Phân loại đau đầu

Cập nhật: 28/04/2014 Lượt xem: 8112

Phân loại đau đầu

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103 

Phân loại quốc tế về các rối loạn đau đầu International Classification of Headache Disoidevs (ICHD).

1. Đau đầu Migraine (hay chứng đau nửa đầu)

          Migraine không có triệu chứng thoáng báo: cơn đau đầu Migraine không có triệu chứng báo trước.

          Migraine có triệu chứng thoáng báo:
+ Triệu chứng thoáng báo điển hình sau đó có đau đầu.
+ Triệu chứng thoáng báo điển hình sau đó không có đau đầu.
+ Đau đầu Migraine kèm theo liệt nửa người.
+ Đau đầu Migraine týp nền (có kèm triệu chứng thân não).

          Các hội chứng chu kỳ tuổi thơ ấu, sau này sẽ thành Migraine (như chứng nôn chu kỳ, đau bụng Migraine, các cơn chóng mặt kịch phát lành tính), Migraine võng mạc (với các triệu chứng thị giác).

           Biến chứng của Migraine:
+ Migraine mãn tính.
+ Trạng thái Migraine (cơn đau đầu Migraine dữ dội, kéo dài; các triệu chứng kèm theo như nôn, chóng mặt, rối loạn thực vật, tinh thần hoảng hốt; xảy ra nặng nề).
+ Thoáng báo dai dẳng không có nhồi máu.
+ Nhồi máu Migraine.
+ Co giật do Migraine.

          Theo dõi Migraine (chẩn đoán Migraine chưa chắc chắn).

2. Đau đầu týp căng thẳng (tension type)

+ Đau đầu căng thẳng chu kỳ không thường xuyên (có hoặc không kèm theo tăng nhạy cảm quanh sọ).
+ Đau đầu týp căng thẳng chu kỳ thường xuyên (có hoặc không kèm theo tăng nhạy cảm quanh sọ).
+ Đau đầu týp căng thẳng mạn tính (có hoặc không kèm theo tăng nhạy cảm quanh sọ).
+ Theo dõi đau đầu týp căng thẳng.

3. Đau dầu chuỗi và đau dây thần kinh V

+ Đau đầu chuỗi: đau đầu chuỗi chu kỳ, hoặc mạn tính.
+ Đau nửa đầu kịch phát (chu kỳ hoặc món tính).
+ Cơn đau đầu ngắn dạng thần kinh, có sung huyết kết mạc và chảy nước mắt (SUNCT).
+ Theo dõi đau đầu chuỗi và đau dây thần kinh V.

4. Các đau đầu nguyên phát khác

+ Đau đầu kiểu dao đâm nguyên phát.
+ Đau đầu nguyên phát do ho.
+ Đau đầu nguyên phát do gắng sức.
+ Đau đầu liên quan tình dục nguyên phát.
+ Đau đầu do ngủ.
+ Đau đầu nguyên phát kiểu “sét đánh” (thunderclap)  .
+ Đau nửa đầu liên tục.
+ Đau đầu dai dẳng hàng ngày (new daily-persitent headache).

5. Đau đầu do chấn thương đầu và hoặc cổ

+ Đau đầu cấp sau chấn thương: do chấn thương đầu vừa và nặng, do chấn thương đầu nhẹ.
+ Đau đầu mãn tính sau chấn thương: do chấn thương đầu vừa và nặng, chấn thương đầu nhẹ.
+ Đau đầu cấp do chấn thương quán tính (whiplash injury).
+ Đau đầu mãn tính do chấn thương quán tính (whiplash injury).
+ Đau đầu do ổ máu tụ nội sọ sau chấn thương: đau đầu do ổ máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng.
+ Đau đầu do chấn thương đầu và/ hoặc cổ khác.
+ Đau đầu (cấp và mãn tính) sau mổ sọ.

6. Đau đầu do bệnh mạch máu cổ hoặc sọ

+ Đau đầu do đột qụy thiếu máu não hoặc TIA.
+ Đau đầu do chảy máu nội sọ không do chấn thương: do chảy máu trong não hoặc chảy máu dưới nhện.
+ Đau đầu do dị dạng mạch (không vỡ): do phình mạch, do dị dạng động - tĩnh mạch, do thông động - tĩnh mạch, do u mạch hang, do đa u mạch (angiomatosis).
+ Đau đầu do viêm động mạch: viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm động mạch trung ương thần kinh nguyên phát hoặc thứ phát.
+ Đau động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh: do bóc tách (dissection) động mạch, sau phẫu thuật động mạch, sau phẫu thuật tạo hình động mạch cảnh (angioplasty), do can thiệp nội mạch trong sọ, sau chụp động mạch.
+ Đau đầu do huyết khối tĩnh mạch não.
+ Đau đầu do các bệnh mạch máu nội sọ khác: CADASIL, bệnh não ty lạp thể, toan lactic và các giai đoạn bệnh giống đột qụy, do bệnh mạch lành tính của trung ương thần kinh, do đột qụy tuyến yên.

7. Đau đầu do các bệnh nội sọ không phải nguyên nhân mạch máu

+ Đau đầu do tăng áp lực dịch não tủy: do tăng áp lực nội sọ, do chuyển hóa, nhiễm độc, hormon, do não nước.
+ Đau đầu do giảm áp lực dịch não tủy: sau chọc dò màng cứng, do rò dịch não tủy, do giảm áp lực dịch não tủy tự phát.
+ Đau đầu do viêm vô khuẩn: do sarcoidose thần kinh, viêm màng não, viêm lympho tuyến yên.
+ Đau đầu do tân sản nội sọ: tăng áp nội sọ hoặc não nước do tân sản, đau đầu trực tiếp do tân sản, do viêm màng não, do K di căn toàn thân, do tăng hoặc giảm tiết của tuyến yên hoặc dưới đồi.
+ Đau đầu do tiêm vào khoang dịch não tủy.
+ Đau đầu do động kinh: đau đầu dạng động kinh, đau đầu sau cơn động kinh.
+ Đau đầu do dị dạng bản lề chẩm - cổ (Chiari typ) I.
+ Các hội chứng đau đầu thoáng qua và thiếu hụt thần kinh kèm theo tăng lympho dịch não tủy.
+ Đau đầu do các bệnh nội sọ không do mạch máu.

8. Đau đầu do hóa chất, cai hóa chất

+ Đau đầu do sử dụng hoặc phơi nhiễm hóa chất cấp tính: do các chất tạo nitric oxyd (NO), do chất ức chế phosphodiesterase, do carbonmonoxyd, do rượu, do thức ăn và gia vị, do mì chính (monosodium glutamat), do cocain, do cannabis, do histamin, do peptid liên quan tới calcitonin - gen, do tác dụng phụ của thuốc, do dùng hoặc phơi nhiễm cấp tính hóa chất khác.
+ Đau đầu do lạm dụng thuốc: do lạm dụng ergotamin, tryptan, thuốc giảm đau, opioid, lạm dụng phối hợp thuốc, do lạm dụng các thuốc khác.
+ Đau đầu là tác dụng phụ của dùng thuốc mãn tính: do dùng hormon ngoại lai.
+ Đau đầu do cai hóa chất: do cai cafein, do cai opioid, do cai oestrogen, do ngừng sử dụng món tính các hóa chất khác.

9. Đau đầu do nhiễm khuẩn

+ Đau đầu do nhiễm khuẩn nội sọ: do viêm màng não, viêm viêm não, áp xe não, do mủ dưới màng cứng.
+ Đau đầu do nhiễm khuẩn hệ thống: do nhiễm vi khuẩn, virus hệ thống; do nhiễm khuẩn khác hệ thống.
+ Đau đầu do nhiễm HIV/AIDS.
+ Đau đầu món tính sau nhiễm khuẩn:Đau đầu món tính sau viêm màng não vi khuẩn.

10. Đau đầu do bệnh nội mô

+ Đau đầu do thiếu oxy và hoặc tăng CO2:do độ cao, đau đầu thợ lặn, do ngạt thở khi ngủ.
+ Đau đầu do thẩm phân máu.
+ Đau đầu do tăng huyết áp động mạch: do u tế bào ưa crôm, do cơn tăng huyết áp, do bệnh não tăng huyết áp, do tiền sản giật, do sản giật, do đáp ứng co mạch cấp với chất ngoại lai.
+ Đau đầu do thiểu năng tuyến giáp.
+ Đau đầu do nhịn đói.
+ Đau đầu do tim.
+ Đau đầu do các bệnh nội mô khác.

11. Đau đầu hoặc đau mặt do các bệnh sọ, cổ, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng, hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác

+ Đau đầu do bệnh xương sọ.
+ Đau đầu do bệnh cổ: do cổ, do viêm gân sau họng (retropharyngeal tendonitis), do rối loạn trương lực sọ và cổ.
+ Đau đầu do bệnh mắt: do glaucom cấp tính, do tật khúc xạ, do lác tiềm tàng hoặc loạn dưỡng, do các bệnh viêm nhãn cầu.
+ Đau đầu do các bệnh tai.
+ Đau đầu do viêm các xoang mũi.
+ Đau đầu do các bệnh răng, hàm, các cấu trúc liên quan khác.
+ Đau đầu hoặc mặt do bệnh khớp thái dương hàm.
+ Đau đầu do các bệnh sọ, cổ, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc cổ mặt khác.

12. Đau đầu do các bệnh tâm thần

+ Đau đầu do các bệnh tâm thể.
+ Đau đầu do các bệnh tâm thần.

13. Đau các dây thần kinh sọ và đau mặt do các nguyên nhân trung ương

+ Đau dây thần kinh tam thoa: cổ điển, triệu chứng.
+ Đau dây thần kinh thiệt hầu: cổ điển, triệu chứng, dây thần kinh VII phụ, dây thần kinh hầu trên.
+ Đau dây thần kinh mũi - mi (nasociliary neuralgia).
+ Đau dây thần kinh trên hố.
+ Đau các nhánh tận khác của dây thần kinh.
+ Đau dây thần kinh chẩm.
+ Hội chứng cổ lưỡi.
+ Đau đầu do chèn ép từ ngoài.
+ Đau đầu do kích thích lạnh : do kích thích lạnh từ ngoài, do ăn uống hoặc ngửi lạnh.
+ Đau đầu dai dẳng do chèn ép, kích thích, xoắn vặn các dây thần kinh sọ hoặc các rễ cổ trên do tổn thương cấu trúc.
+ Viêm dây thần kinh thị giác.
+ Bệnh thần kinh vận nhãn do tiểu đường.
+ Đau đầu hoặc mặt do Herpes: do Herpes cấp tính, hoặc sau Herpes.
+ Hội chứng Tolosa - Hunt.
+ Migraine liệt vận nhãn.
+ Các nguyên nhân trung ương của đau mặt: vô cảm đau, sau đột qụy, do xơ não tủy rải rác, vô căn dai dẳng, đau bỏng buốt miệng.
+ Các đau thần kinh sọ và đau mặt nguyên nhân trung ương khác.

14 Các đau đầu, đau dây thần kinh sọ và đau mặt trung ương hoặc nguyên phát khác

+ Đau đầu chưa xếp loại ở nơi khác


Bảng 4: Bảng phân loại đau đầu của HIS

1. Migraine

1.1. Migraine thông thường

1.2. Migren cổ điển

1.3. Migraine liệt vận nhãn

1.4. Migraine võng mạc

1.5. Các hội chứng chu kỳ ở trẻ em

1.6. Các biến chứng của Migraine

1.7. Migraine không đáp ứng các tiêu chuẩn trên

 2. Đau đầu do căng thẳng

2.1. Đau đầu do căng thẳng có chu kỳ

2.2. Đau đầu do căng thẳng mạn tính

2.3. Đau đầu do căng thẳng không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

3. Đau đầu chuỗi và các cơn đau nửa đầu mạn tính

3.1. Đau đầu chuỗi

3.2. Các cơn đau nửa đầu mạn tính

3.3. Các chứng đau đầu giống đau đầu chuỗi không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

 4. Các chứng đau đầu khác không do tổn thương cấu trúc

4.1. Đau đầu kiểu dao đâm nguyên phát

4.2. Đau đầu do chèn ép ngoài sọ

4.3. Đau đầu do lạnh

4.4. Đau đầu lành tính do ho

4.5. Đau đầu lành tính do gắng sức

4.6. Đau đầu kèm theo hoạt động sinh dục.

 5. Đau đầu kèm theo chấn thương sọ

5.1. Đau đầu cấp tính sau chấn thương

5.2. Đau đầu mạn tính sau chấn thương

6. Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu

6.1. Bệnh thiếu máu não cấp tính

6.2. ổ máu tụ trong sọ

6.3. Chảy máu dưới nhện

6.4. Dị dạng mạch máu não không vỡ

6.5. Viêmđộng mạch

6.6. Đau động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống

6.7. Huyết khối tĩnh mạch

6.8. tăng huyết áp động mạch

6.9. Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu khác.

 7. Đau đầu kèm theo các bệnh nội sọ không do mạch  máu

7.1. Tăng áp lực dịch não tuỷ

7.2. Giảm áp lực dịch não tuỷ

7.3. Nhiễm khuẩn nội sọ

7.4. Sarcoidosis và các bệnh viêm vô khuẩn nội sọ khác

7.5. Đau đầu liên quan với tiêm vào khoang dịch não tuỷ

7.6. U nội sọ

7.7. Đau đầu kèm theo bệnh nội sọ khác.

 8. Đau đầu liên quan với hoá chất

8.1. Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc cấp tính với hoá chất

8.2. Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc mạn tính với hoá chất

8.3. Đau đầu do ngừng sử dụng hoá chất (cấp tính)

8.4. Đau đầu do ngừng sử dụng hoá chất (mạn tính)

8.5. Đau đầu có liên quan tới hoá chất nhưng cơ chế không xác định.

 9. Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não

9.1. Nhiễm virus

9.2. Nhiễm khuẩn

9.3. Đau đầu liên quan tới bệnh truyền nhiễm khác.

 10. Đau đầu do rối loạn chuyển hoá

10.1. Thiếu oxy

10.2. Tăng phân áp CO2 trong máu

10.3. Thiếu O2 và tăng phân áp CO2 hỗn hợp

10.4. Hạ đường huyết

10.5. Lọc máu

10.6. Đau đầu liên quan tới rối loạn chuyển hoá khác

 

11. Đau đầu hoặc đau mặt kèm theo các bệnh xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác

11.1. Xương sọ

11.2. Gáy

11.3. Mắt

11.4. Tai

11.5. Mũi và xoang

11.6. Răng, hàm và các cấu trúc liên quan

11.7. Bệnh khớp thái dương – hàm.

 12. Các chứng đau dây thần kinh sọ, thân dây TK và đau do mất dẫn truyền ly tâm

12.1. Đau dai dẳng các dây thần kinh sọ

12.2. Đau dây thần kinh sinh ba

12.3. Đau dây thần kinh lưỡi – hầu

12.4. Đau dây thần kinh số VII phụ

12.5. Đau dây thần kinh hầu trên

12.6. Đau dây thần kinh chẩm

12.7. Nguyên nhân trung ương của đau đầu mặt và TIC 

12.8. Đau mặt không đáp ứng các tiêu chuẩn trong nhóm 11 hoặc 12.

13. Đau đầu không được phân loại trong các nhóm trên

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI