NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP HÁNG
SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Lương Anh Thơ BV 175; Hà Hoàng Kiệm BV 103
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiến hành nghiên cứu kết quả PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng theo chương trình. Mục tiêu: Đánh giá kết quả và đề xuất chương trình PHCN khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện và tại nhà. Đối tượng: 60 BN chia hai nhóm: nhóm 1 (nghiên cứu) 30BN, nhóm 2 (chứng) 30 BN. Phương pháp: Xây dựng chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng. Tiến hành tập cho bệnh nhân theo chương trình đã xây dựng. Đánh giá kết quả sau 3 tháng dựa vào chỉ số Merle D’Aubigne – Postel, khả năng đi bộ của bệnh nhân. Kết quả: Tốt và rất tốt nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Tốc độ đi bộ nhóm 1 cao hơn nhóm 2, P < 0,001. Kết luận: BN tập PHCN theo chương trình (nhóm 1), chức năng khớp háng phục hồi tốt hơn so với nhóm chứng (nhóm 2). Có thể áp dụng chương trình trên trong PHCN khớp háng sau thay khớp háng.
Từ khoá: khớp háng, thay khớp háng, phục hồi chức năng
STADY ON EFFECT OF REABILITATION PROGRAME
AFTER HIP REPLACEMENT
Objective: To explore the effect of rehabilitation programe after hip replacement on 60 patients. Methods: To make rehabilitation programe after hip replacement and applying for patients. results: The patients, who were exerciced rehabilitation programe had hip function better than control group. Merle D’Aubigne-Postel index shown that very well and well level in group 1 were higer than group 2 (control group), p<0,05. Walk speed of the patients in group 1 were higher than group 2, p<0,001. Step speed of the patients in group 1 were higer than group 2, p<0.001. Conclusions: Rehabilitation programe which this study have presented may be applied for the patients with hip replacement
Key words: hip, hip replacement, rehabilitation
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết quả PHCN khớp háng sau thay khớp háng phụ thuộc vào kỹ thuật thay khớp, chất lượng khớp nhân tạo và chương trình tập PHCN sau thay khớp. Bệnh nhân được thay khớp háng thường có khuynh hướng giảm dần khả năng hoạt động khớp háng sau 1 năm. Những tổn thương chính liên quan tới giảm khả năng này là co cơ khớp háng, mất sức cơ dạng và gập duỗi khớp háng, đau, khó khăn trong đi lại và giảm hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Tỉ lệ BN được thay khớp háng ở Việt nam ngày càng tăng, nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng một cách đầy đủ và phương pháp PHCN còn chưa thống nhất. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả và đề xuất chương trình PHCN khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện và tại nhà.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tương nghiên cứu
60 BN được thay khớp háng tại bệnh viên 175 và viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh từ 2 – 2008 đến 6 – 2008, chia làm hai nhóm: nhóm 1: (nhóm nghiên cứu): gồm 30 BN được tập PHCN sau thay khớp háng theo chương trình; nhóm 2 (nhóm chứng): gồm 30 BN không đồng ý tập theo chương trình hoặc không có điều kiện tập theo chương trình, được hướng dẫn tự tập và đi bộ tự do. Tiêu chuẩn chọn BN: BN thay khớp háng một bên, được theo dõi đầy đủ, có phim X quang chụp khớp háng trước và sau phẫu thuật , đồng ý hợp tác nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: BN thay cả hai khớp háng, có kèm các bệnh như suy tim, di chứng đột quỵ não, hoặc mắc các bệnh toàn thân nặng, mổ có biến chứng gãy xương, trật khớp, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu thần kinh; BN không hợp tác hoặc không tập đúng trương trình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. Trước mổ, BN được hướng dẫn thở bụng, tập đi với nạng hoặc khung tập đi. Nằm viện sau mổ, nhóm 1, tập theo chương trình có hướng dẫn và giám sát của thầy thuốc, nhóm 2 được hướng dẫn để tự tập. Khi ra viện về nhà, nhóm 1 duy trì bài tập tại nhà theo chương trình, nhóm 2 tự tập.
Chúng tôi xây dựng chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng dựa theo Carolyn và Colby L.A. [2] và các bài tập của tổ chức OPW (Mỹ) [5], chương trình tập PHCN tại nhà theo Meihwa Jan và CS [4] và của Ece Unclu và CS [3]. Trước phẫu thuật: hướng dẫn BN tập thở bụng, tập với hai nạng nách, phương pháp đi 3 điểm. Sau phẫu thuật: tập mỗi bài 10 lần, ngày tập 2 lần. Ngày 1: tập bài 1 – 4. Ngày 2 trở đi: tập bài 1 – 10, 11 – 14, 15 – 18. Ngày 3 trở đi: tập thêm bài 19. Tập đi bộ tự do, chịu lực hoàn toàn sau phẫu thuật 10 ngày với thay khớp có xi măng, 30 – 40 ngày với thay khớp không có xi măng. Khi ra viện tập tại nhà bài tập từ 1 – 19 theo chương trình hướng dẫn thời gian dài. Những động tác không được làm: bắt chéo chân khi nằm hoặc ngồi, ngồi ghế thấp, ngồi xổm hoặc quỳ gối, chân thay khớp không được xoay vặn, đi giày cao gót, cúi người nhặt vật dưới đất, gập khớp háng > 900, lái xe hoặc làm việc nặng, sinh hoạt tình dục 6 tuần sau mổ. Sau 6 tuần có thể đi lại, sau 3 tháng có thể làm việc nặng, không gánh nặng, bê nặng, làm việc chân tay nặng. Đánh giá kết quả sau 6 và 12 tuần điều trị PHCN. Đánh giá PHCN khớp háng sau thay khớp: dựa vào thang điểm đánh giá theo chỉ số Merle D’Aubigne – Postel (gồm 3 thông số: mức độ đau, tầm vận động khớp háng, khả năng đi bộ) kết quả xếp theo tổng điểm của 3 chỉ số: 17 – 18 điểm: rất tốt’ 15 – 16 điểm: tốt; 13 – 14 điểm: khá; 10 – 12 điểm: kém; ≤ 9 điểm: xấu. Tốc độ đi bộ m/phút và bước/ phút. Xử lý số liệu: tính tỉ lệ % và trung bình cộng, xử lý theo phần mềm SPSS phiên bản 12.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Tuổi và giới
THÔNG SỐ |
NHÓM 1 (n=30)n (%) |
NHÓM 2 (n=30)n (%) |
P |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Tuổi 20 – 29 30 – 44 45 – 59 60 – 74 ≥75 Trung bình |
2 (6,7) 7 (23,3) 9 (30,0) 12 (40,0) 0 52,6 ± 13,9 |
0 5 (16,7) 12 (40,0) 11 (36,7) 2 (6,7) 53,3 ± 14,5 |
> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 |
2 (3,3) 12 (20,0) 21 (35,0) 23 (38,3) 2 (3,3) 54,4 ± 14,2 |
Nam Nữ |
15 (50) 15(50) |
16 (53,3) 14 (46,7) |
> 0,05 > 0,05 |
31 (51,7) 29 (48,3) |
Bảng 2: nguyên nhân thay khớp
NGUYÊN NHÂN |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
P |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Hoại tử chỏm Gãy cổ x đùi Thoái hóa k Viêm k. háng |
12 (40) 9 (30) 8 (26,7) 1 (3,3) |
14 (46,7) 11 (36,7) 4 (13,3) 1 (3,3) |
> 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 |
26 (43,2) 20 (33,2) 12 (20,0) 2 (33) |
Bảng 3: Thay khớp háng
KHỚP HÁNG |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
p |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Bên phải Bên trái |
20 (66,6) 10 (33,3) |
17 (56,6) 13 (43,5) |
> 0,05 > 0,05 |
37 (61,7) 23 (38,3) |
2. Loại khớp hang nhân tạo được thay thế
Bảng 4: Thay khớp háng toàn phần
KIỂU THAY |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
TỔNG |
||
Phải |
Trái |
Phải |
Trái |
||
Có xi măng Không xi măng |
4 11 |
1 5 |
1 9 |
2 6 |
8 31 |
Tổng |
21 (69,5%) |
18 (59,5%) |
39 (65%) |
Bảng 5: Thay khớp háng bán phần Bipolar
KIỂU THAY |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
TỔNG |
||
Phải |
Trái |
Phải |
Trái |
||
Có xi măng Không xi măng |
3 2 |
3 1 |
6 1 |
5 0 |
17 14 |
Tổng |
9 (29,7%) |
12 (39,6%) |
21 (35%) |
3. Kết quả PHCN khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng
* Đánh giá theo chỉ số Merle D’Aubigne – Postel:
Bảng 6: Điểm trước mổ.
NGUYÊN NHÂN |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
P |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Rất tốt Tốt Khá Kém Xấu |
0 0 1 (3,3) 6 (20,0) 23 (76,7) |
0 0 0 3 (10,0) 27 (90,0) |
> 0,05 > 0,05 |
0 0 1 (1,6) 9 (15,0) 50 (83,3) |
Bảng 7: Kết quả sau 6 tuần
NGUYÊN NHÂN |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
P |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Rất tốt Tốt Khá Kém Xấu |
0 11 (36,7) 15 (50,0) 4 (13,3) 0 |
0 8 (26,7) 14 (46,7) 8 (26,7) 0 |
> 0,05 > 0,05 > 0,05
|
0 19 (31,5) 29 (48,5) 12 (20,0) 0 |
Bảng 8: Kết quả sau 12 tuần
NGUYÊN NHÂN |
NHÓM 1 (n=30) n (%) |
NHÓM 2 (n=30) n (%) |
P |
TỔNG (n = 60) n (%) |
Rất tốt Tốt Khá Kém Xấu |
18 (60,0) 9 (30,0) 2 (6,7) 1 (3,3) 0 |
6 (20,0) 16 (53,3) 7 (23,3) 1 (3,3) 0 |
<0,001 < 0,05 > 0,05 > 0,05
|
24 (39,9) 25 (41,5) 9 (15,0) 2 (3,3) 0 |
* Đánh giá tốc độ đi bộ: Nhóm 1, sau 6 tuần: 60,9 ± 4,8 m/phút và 93,4 ± 4,9 bước/phút, sau 12 tuần tốt hơn sau 6 tuần (p<0,01): 69,5 ± 5,4 m/phút và 104,6 ± 5,7 bước/phút. Nhóm 2, sau 6 tuần 54,6±7,2m/ph và 88,2 ± 6,9 bước/phút; sau 12 tuần không tốt hơn 6 tuần (p>0,05): 55,7 ± 6,2 m/phút và 89,9 ± 4,7bước/phút.
IV. BÀN LUẬN
Hiện nay, phương pháp PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng ở trong nước chưa có nghiên cứu nào được công bố. Các tài liệu nước ngoài chỉ đưa ra nguyên tắc tập, hoặc các bài tập, chương trình tập tại nhà sau khi ra viện. Dựa vào các tài liệu trên, chúng tôi xây dựng chương trình PHCN cho BN phù hợp với điều kiện ở Việt nam và đã được Bệnh viện 175 và Viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh cho phép ứng dụng. Áp dụng cho 60 BN thay khớp háng một bên cho kết quả tốt và không xảy ra tai biến gì do tập luyện PHCN gây nên. Vì vậy, có thể áp dụng chương trình trên cho các bệnh nhân thay khớp háng, tuy nhiên cần có số liệu nghiên cứu nhiều hơn.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu PHCN ở 60 BN được thay khớp háng một bên trong thời gian 12 tuần sau phẫu thuật, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. BN được tập PHCN theo chương trình (nhóm 1), chức năng khớp háng phục hồi tốt hơn hẳn so với nhóm chứng (nhóm 2). Đánh giá theo chỉ số Merle D’Aubigne – Postel thấy kết quả tốt và rất tốt ở nhóm 1 (90%) cao hơn hẳn nhóm 2 (73%), P <0,05. Tốc độ đi bộ ở nhóm 1 (69,5 ± 5,4 m/phút) cao hơn hẳn nhóm 2 (55,7 ± 6,2 m/phút), P < 0,001. Tốc độ bước chân ở nhóm 1 (104,6 ± 5,7 bước/phút) cao hơn hẳn nhóm 2 (89,9 ± 4,7bước/phút), P < 0,001. Cả hai nhóm không gặp biến chứng nào do tập PHCN gây nên.
2. Đề xuất chương trình tập PHCN khớp háng cho BN sau thay khớp háng.
Trước phẫu thuật hướng dẫn BN tập thở bụng, tập đi bằng nạng. Sau phẫu thuật, ngày 1: tập bài 1 – 4, từ ngày 2 trở đi: tập bài 1 – 10, 11 – 14, từ ngày thứ 3 trở đi: tập thêm bài 15 -18, tập đi bộ tự do (chịu trọng lực hoàn toàn): với thay khớp háng có xi măng sau mổ 7 – 10 ngày, với thay khớp háng không có xi măng sau mổ 30 – 40 ngày. ra viện: tập như trên và duy trì chương trình tập tại nhà thời gian dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Văn Tin, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng. Kinh (2003) Nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện TWQĐ 108. Hội nghị khoa học Chấn thương Chỉnh hình toàn quân lần thứ nhất Hà nội. Tạp chí Y học Việt nam, 292, tr.75 – 80.
2. Carolyn Kisner, Lynn Allen Colby (1996) Vận động liệu pháp, nguyên lý và kỹ thuật. NXB Y học (tài liệu dịch nguyên bản), tr 52 – 117, 251 – 273.
3. Ece Unlu, Emel Eksioglo, Ece Aydog, Sedat Tolga Aydoo, Gulay Atay (2007) The effect of exercise on hip muscle strength. Gait speed and cadence in patients with total hip athroplasty. A randomized controlled study. Clinical rehabilitation, 21, pp. 706 – 711.
4. Meihwa Jan, Jane – Yu Hung (2004). Effects of home programe on trength, walking speed, and function after total hip replacement. Arch physmed rehabit., 85, pp. 1934 – 1951.
5. Operation Walk. http:/ www. Operationwalk. Com.