Cardiac Death) ở vận động viên được biết đến đầu tiên là Pheidippides 40 tuổi vào năm 490 trước công nguyên. Anh là vận động viên điền kinh và là người đưa tin đường dài. Trong chiến tranh Greco - Ba tư, Pheidippides buộc phải chạy 26 dặm (40km) để truyền đạt một thông điệp quan trọng cho người dân Athens. Theo truyền thuyết, khi đến Athens anh chỉ kịp báo tin: quân đội Ba tư đã thất bại và chiến thắng là của chúng ta, rồi gục chết ngay (Patil và cs, 2012). Một số vận động viên đã bị đột tử khi đang thi đấu được Koester ghi lại dưới đây (2001): Jim Fixx vận động viên marathon năm 1984; Flo Hyman vận động viên bóng chuyền Olympic 1986;  Pete Maravich ngôi sao bóng rổ 1988;  Hank Gathers ngôi sao bóng rổ đại học 1990; Reggie Lewis giải bóng rổ chuyên nghiệp Al-Star 1993; Sergei Grinkov nhà vô dịch trượt băng nghệ thuật Olympic 1995; Micah True còn được gọi là Caballo Blanco (ngựa trắng) vận động viên chạy đường dài huyền thoại bị đột tử trong chương trình chạy thường lệ ngày 27/3/2012 (Patil và cs 2012).

Tỉ lệ đột tử do tim ở các vận động viên và người không phải vận động viên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch, chiến lược phòng ngừa và định nghĩa đột tử. Nguy cơ đột tử do các chương trình huấn luyện và thi đấu nặng ở các vận động viên cao  2,8 lần so với các đối tượng chơi thể thao không cạnh tranh (thể thao giải trí), tỉ lệ đột tử ở vận động viên nam cao hơn vận động viên nữ 5 lần (Van Camp và cs 1995). Tỉ lệ đột tử của các vận động viêm Mỹ gốc Phi cao hơn các vận động viên da trắng gấp 5 lần (Maron và cs 2014). Tỉ lệ đột tử xảy ra cao hơn ở một số môn thể thao: ở Mỹ là bóng rổ và bóng đá, ở châu Âu là bóng đá (Maron, Shirani và cs 1996).

Nguyên nhân thông thường của đột tử ở các vận động viên

Theo Reisdorff và Prodinger (1998) có hơn 20 yếu tố bệnh lý liên quan đến đột tử ở các vận động viên trẻ. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trong đó đóng vai trò chủ yếu và quan trọng trong đột tử ở các vận động viên. Bệnh cơ tim phì đại (HCM) chiếm ưu thế, khoảng 24% trường hợp đột tử chủ yếu ở người dưới 35 tuổi, 19% là bệnh lý động mạch vành chủ yếu ở vận động viên trên 35 tuổi. Theo Maron và cs (1996) khoảng 46% trường hợp đột tử liên quan đến bệnh cơ tim phì đại. Bệnh cơ tim loạn sản cơ thất phải gây loạn nhịp (ARVC/D) là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây đột tử ở vận động viên trẻ dưới 35 tuổi. Các bất thường nhịp tim như hội chứng QT dài, nhịp nhanh thất đa hình liên quan đến cathecholaminergic cũng có vai trò quan trọng (Thiene và cs 2010).

Nguyên nhân đột tử do tim ở vận động viên có khác biệt lớn về tuổi: dưới 35 hoặc trên 35 và 40 tuổi. Ở các vận động viên trẻ (dưới 35 tuổi) nguyên nhân chủ yếu là: bệnh cơ tim phì đại (HCM), bệnh cơ tim loạn sản cơ thất phải (ARVC/D) và bệnh cơ tim giãn (HOCM). Ở các vận động viên trên 35 hoặc 40 tuổi, nguyên nhân bệnh động mạch vành lại chiếm ưu thế. Các bất thường tim di truyền khác như hội chứng Marfan, hội chứng QT dài, hội chứng Brugada và nhịp nhanh thất đa hình liên quan đến cathecholaminergic được coi là nguyên nhân phụ của đột tử do tim ở các vận động viên (Borjesson và Pelliccia 2009).

- Bệnh cơ tim phì đại: Mời các bạn đọc bài

https://hahoangkiem.com/tim-kiem?Keyword=B%E1%BB%87nh+c%C6%A1+tim+ph%C3%AC+%C4%91%E1%BA%A1i

- Bệnh cơ tim loạn sản thất phải gây loạn nhịp: Mời các bạn đọc bài

https://hahoangkiem.com/benh-tim-mach/benh-co-tim-that-phai-gay-loan-nhip-arvc-hay-arvd-3871.html

- Bệnh cơ tim giãn: Mời các bạn đọc bài

https://hahoangkiem.com/benh-tim-mach/benh-co-tim-dan-dilated-cardiomyopathy-dcm-363.html

- Hội chứng Brugada: mời các bạn đọc bài

https://hahoangkiem.com/benh-tim-mach/hoi-chung-chet-dot-ngot-ve-dem-khong-ro-nguyen-nhan-hoi-chung-brugada-284.html

https://hahoangkiem.com/benh-tim-mach/hoi-chung-brugada-tren-dien-tam-do-3722.html

- Hội chứng QT dài: Mời các bạn đọc bài

https://hahoangkiem.com/benh-tim-mach/khoang-thoi-gian-qt-tren-dien-tam-do-3749.html

Tài liệu tham khảo:

1. Koester, Michael C (2001). A review of  Sudden Cardiac Death in young athretes and stratgies for preparticipation cardiovascular screening. Jounal of athletic training 36.197.

2. Van Camp, Steven P, Colin M Bloor, Frederick OMueller, Robert C Cantu and Harold G Onson (1995). Nontraumatic sport death in high school and college athletic. Medicine and science in sport and exercise 27.641.47

3. Maron BJ (2014). Distinguising Hypertrophic cardiomyopathy from athretic’heart. A clinical problem of incresing magnitude and significal. Heart London BMJ publishing group. 91. 1380.

4. Maron, Bari J Jamshid Shirani, Liviu C Poliac, Robert Mathenge, William C Roberts and Fredric  O Mueller (1996). Sudden death in young  competitive athletes. Clinical demographic and  pathological profiles. Jamma 276.199-204.

5. Reisdorff. Earl J and Robert J Prodinger (1998). Sudden cardiac death in the athrete. Emergency medicine clinical of north America 16.281-94.

6. Thiene, Gaetano Elisa Carturan and Cristina Basso (2010). Privention  of sudden cardiac death in the young and in athletes. Dream or really?  Cardiopathology  pathology. 19. 207-17.

7. Borjesson M  and A Pelliccia 2009. Incidence and aetiology of sudden cardiac death in young athletes. An international perspective. Britis journal of sports medicine. 43. 644-48.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI