Đột quỵ não ở Khánh Hòa

Cập nhật: 06/01/2015 Lượt xem: 2945

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
ĐỘT QUỊ NÃO Ở TỈNH KHÁNH HÒA

                       Trịnh Viết Thắng BV 87; Nguyễn Minh Hiện BV 103;

                         Đào Xuân Vinh HVQY; Hà Hoàng Kiệm BV 103; Và các công sự

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học đột quị não tại tỉnh Khánh Hòa năm 2007-2008 và xác định một số loại di chứng và thực trạng chăm sóc bệnh nhân đột quị não tại cộng đồng dân cư tỉnh Khánh Hòa.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 20.898 hộ gia đình gồm 104.500 người thuộc 30 xã (phường) trong tỉnh Khánh Hòa tại thời điểm 3/2007 và 3/2008. Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ, mô tả cắt ngang.

Kết quả và kết luận:

Tỉ lệ hiện mắc đột quị não tại tỉnh Khánh Hòa là 294,7/100.000 dân, nam/nữ là 1,54, tuổi hiện mắc trung bình 64,95±11,5. Tỉ lệ mới mắc năm 2007-2008 là 96,2/100.000 dân/năm. Tỉ lệ chết/mắc là 11,2%. Tần xuất một số yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp 80,5%; rối loạn lipid máu 34,4%; tiểu đường 32,8%; Hẹp động mạch cảnh 33,3%, nghiện rượu 23,4%; nghiện thuốc lá 29,9%; cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) 14,3%; bệnh tim mạch 10,7%.

Mức độ tàn tật độ III đến V theo thang điểm Rankin 69,1%; tăng trương lực cơ 92,2%; rối loạn ngôn ngữ 30,5%; rối loạn cảm giác 49,1%; rối loạn cơ vòng 14,3%; Tỉ lệ có người nhà chăm sóc 91,4%; tỉ lệ bệnh nhân hài long với chăm sóc 83,3%.

Summary

STUDYING COMMUNICATED CHARACTERISTICS

OF CEREBRAL STROKE IN KHANH HOA PROVINCE

Aim: Studying communicated charicteristics of  cerebral stroke in Khanh Hoa province, and evaluation of ratio of some sequels, present situation of care on the patients with cerebral stroke at commune.

Object and method: 104 500 peoples of 20 898 families at Khanh Hoa province were studied. We use method of community, across-section study at 3/2007 and 3/2008.

Result and conclude:

Present ratio of cerebral stroke at Khanh Hoa province were 294.7/100 000 peoples, male/female 1.54, present age of cerebral stroke 64,95±11,5, new ratio of cerebral stroke  in 2007-2008 were 43.8/100 000 peoples/year. Mortality ratio/cerebral stroke patients 11.2%. Ratio of risk factors: hypertension 80.5%; serum lipid disorders 34.4%; diabetic mellitus 32.8%; heavy drinker 23.4%; heavy smokers 29.9%; TIA 14.3%; heart diseases 10.7%.

Handicap level III to V according to Rankin scale 69.1%; muscular stiveness 92.2%; aphasia 30.5%; sensation disorder 49.1%. Patients were cared by relative 91.4%; the patients were satisfied with care 83.3%.

Đặt vấn đề

Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ đột quị não (ĐQN) ở Việt Nam ngày càng gia tăng theo thời gian. Ở Huế 1989 là 16,3/100.000 dân, đến 1993 tăng lên 47,5/100.000 dân (Hoàng Khánh). Hà Nội tỉ lệ mới mắc 1989 là 8,43/100.000 dân, đến1994 tăng lên 31,3/100.000 dân (Bùi Mai Nguyên). Tỉ lệ ĐQN thay đổi rất khác nhau giữa các vùng miền. Hiện nay chưa có nghiên cứu tổng thể trong cả nước mà chỉ có các nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau, các nghiên cứu như vậy tạo ra các mảnh ghép giúp hoàn thiện dần bản đồ dịch tễ học ĐQN của VN. Tại tỉnh Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ học của đột quỵ não và thực trạng chăm sóc người đột quị não tại cộng đồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của ĐQN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2007-2008

2. Xác định tỉ lệ một số loại di chứng và thực trạng công tác chăm sóc bệnh nhân ĐQN tại cộng đồng dân cư tỉnh Khánh Hòa

1. Đối tượng và phương pháp

1.1. Đối tượng:

Mẫu nghiên cứu gồm 20.898 hộ gia đình thuộc 30 xã (phường), tương ứng 104.500 người tại thời điểm nghiên cứu (3/2007). Sau 1 năm, tiến hành điều tra lần 2 trên đúng 20.898 hộ gia đình đã điều tra lần 1 nhưng số nhân khẩu đã tăng lên là 105.572 người (3/2008).

1.2. Phương pháp: Dịch tễ, mô tả cắt ngang

+ Công thức tính cỡ mẫu:

                                      Z21-α/2 .(1-p)DE

                         n =        = 85.284 người

                                                 p.ε2

Trong đó: n cỡ mẫu tối thiểu; p tỉ lệ đột quỵ ước đoán (p=0,001 theo các nghiên cứu tại Việt Nam). Z1-α/2  Hệ số tin cậy (ứng với độ tin cậy 95%, α=0,05 thì Z1-α/2 =1,96); α mức ý nghĩa thống kê; ε sai số tương đối cho phép (lấy ε=30%); DE hiệu quả thiết kế chọn =2.   

Cách chọn mẫu: PP phân tầng, nhiều bậc, từ 137 xã (phường) của 8 huyện thị, chọn 30 cụm xã (phường) theo tỉ lệ 20% như sau:

Số huyện trong tỉnh

Nha Trang

Cam Ranh

Ninh Hòa

Vạn Ninh

Diên Khánh

Khánh Vĩnh

Cam Lâm

Khánh Sơn

Cộng

Tổng số xã

27

15

27

13

19

14

14

8

137

Số xã điều tra

6

3

6

3

4

3

3

2

30

Chọn xã (phường) kết hợp chọn mẫu có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên như sau: Mỗi huyện chọn 1 thị trấn (đại diện cho trung tâm huyện), các xã khác được chọn ngẫu nhiên. Các xã đánh số theo thứ tự bắc xuống nam, tây sang đông theo 3 khu vực miền núi, đồng bằng, ven biển. Cỡ mẫu cho mỗi xã tính theo côngthức: ni = (n/N)Ni. Trong đó ni là cỡ mẫu xã I; n là cỡ mẫu chung (85.284); N là tổng dân số trong toàn bộ 30 xã (phường) Ni là dân số xã i.

+ Phương pháp thu thập thông tin: Công cụ thu thập thôngtin

- Bộ phiếu điều tra đột quỵ não tại cộng đồng: Phiếu điều tra ĐQN tại hộ gia đình; Danh sách phát hiện bệnh nhân ĐQN; Danh sách phát hiện bệnh nhân tử vong do ĐQN; Bệnh án nghiên cứu ĐQN

- Bộ câu hỏi thu thập thông tin về chăm sóc bệnh nhân ĐQN tại nhà

- Các thang điểm đánh giá BN ĐQN: Thang điểm Siriraj, Thang điểm ĐQN bệnh viện Guy

- Các thang điểm đánh giá mức độ tàn tật của bệnh nhân ĐQN: mức độ liệt theo Henry, mức độ hoạt động sống theo Barthel, mức độ tàn tật theo Rankin, mức độ liệt nửa người theo Bobath. B.

Quy trình thu thập thông tin

- Chọn điều tra viên: cán bộ y tế xã (phường)

- Tập huấn cho các điều tra viên (2/2007, trước khi điều tra)

- Tổ chức thu thập số liệu gồm 2 giai đoạn; Giai đoạn 1 (3/2007), giai đoạn 2 (3/2008) mỗi giai đoạn gồm 2 bước:

  • Bước 1: phát hiện bệnh nhân ĐQN trong dân số điều tra (sàng lọc)
  • Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và xác định bệnh nhân ĐQN, đánh giá mức độ tàn tật theo các thang điểm đã xác định

Điều tra giai đoạn 2 được thực hiện trên đúng số hộ điều tra giai đoạn 1

2. Kết quả

2.1.Một số đặc điểm dịch tễ học ĐQN

2.1.1. Tỉ lệ hiện mắc ĐQN tại 3/2007

Bảng 2.1. Tỉ lệ hiện mắc/100.000 dân theo tuổi

Nhóm tuổi

Số dân điều tra

Số bệnh nhân

Tỉ lệ/100 000 dân

<40

68.303

0

0

40-49

16.089

29

180,3

50-59

9.627

60

623,3

60-69

4.753

101

2.125,0

≥70

5.728

118

2.060,1

Toàn bộ

104.500

308

294,7

2.1.2. Tỉ lệ mới mắc ĐQN/100.000 dân (3/2007-3/2008)

Bảng 2.2. Tỉ lệ mới mắc theo tuổi (tính trên 100.000 dân)

Nhóm tuổi

Số dân điều tra

Số bệnh nhân

Tỉ lệ/100 000 dân/năm

< 40

82.584

0

0

40-49

9.541

19

199,1

50-59

5.186

18

347,1

60-69

3.520

21

596,6

≥70

4.205

43

1022,6

Toàn bộ

105.036

101

96,2

2.1.3. Tần xuất một số yếu tố nguy cơ ĐQN

Bảng 2.3. Tần xuất một số yếu tố nguy cơ ĐQN

TT

Yếu tố nguy cơ

Số BN

Tỉ lệ (%)

1

Tăng huyết áp

248

80,5

2

Rối loạn lipid máu

106

34,4

3

Tiểu đường

98

32,8

4

Hẹp động mạch cảnh

72/288

33,3

5

Nghiện rượu

72

23,4

6

Nghiện thuốc lá

92

29,9

7

TIA

44

14,3

8

Bệnh tim mạch

33

10,7

2.2. Đặc điểm di chứng và thực trạng chăm sóc BN tại cộng đồng

2.2.1. Di chứng

+ Liệt nửa người

 Bảng 2.4.Mức độ tàn tật theo thang điểm Rankin

Độ 1 (%)

Độ 2 (%)

Độ 3 (%)

Độ 4 (%)

Độ 5 (%)

14

16,9

35,4

26,9

6,8

+ Tỉ lệ Bn rối loạn trương lực cơ và rối loạn cảm giác

+ Bảng 2.5. Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ (n=308)

Rối loạn ngôn ngữ

Số lượng BN

Tỉ lệ %

Có rối loạn

94

30,5

Không rối loạn

214

69,5

 

2.2.2. Thực trạng chăm sóc

 4. Bàn luận

 

Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh miền trung, địa lý: Diện tích 5.197 km2, dân số 1.125.977 người (năm 2005). Bắc giáp Phú Yên, Nam giáp Ninh Thuận, Tây giáp Đắc Lắc và Lâm Đồng, Đông giáp Biển Đông.  Hành chính: có 7 huyện với 137 xã, 1 thành phố trực thuộc tỉnh,1 thị xã. Y tế: đến 2005 có 11 bệnh viện, 17 phòng khám khu vực, 135 trạm y tế xã phường. Số giường bệnh toàn tỉnh là 2.025 giường, với 1.822 cán bộ y tế, trong đó có 543 bác sĩ.

 Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ, chọn mẫu đảm bảo tính đại diện cho các vùng dân cư, kết quả cho thấy các tỉ lệ hiện mắc, tỉ lệ mới mắc, tỉ lệ chết/mắc đều khác biệt so với một số nghiên cứu trong nước ở các khu vực Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, sự khác biệt này có lẽ do thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu khác nhau.

 Nhiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ các yếu tố nguy cơ cao nhất là tăng huyết áp 80,5%, các yếu tố rối loạn lipid, tiểu đường, hẹp động mạch cảnh 33,3-34,4%, tương tự kết quả các nghiên cứu khác trong nước.

Thực trạng di chứng sau đột quị não cho thấy liệt độ II và độ III chiếm tỉ lệ cao nhất, những bệnh nhân này nếu được PHCN sẽ cho kết quả tốt. Tăng trương lực cơ chiếm tỉ lệ cao 92,2%, tiểu đại tiện không tự chủ 12%, rối loạn ngôn ngữ 30,5%. Tỉ lệ BN không có khả năng tự chăm sóc cao 41,6%. Các số liệu trên cho thấy nhu cầu PHCN cho người sau đột quị não tại cộng đồng dân cư tỉnh Khánh Hòa là cao tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu ở tỉnh Hải Dương.

5. Kết luận

          Nghiên cứu dịch tễ học ĐQN tại tỉnh Khánh Hòa 3/2007-3/2008 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm dịch tễ học ĐQN

+ Tỉ lệ hiện mắc là 294,7/100.000 dân; tỉ lệ nam/nữ là 1,54; tuổi hiện mắc trung bình 64,95±11,5

+ Tỉ lệ mới mắc ĐQN năm 2007-2008 là 96,2/100.000 dân/năm

+ Tỉ lệ tử vong năm 2007-2008 là 43,8/100.000 dân/năm

+ Tỉ lệ chết/mắc là 11,2%

+ Tần xuất một số yếu tố nguy cơ ĐQN:

- THA:              80,5%                          - Nghiện rượu:       23,4%

- RL lipid máu : 34,4%                          - Nghiện thuốc lá:  29,9%

- Tiểu đường:     32,8%                          - TIA:                     14,3% 

- Hẹp ĐM cảnh: 33,3%                          - Bệnh tim mạch: 10,7% 

Các loại di chứng và thực trạng chăm sóc BN ĐQN tại cộng đồng

+ Mức độ di chứng

  • Tàn tật từ độ 3 đến độ 4 theo thang điểm Rankin là 69,1%
  • Tăng trương lực cơ: 92,2%
  • Rối loạn ngôn ngữ: 30,5%
  • Rối loạn cảm giác: 49,1%
  • Rối loạn cơ vòng: 14,3%

+ Thực trạng chăm sóc BN ĐQN tại cộng đồng

  • Tỉ lệ BN có người nhà chăm sóc: 91, 4%
  • Tỉ lệ BN hài lòng với sự chăm sóc 83,8%

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Văn Đăng (1997). Tai biến mạch máu não. NXB YH. Tr.30-33
  2. Đoàn Huy Hậu (1999). Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng NCKH trong lĩnh vực y dược học. HVQY.
  3. Lê Văn Thành (1994). Tai biến mạch máu não tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ học. Hội thảo y dược Pháp-Việt lần thứ III tại thành phố hồ Chí Minh.
  4. Nguyễn Văn Triệu (2005). Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng tại tỉnh Hải Dương. Luận án TS Y học. Đại học Y Hà Nội.
  5. Nguyên Văn Tuấn (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại tỉnh Thái Nguyên. Luận án TS Y học. Học viện Quân y.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI