Cấp cứu cơn nhiếm độc giáp kịch phát

Cập nhật: 21/02/2020 Lượt xem: 1402

CẤP CỨU CƠN NHIỄM ĐỘC GIÁP KỊCH PHÁT

Trích từ cuốn “Thực hành cấp cứu và điều trị bệnh nội khoa”. PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm. NXB YH 2013. Tr 147 - 149.

1. CHẨN ĐOÁN

1.1. Yếu tố thuận lợi

            Trên bệnh nhân có cường chức năng tuyến giáp không được điều trị hoặc bỏ điều trị có các yếu tố như:

+ Stress

+ Sau mổ

+ Điều trị iod phóng xạ

+ Nhiễm khuẩn

+ Bệnh nhân bỏ điều trị hoặc không điều trị

1.2. Biểu hiện sàng

+ Sốt cao 400C - 410C, ướt đẫm mồ hôi

+ Nhịp tim nhanh kịch phát, có thể loạn nhịp

+ Tâm thần kinh: hưng phấn, kích động, loạn thần sau đó lơ mơ có thể hôn mê

+ Tiêu hoá: nôn, buồn nôn, ỉa lỏng

2. SỬ TRÍ CẤP CỨU

2.1. Đảm bảo thông khí

Cho thở oxy bằng ống thông qua mũi 4-6 lit/phút

Hạ sốt bằng chườm lạnh, paracetamol viên 0,5 g cho uống 2-4 viên/ngày.

2.2. Nhanh chóng làm giảm hormon giáp trong máu

2.2.1. Thuốc kháng giáp

MTU hoặc PTU viên 0,25mg, 50mg, 100mg, uống 800 - 1000 mg/24 giờ,

hoặc mercasolin 80 -100 mg/24 giờ chia đều 6 giờ uống 1 lần.

2.2.3. Iod

Lugol dung dịch 1% uống 30 giọt/lần, 2 lần/24giờ. Nếu có thuốc tiêm natri umiodid 1 - 2 g tiêm bắp (sau khi đã uống thuốc kháng giáp) hoặc iodua natri 10% tiêm tĩnh mạch 10 ml/lần cách 8 giờ tiêm 1 lần.

2.3. Điều trị triệu chứng

2.3.1. An thần

Seduxen ống 5mg, viên 10mg, hoặc barbiturat như gardenan viên 10mg cho uống 1 viên/ngày, nếu vật vã kích động nhiều có thể dùng đường tiêm.

2.3.2. Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật

+ Reserpin 1/4mg, tiêm bắp thịt 1-5mg chia ra 6 lần (cách 4 giờ/lần), tổng liều 3-10mg

+ Hoặc guanetidin uống 50 - 100 mg/24 giờ

+ Hoặc propranolod 1 - 5 mg tiêm tĩnh mạch hoặc uống 40 - 80 mg chia đều uống cách 4giờ/lần, lưu ý những chống chỉ định của propranlol.

2.3.3. Chống suy thượng thận

Hydrocortisol hemisucinat lọ 100 mg tiêm tĩnh mạch 200 - 300 mg/24giờ, hoặc hydrocortisol acetal lọ 100 mg tiêm bắp thịt 200 - 300 mg/24 giờ, hoặc methylprednisolon lọ 40 mg tiêm tĩnh mạch, hoặc depersolon ống 30 mg tiêm tĩnh mạch 2 - 4 ống/24 giờ pha vào dịch truyền, truyền tĩnh mạch liên tục, hoặc solumedrol lọ 40mg, 2-4 ống/ngày, pha dịch truyền tĩnh mạch.

2.3.4. Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải

            Natri clorid 0,9%, Ringer lactat, dextrose 5%, truyền tĩnh mạch 2000 - 3000 ml/24 giờ.

Tốt nhất theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương để bù nước, nhưng cũng có thể theo dõi lượng nước tiểu, nếu đạt trên 40 ml/giờ là biểu hiện đủ nước.

2.3.5. Chống suy tim

            Nhịp tim bệnh nhân rất nhanh, cần hạ nhịp tim xuống bằng digoxin ống 0,5mg, có thể pha dịch truyền tĩnh mạch, hoặc viên 0,25 mg uống. Cũng có thể dùng ouabain ống 1/4 mg tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 ống/24 giờ, không dùng ouabain khi đang dùng digoxin.

2.4. CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG

+ Cho các vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B

+ Đảm bảo dinh dưỡng bằng chế độ ăn lỏng

            Nếu sau 24 - 48 giờ không có kết quả rõ, bệnh nhân ngày càng xấu, nếu có điều kiện cho thay máu, hoặc thẩm phân phúc mạc, hoặc lọc máu liên tục để loại bớt hormon giáp trong máu. Nếu có nhiễm khuẩn cho kháng sinh. Mặc dù điều trị tích cực tỉ lệ tử vong do nhiễm độc giáp kịch phát còn rất cao.

 

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI