Các dạng sóng Q trên điện tâm đồ
Sóng Q là sóng âm đi ngay trước sóng R.
Trong những trường hợp bình thường, sóng Q không được nhìn thấy của các chuyển đạo bên phải (V1 - V3).
1. Sóng Q bình thường
Sóng Q bình thường trong chuyển đạo V6
- Nguồn gốc của sóng Q:
Sóng Q đại diện cho khử cực (depolarisation) bình thường từ trái sang phải của vách liên thất. Sóng Q "vách liên thất" nhỏ thường thấy ở các chuyển đạo bên trái (I, aVL, V5 và V6).
- Sóng Q trong các chuyển đạo khác nhau:
Sóng Q nhỏ là bình thường trong hầu hết các chuyển đạo. Sóng Q sâu hơn (>2mm) có thể được nhìn thấy ở DIII và aVR như một biến thể bình thường.
Trong những trường hợp bình thường, sóng Q phải không có ở các chuyển đạo bên phải (V1 - V3).
2. Sóng Q bệnh lý
- Sóng Q được xem là bệnh lý nếu:
+ Rộng > 40 ms (1mm).
+ Sâu > 2 mm.
+ Độ sâu > 25% độ cao của QRS.
+ Thấy ở chuyển đạo V1 - V3.
Sóng Q bệnh lý thường chỉ ra nhồi máu cơ tim hiện tại hoặc trước đó.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Nhồi máu cơ tim.
+ Bệnh cơ tim: phì đại (HOCM), bệnh cơ tim thâm nhập.
+ Tim xoay – cực xoay chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
+ Lỗi vị trí chuyển đạo, ví dụ như chuyển đạo chi trên được đặt ở chi dưới.
Ví Dụ:
Sóng Q sâu (II, III, aVF) với ST chênh lên do nhồi máu cơ tim (MI) cấp.
Sóng Q sâu (II, III, aVF) với đảo ngược sóng T do MI trước đây.
Sóng Q thành bên (I, aVL) với ST chênh lên do MI cấp.
Sóng Q thành bên (V5-V6) với sóng T phẳng do MI trước đây.
Sóng Q vùng trước (V1 – V4) với ST chênh lên do MI cấp.
Sóng Q vùng trước (V1 – V4) với sóng T đảo ngược do MI gần đây.
- Mất sóng Q bình thường:
Trường hợp không có sóng nhỏ Q (vách liên thất) ở chuyển đạo V5 - V6 cần được xem xét là bất thường.
Sóng Q vắng mặt ở V5 - V6 phổ biến nhất do block nhánh trái (LBBB: Left Bundle Band Block).