Điều trị bằng từ trường

Cập nhật: 18/01/2019 Lượt xem: 6303

Điều trị bằng từ trường

Từ trường đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh ở các khoa Vật lý trị liệu, ngoài ra các dụng cụ từ giúp bảo vệ sức khỏe cũng được bán rộng rãi trên thị trường như đệm từ, gối từ, vòng từ, dây lưng từ, dép từ... Cho đến nay, người ta xác định rằng không tìm thấy bất kỳ một dạng receptor từ trường nào trên các tế bào cơ thể người. Vậy tác dụng của từ trường lên cơ thể người như thế nào? tác dụng điều trị của từ trường là gì? Chúng tôi cung cấp bài viết dưới đây có thể giúp giải đáp phần nào câu hỏi đó. Đây là bài thuyết trình của tác giả  tại hội nghị khoa học bệnh viện Saint Paul (Sanh - pon) Hà Nội  2.2013 đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều cán bộ y tế.

Cực bắc từ Trái đất đang trôi từ phía bắc Canada tới Siberia với tốc độ tăng tốc hiện tại là 10 km (6,2 mi) mỗi năm vào đầu thế kỷ XX, lên đến 40 km (25 dặm) mỗi năm vào năm 2003. Vệ tinh Magsat và các vệ tinh sau đó đã sử dụng từ kế vector 3 trục để thăm dò cấu trúc 3 chiều của từ trường Trái Đất. So sánh với vệ tinh Ørsted sau này cho thấy hoạt động địa động lực (dynamic geodynamo) dường như đang dần tạo ra một cực khác bên dưới Đại Tây Dương ở phía tây của phía nam Châu Phi.

Hình trên cho thấy Sự chuyển động của cực Bắc từ xuyên qua vùng Bắc cực thuộc Canada qua các năm.

Chúng ta hãy tưởng tượng mình đi với tốc độ 30km/s = 1800km/ph = 108 000km/h thì là một tốc độ kinh khủng, trái đất đang bay với tốc độ như vậy trên quỹ đạo quanh mặt trời của nó mà chúng ta không hề cảm nhận thấy. Ngoài quay xung quanh mặt trời, trái đất còn tự quay xung quanh mình nó một vòng hết 24h, Đường xích đạo dài 40 075km, vậy nếu ta đứng ở trên xích đạo thì ta sẽ phải quay với vận tốc là 1669,79km/h, làm tròn là 1670km/h, vậy mà chúng ta cũng không hề cảm nhận thấy nếu chúng ta không ngồi một chỗ quan sát tốc độ của mặt trời mọc hay lặn. Các bạn hãy thử làm một thí nghiệm như sau: hãy đổ đầy nước vào một lavabo, chờ cho nước đứng yên, sau đó đẩy chốt để mở hết cỡ nút tháo nước ở đáy lavabo và quan sát. Sau một lúc sẽ thấy xuất hiện xoáy nước theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Thử lặp lại nhiều lần xoáy nước vẫn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Tại sao vậy? Đó là do trái đất đang quay theo chiều kim đồng hồ với vận tốc nếu đứng ở xích đạo là 1670km/h. Thí nghiệm này cũng lý giải cho hiện tượng tạo ra các dòng nham thạch xoáy trong lớp lõi ngoài và quyển mani của trái đất mà chúng tôi trình bày dưới đây.

Thuyết Dinamo cho rằng một khối chất lỏng dẫn điện ở trạng thái quay hoặc có dòng xoáy, có thể duy trì một từ trường trong quy mô thời gian thiên văn. Một dynamo (máy phát điện) như vậy được cho là nguồn từ trường của Trái đất, cũng như từ trường của các hành tinh khác.

Hình minh họa cơ chế dynamo tạo ra từ trường Trái Đất: các dòng đối lưu của kim loại lỏng ở lõi ngoài Trái Đất, được điều khiển bằng dòng nhiệt từ lõi trong, hình thành các cuộn xoáy do tác dụng của lực Coriolis, tạo ra dòng điện tuần hoàn tạo ra từ trường (nguồn: Thuyết Dynamo, Wikipedia).

Từ trường trái đất là lá chắn bảo vệ trái đất khỏi bão mặt trời.

Động vật bao gồm chim và rùa có thể phát hiện từ trường của trái đất và sử dụng từ trường để điều hướng trong quá trình di chuyển. Bò và hươu hoang dã có xu hướng quay cơ thể của chúng về phía bắc-nam trong khi thư giãn. 

Gần đây các nhà khoa học phát hiện trong mắt loại chim di cư có một loại protein Cry4 giúp chúng có thể định vị từ trường. Đây là protein thuộc một lớp protein gọi là cryptochromes có khả năng cảm quang với ánh sáng xanh của thực vật và động vật.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI