Lâm sàng tắc mạch ở BN thận hư

Cập nhật: 06/01/2015 Lượt xem: 3084

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

CỦA BIẾN CHỨNG NGHẼN TẮC MẠCH Ở BỆNH NHÂN

HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT NGƯỜI LỚN 

Nguyễn Thị Bích Ngọc*

Hà Hoàng Kiệm**

Đinh Thị Kim Dung*

*: Bệnh viện Bạch Mai

**: Bệnh viện 103, HVQY

Tóm tắt

+ Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn.

+ Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn có biến chứng nghẽn tắc mạch ðýợc nghiên cứu. Các bệnh nhân ðýợc khám lâm sàng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chẩn ðoán nghẽn tắc mạch dựa vào siêu âm Doppler mạch, nếu chẩn ðoán chýa rõ làm thêm làm chụp tĩnh mạch, chụp MRI.

+ Kết quả:

- Nghẽn tắc mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian kể từ khi mắc bệnh thận (biểu đồ 2.1.).

- Mọi động mạch và tĩnh mạch đều có thể bị nghẽn tắc, nhưng gặp ở tĩnh mạch nhiều hơn động mạch (80,95% so với 19,05%), nhiều nhất là tĩnh mạch chi dýới (59,52%), sau ðó là ðộng mạch chi dýới (7,14%) (bảng 2.1.).

- Bệnh nhân bị nghẽn tắc mạch có tỉ lệ máu cô đặc (Hb>0,47L/L) cao (80,95%), nồng độ albumin máu giảm dưới 20g/l gặp với tỉ lệ cao (85,71%) (bảng 2.3.).

+ Kết luận: Nghiên cứu 42 bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn bị biến chứng nghẽn tắc mạch, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Nghẽn tắc mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian kể từ khi mắc bệnh thận. Mọi ðộng mạch và tĩnh mạch ðều có thể bị nghẽn tắc, nhưng gặp ở tĩnh mạch nhiều hơn ðộng mạch (80,95% so với 19,05%), nhiều nhất là tĩnh mạch chi dưới (59,52%), sau ðó là ðộng mạch chi dưới (7,14%). Bệnh nhân bị nghẽn tắc mạch có tỉ lệ máu cô ðặc cao (80,95%), nồng ðộ albumin máu giảm dưới 20g/l gặp với tỉ lệ cao (85,71%).

Summary

CLINICAL AND LABORATORY OF

THROBOEMBOLYTIC COMPLICATION IN THE ADULT PATIENTS WITH PRIMARY NEPROTIC SYNDROME

+ Aim: Study of clinical and labolatory of adult patients with primary neprotic syndrome who had thromboembolytic complication.

+ Object and method: 42 adult patients with primary neprotic syndrome who had thromboembolytic complication were studied. The patients were carried out

clinical examination, blood tests, blood biochemical tests, diagnoses of thromboembolytic complication by vascular Doppler, MRI.

+ Results: Thromboembolytic complication may occurved in every ages and every time of glomerulonephritis, in every veins and arteries. Thromboembolytic complication in veins were more than arteries (80,95% vs 19,05%), most in lower limb veins (59,52%), then in lower limb arteries (7,14%). Patients with thromboembolytic complication had high ratio of blood concentration (80,95%). Plasma albumin below 20gr/l 85,71%.

+ Conclude: 42 adult patients with primary neprotic syndrome who had thromboembolytic complication were studied, the results show that: Thromboembolytic complication may occurved in every ages and every time of glomerulonephritis, in every veins and arteries. Thromboembolytic complication in veins were more than arteries (80,95% vs 19,05%), most in lower limb veins (59,52%), then in lower limb arteries (7,14%). Patients with thromboembolytic complication had high ratio of blood concentration (80,95%). Plasma albumin below 20gr/l 85,71%.

Đặt vấn đề

Hội chứng thận hý là một hội chứng bệnh lý thýờng gặp ở bệnh nhân bị bệnh cầu thận. Hội chứng thận hý gây ra nhiều biến chứng nhý suy chức nãng thận cấp và mạn tính, rối loạn ðông máu và nghẽn tắc mạch, suy dinh dýỡng, nhiễm khuẩn… Trong ðó, biến chứng nghẽn tắc mạch là một biến chứng nặng và nguy hiểm có thể dẫn ðến tử vong khi tắc ðộng mạch mạch não, động mạch mạch phổi, động mạch vành, hoặc bệnh nhân phải cắt cụt chi khi tắc động mạch chi. Để xác định nghẽn tắc mạch phải dựa vào chẩn đoán hình ảnh, triệu chứng lâm sàng có tính chất gợi ý. Trong nýớc chýa có các nghiên cứu về biến chứng này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này.

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng

42 bệnh nhân (BN) là ngýời lớn có tuổi từ 18-60, bị hội chứng thận hý (HCTH) nguyên phát, có biến chứng nghẽn tắc mạch (thromboembolytic complication), ðýợc ðiều trị tại khoa thận-tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 4/2006 ðến 4/2009. Tiêu chuẩn chọn BN: Chẩn ðoán HCTH và viêm cầu thận nguyên phát cãn cứ vào tài liệu của Nguyễn Vãn Xang [2]. BN ðồng ý tham gia nghiên cứu. Loại trừ các BN bị HCTH thứ phát do các bệnh nhý lupus, ðái tháo ðýờng…BN không ðồng ý tham gia nghiên cứu.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Hỏi và khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng nghi ngờ nghẽn tắc mạch, làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và nýớc tiểu. Chẩn ðoán nghẽn tắc mạch bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, Khi siêu âm không chẩn ðoán xác ðịnh ðýợc hoặc nghi ngờ thì chụp CTscan hoặc chụp MRI. Nếu chụp CTscan hoặc MRI chýa xác ðịnh ðýợc thì chụp mạch máu. Soi và chụp đáy mắt cho bệnh nhân bị giảm thị lực đột ngột.

2. Kết quả

2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1.Tuổi và giới (n=42)

Tuổi trung bình

(x±SD)

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

34,14±12,17

31 (73,8)

11 (26,2)

Tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 59. Nam gặp nhiều hõn nữ (p<0,001).

 

Bảng 2.2. Các thông số xét nghiệm huyết học (n=42)

Thông số

x±SD

Số lýợng hồng cầu (T/l)

4,96 ± 0,34

Nồng độ huyết sắc tố (g/l)

151,25 ± 17,38

Hematocrit (l/l)

0,5 ± 0,05

Số lýợng bạch cầu (G/l)

9,48 ± 1,92

Số lýợng tiểu cầu (G/l)

352,76 ± 20,08

Có 34 (80,95%) BN có hematocrid >0,47 L/L (hiện týợng cô ðặc máu)

 

Bảng 2.3. Các thông số xét nghiệm sinh hóa máu và nýớc tiểu (n=42)

Thông số

x±SD

Glucose (mmol/l)

4,96 ± 0,42

Ure (mmol/l)

6,88 ± 2,15

Creatinin (µmol/l)

110,36 ±24,21

Protein toàn phần (g/l)

45,54 ±6,12

Albumin máu (g/l)

17,82 ±1,48

Cholesterol máu (mmol/l)

13,87 ± 3,85

Triglicerid máu (mmol/l)

5,95 ± 2,26

Protein niệu 24giờ (g/24giờ)

24,89 ± 9,18

Mức lọc cầu thận (ml/ph)

88,18 ± 18,42

Có 36 (85,71%) BN có nồng độ albumin máu ≤20g/l.

2.2. Đặc điểm nghẽn tắc mạch

2.2.1. Thời gian bị bệnh

Tỉ lệ %

50

40 36,5

30 27,5

20 17,5 6,5

10 2

0

<6 tháng 1-<2năm ≥3năm

6tháng-<1năm 2-<3năm

Biểu đồ 2.1. Thời gian phát hiện bệnh thận đến khi nghẽn tắc mạch

Tắc mạch xảy ra ở mọi thời gian phát hiện bệnh thận

 

2.2.2. Vị trí

Bảng 2.4. Vị trí nghẽn tắc mạch (n=42)

Vị trí nghẽn tắc mạch

Số BN

Tỉ lệ (%)

Nghẽn tĩnh mạch

TM chi dýới

TM cảnh

TM thận

TM phổi

TM cửa

Xoang TM dọc trên

34

25

2

2

2

2

1

80,95

59,52

4,76

4,76

4,76

4,76

2,38

Nghẽn động mạch

ĐM chi dưới

ĐM não

ĐM cảnh

Tắc ĐM phổi

ĐM võng mạc

8

3

2

1

1

1

19,05

7,14

4,76

2,38

2,38

2,38

Nghẽn tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao hõn nghẽn tắc ðộng mạch. Trong nghẽn tĩnh mạch thì nghẽn tĩnh mạch chi dýới chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong nghẽn ðộng mạch thì nghẽn động mạch chi dưới chiếm tỉ lệ cao nhất.

Bảng 2.5. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong chẩn đoán nghẽn tắc mạch

Kỹ thuật

Tĩnh mạch

Động mạch

Tổng

SA Doppler màu mạch máu

30

4

34*

Chụp CTscan

2

1

3**

Chụp MRI

1

2

3***

Chụp TM chi dýới

1

 

1

Soi và chụp đáy mắt

 

1

1

Chú thích, (*): 24 TM chi dýới, 2 TM cảnh, 2 TM thận,2 TM cửa, 3 ÐM chi dýới, 1 ÐM cảnh); (**): 2 TM phổi, 1 ÐM phổi; (***): 2 ÐM não, 1 xoang TM dọc trên;

Bàn luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng nghẽn tắc mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian kể từ khi mắc bệnh thận. Mọi động mạch và tĩnh mạch đều có thể bị nghẽn tắc, nhưng gặp tĩnh mạch nhiều hơn động mạch (80,95% so với 19,05%), nhiều nhất là tĩnh mạch chi dýới (59,52%), sau ðó là ðộng mạch chi dýới (7,14%). Bệnh nhân bị nghẽn tắc mạch có tỉ lệ cô máu cao (80,95%), nồng ðộ albumin máu giảm dýới 20g/l gặp với tỉ lệ cao (85,71%). Siêu âm Doppler màu mạch máu là kỹ thuật không xâm nhập có thể phát hiện ðýợc nghẽn tắc mạch với tỉ lệ cao, là phýõng tiện chủ yếu phát hiện nghẽn tắc mạch ngoại vi.

 

SA huyết khối bán phần TM đùi chung phải (Phùng Văn D. 27t)

CTscan tiêm thuốc cản quang, tắc ĐM phổi phải (Nguyễn Hợp C. 41t)

Chụp TM chi dýới, tắc TM ðùi nông trái (Nguyễn Tiến T. 38t)

MRI tiêm thuốc đối quang từ, tắc xoang TM dọc trên (Bùi Văn H. 19t)

Hình 1. Hình ảnh nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân nghiên cứu

Triệu chứng phù không cân xứng chi, đau chi, mạch mu chân và mạch quay yếu so với bên đối diện là các triệu chứng quan trọng để phát hiện nghẽn tắc tĩnh mạch và động mạch chi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả nýớc ngoài. Llach F.[4] thấy nghẽn tắc tĩnh mạch chi dýới chiếm 1/3 các loại mạch bị nghẽn tắc. Fazi A.S. [3] thấy nghẽn tắc ÐM ít gặp hõn nghẽn tắc TM và nghẽn tắc ÐM vành có thể là nguyên nhân tử vong ở BN HCTH. Theo Seigneux S. [5] tỉ lệ nghẽn tắc mạch ở BN HCTH do viêm cầu thận màng chiếm tỉ lệ 40%. Trong nýớc Lê Vãn Bình[1] nghiên cứu 146 BN ngýời lớn bị HCTH nguyên phát, gặp nghẽn tắc tĩnh mạch chi dýới là 2,1%.

Kết luận

Nghiên cứu 42 bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn bị biến chứng nghẽn tắc mạch, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nghẽn tắc mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian kể từ khi mắc bệnh thận. Mọi động mạch và tĩnh mạch đều có thể bị nghẽn tắc, nhưng gặp ở tĩnh mạch nhiều hơn ở động mạch (80,95% so với 19,05%), nhiều nhất là tĩnh mạch chi dýới (59,52%), sau ðó là ðộng mạch chi dýới (7,14%). Bệnh nhân bị nghẽn tắc mạch có tỉ lệ cô máu (Hb>0,47L/L) cao (80,95%), nồng ðộ albumin máu giảm dưới 20g/l gặp với tỉ lệ cao (85,71%).

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Bình (2010). Nghiên cứu một số biến chứng ở bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời trýởng thành ðiều trị tại khoa thận-tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Tr.58.

2. Nguyễn Văn Xang (2004). Bệnh cầu thận. Bệnh thận nội khoa. NXB YH. Tr 261-262.

3. Fazi A.S. (1997). Acquired protein S and antithrombin III deficiency caused by nephritic syndrome: An unusual cause of graft thrombosis. Journal of vascular surgery, 25, p.576.

4. Llach F. (1994). Hypercoagulation in the nephritic syndrome. Asian nephrology. Oxford university press. P.53.

5. Seigneux S. (2009). Manegment of patients with nephritic syndrome. Swiss Med Wkly. 139 (29-30). p. 207


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI