Liên quan tắc mạch và mô bệnh học thận ở HCTH

Cập nhật: 06/01/2015 Lượt xem: 2317

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN CHỨNG NGHẼN TẮC MẠCH VÀ THỂ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC THẬN Ở BỆNH NHÂN

HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT NGƯỜI LỚN

Nguyễn Thị Bích Ngọc*

Hà Hoàng Kiệm**

*: Bệnh viện Bạch Mai

**: Bệnh viện 103, HVQY

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa thể tổn thýõng mô bệnh học thận với biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hý nguyên phát ngýời lớn.

Đối tượng và phýõng pháp: ðối týợng gồm 120 bệnh nhân (BN) hội chứng thận hý nguyên phát, tuổi 18-60 ðýợc ðiều trị tại khoa Thận –tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai từ 4/2004-4/2009. Phýõng pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân ðều ðýợc sinh thiết thận. Chẩn ðoán xác ðịnh nghẽn tắc mạch bằng siêu âm Doppler màu, CTscan hoặc chụp mạch. Xử lý số liệu: tính tỉ lệ phần trăm, so sánh tỉ lệ phần trăm, tính chỉ số nguy cơ OR.

Kết quả: Trong 120 BN có 42 BN có nghẽn tắc mạch, trong đó nghẽn tắc tĩnh mạch 34BN (80,95%), nghẽn tắc động mạch 8BN (19,05%). Kết quả sinh thiết thận thể tổn thương cầu thận tối thiểu: nhóm nghẽn tắc mạch 3BN (7,14%), không nghẽn tắc mạch 35BN (44,88%), p<0,01, OR=0,01. Viêm cầu thận màng: nhóm nghẽn tắc mạch 20BN (47,62%), không nghẽn tắc mạch 7BN (8,97%), p<0,01, OR=6,02. Các thể viên cầu thận khác không khác biệt giữa hai nhóm.

Kết luận: Nghiên cứu 120 bệnh nhân HCTH nguyên phát ngýời lớn ðýợc sinh thiết thận, có 42 bệnh nhân có biến chứng nghẽn tắc mạch, chúng tôi rút ra kết luận sau: Thể viêm cầu thận màng có biến chứng nghẽn tắc mạch cao nhất (47,62%) và là yếu tố nguy cõ của nghẽn tắc mạch với OR = 6,02(p<0,001). Thể tổn thýõng cầu thận tối thiểu ít gặp biến chứng nghẽn tắc mạch (7,14%).

Từ khóa: tổn thương mô bệnh học thận, biến chứng nghẽn tắc mạch

Summary

CORRELATION OF THROMBOEMBOLYTIC COMPLICATION

AND RENAL HISTOLOGICAL LESIONS IN THE ADULT PATIENTS

WITH PRIMARY NEPHROTIC SYNDROME

Aim: Studying correlation between thromboembolytic complication and renal histological lesions in adult patients with primary nephrotic syndrome.

Object and method: Objects were 120 adult patients with primary nephrotic syndrome who were treated in department of nephrology, Bach Mai hospital, from 4/2004-4/2009. Method: across-section study, all patients were performed renal biopsy. Thromboembolytic complication were diagnosed by colour Doppler, CTscaner or vascular X-ray finding.

Results: there were 42/120 patients with thromboembolytic complication, in which veinous thromboembolytic complication 34/42 patients (80,95%), arterial thromboembolytic complication 8 patients (19,05%). The results of renal biosy showed that: membranous glomerulonephritis in group with thromboembolytic complication 20/42 patients (47,62%), in group with non- thromboembolytic complication 7/78 patients (8,97%), p<0,01, OR=6,02 (p<0,001). Minor glomerulo abnormalities in group with thromboembolytic complication 3/42 patients (7,14%), in group with non- thromboembolytic complication 35/78 patients (44,88%), p<0,01, OR=0,01. Other renal histological lesions were not different between two groups.

Conclude: 120 adult patients with primary nephrotic syndrome, in which had 42 patients with thromboembolytic complication. The results show that: membranous glomerulonephritis had most thromboembolytic complication (47,62%) and that was risk factor of thromboembolytic complication with OR=6,02 (p<0,001). Minor glomerulo abnormalities had low thromboembolytic complication (7,14%).

Key words: renal histological lesions, thromboembolytic complication

Đặt vấn đề

Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh cầu thận. HCTH gây ra nhiều biến chứng, trong ðó nghẽn tắc mạch là biến chứng nặng, nguy hiểm và gặp với tỉ lệ khá cao. HCTH nguyên phát có nhiều thể tổn thýõng mô bệnh học thận khác nhau. Các thể tổn thương mô bệnh học thận có ý nghĩa tiên lượng tiến triển của bệnh, tiên lượng ðáp ứng với ðiều trị và là chỉ dẫn cho ðiều trị. Liên quan giữa tổn thương mô bệnh học thận với biến chứng nghẽn tắc mạch ở HCTH như thế nào vẫn chýa có nghiên cứu ở trong nước. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này.

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh tổn thương mô bệnh học thận với biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân HCTH nguyên phát người lớn.

1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng

Gồm 120 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là HCTH nguyên phát có tuổi từ 18-60, điều trị tại khoa thận-tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 4/2004-4/2009, đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại trừ các bệnh nhân có HCTH thứ phát nhý lupus,

đái tháo đường, các bệnh nhân có chống chỉ định sinh thiết thận, các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Chẩn đoán xác định HCTH nguyên phát dựa vào tài liệu của Nguyễn Văn Xang[2]

1.2. Phýõng pháp nghiên cứu

Phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Sinh thiết thận sử dụng phýõng pháp sinh thiết kín qua da bằng kim dưới hướng dẫn của siêu âm. Ðọc kết quả sinh thiết dưới kính hiển vi quang học tại khoa giải phẫu bệnh, bệnh viện Bạch Mai. Hình ảnh mô bệnh học thận được phân loại theo phân loại của WHO. Chẩn đoán xác định nghẽn tắc mạch bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, trýờng hợp khó xác ðịnh thì được chụp CTscan hoặc MRI, chụp mạch máu, soi và chụp đáy mắt. Các xét nghiệm được tiến hành gồm huyết học, sinh hóa máu và nýớc tiểu, xét nghiệm chức nãng ðông chảy máu. Xử lý số liệu bằng phần mềm EPIINFO. 6.0, tính tỉ lệ phần trăm, so sánh tỉ lệ phần trăm, mối liên quan được xác định bằng so sánh tỉ lệ phần trăm giữa hai nhóm nghẽn tắc mạch và không nghẽn tắc mạch, tính chỉ số nguy cõ OR.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 2.1. Tuổi và giới (n=120)

Tuổi (x±SD)

Nam (n,%)

Nữ (n, %)

P

Tổng

35,31±11,09

56 (46,6)

64 (53,4)

>0,05

120 (100)

Tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 59. Tỉ lệ nam/nữ không khác biệt (p>0,05).

2. Biến chứng nghẽn tắc mạch

Trong 120 bệnh nhân, có 42 BN có biến chứng nghẽn tắc mạch,

Bảng 2.2. Các biện pháp phát hiện nghẽn tắc mạch

SA Doppler

màu

CTscaner

MRI

Chụp TM

chi dýới

Soi và chụp đáy mắt

Tổng

(n)

34 BN

3 BN

3 BN

1 BN

1 BN

42

 

Hình 2.1. Hình ảnh nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 2.3. Vị trí và tỉ lệ nghẽn tắc mạch (n=42)

Vị trí nghẽn tắc mạch

Số BN

Tỉ lệ (%)

Nghẽn tĩnh mạch

TM chi dýới

TM cảnh

TM thận

TM phổi

TM cửa

Xoang TM dọc trên

34

25

2

2

2

2

1

80,95

59,52

4,76

4,76

4,76

4,76

2,38

Nghẽn động mạch

ĐM chi dưới

ĐM não

ĐM cảnh

Tắc ĐM phổi

ĐM võng mạc

8

3

2

1

1

1

19,05

7,14

4,76

2,38

2,38

2,38

Nghẽn tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao hõn nghẽn tắc ðộng mạch. Trong nghẽn tĩnh mạch thì nghẽn tĩnh mạch chi dýới chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong nghẽn ðộng mạch thì nghẽn động mạch chi dưới chiếm tỉ lệ cao nhất.

2.4. Thể tổn thương mô bệnh học thận

Bảng 2.4. Thể tổn thương mô bệnh học thận (n=120)

 

Thể mô bệnh học thận

 

Tổng

n (%)

Nhóm nghẽn tắc mạch

n (%)

Nhóm không nghẽn tắc mạch

n (%)

p

Tổn thýõng tối thiểu

VCT tăng sinh gian mạch

Xõ hóa cầu thận ổ ðoạn

VCT màng

VCT màng tăng sinh

VCT tăng sinh hình liềm

38 (31,67)

24 (20,0)

3 (2,50)

27 (22,50)

28 (23,33)

0

3 (7,14)

8 (19,05)

1 (2,38)

20 (47,62)

10 (23,81)

0

35 (44,88)

16 (20,51)

2 (2,56)

7 (8,97)

18 (23,08)

0

<0,01

>0,05

>0,05

<0,01

>0,05

Tổng

120 (100)

42 (100)

78 (100)

 

Thể tổn thýõng cầu thận tối thiểu, tỉ lệ nghẽn tắc mạch thấp khác biệt so với không nghẽn tắc mạch (p<0,01). Thể viêm cầu thận màng, tỉ lệ nghẽn tắc mạch cao khác biệt so với không nghẽn tắc mạch. Trong nhóm nghẽn tắc mạch thì thể viêm cầu thận màng chiếm tỉ lệ cao nhất (47,62%), thấp nhất là xõ hóa cầu thận ổ ðoạn (2,38%).

Bảng 2.5. Chỉ số nguy cơ của các thể tổn thương mô bệnh học thận ðối với nghẽn tắc mạch qua phân tích ðơn biến.

Thể mô bệnh học

Chỉ số nguy cơ OR

P

Tổn thương tối thiểu

VCT tăng sinh gian mạch

hóa cầu thận ổ ðoạn

VCT màng

VCT màng tăng sinh

0,01

0,95

1,45

6,02

0,94

<0,001

>0,05

>0,05

<0,001

>0,05

Viêm cầu thận màng là yếu tố nguy cơ ðối với biến chứng nghẽn tắc mạch (OR=6,02, p<0,001).

3. Bàn luận

Trong 120 BN ngýời lớn bị HCTH nguyên phát ðýợc sinh thiết thận, chúng tôi gặp thể tổn thýõng cầu thận tối thiểu chiếm tỉ lệ cao nhất (31,67%), thấp nhất là xơ hóa cầu thận ổ ðoạn (2,5%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Phương Dung [1] tiến hành sinh thiết ở 190 BN bị bệnh cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau, có 100/190BN là HCTH nguyên phát thấy viêm cầu thận tổn thương tối thiểu cũng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,5%.

Trong 42BN có biến chứng nghẽn tắc mạch thì nghẽn tắc tĩnh mạch (80,95%) chiếm tỉ lệ cao hõn nghẽn tắc ðộng mạch (19,05). Trong ðó hay gặp nghẽn tắc tĩnh mạch chi dưới (59,52%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nýớc ngoài: Llach F.[3] thấy nghẽn tắc tĩnh mạch chi dưới chiếm 1/3 các loại mạch bị nghẽn tắc. Fazi A.S. thấy nghẽn tắc ÐM ít gặp hõn nghẽn tắc TM và nghẽn tắc ÐM vành có thể là nguyên nhân tử vong ở BN HCTH. Trong nước Lê Văn Bình nghiên cứu 146 BN người lớn bị HCTH nguyên phát, gặp nghẽn tắc tĩnh mạch chi dưới là 2,1%.

Nghiên cứu này thấy thể viêm cầu thận màng bị biến chứng nghẽn tắc mạch cao nhất chiếm tỉ lệ (47,62%). Viêm cầu thận màng là yếu tố nguy cơ ðối với nghẽn tắc mạch với OR=6,02 (p<0,001). Thể tổn thương cầu thận tối thiểu có biến chứng nghẽn tắc mạch thấp nhất (7,14%). Các thể tổn thương mô bệnh học thận khác, không thấy khác biệt giữa hai nhóm có và không có biến chứng nghẽn tắc mạch. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Seigneux S.[4], tỉ lệ nghẽn tắc mạch ở BN HCTH do viêm cầu thận màng chiếm tỉ lệ 40%. Nghiên cứu của Llach F.[3] cũng có kết quả tương tự. Chýa có nghiên cứu nào trong nước ðối chiếu giữa thể tổn thương mô bệnh học thận với biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hư.

Kết luận

Nghiên cứu 120 bệnh nhân HCTH nguyên phát người lớn ðược sinh thiết thận, có 42 bệnh nhân có biến chứng nghẽn tắc mạch, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Thể viêm cầu thận màng có biến chứng nghẽn tắc mạch cao nhất (47,62%) và là yếu tố nguy cõ của nghẽn tắc mạch với OR = 6,02 (p<0,001). Thể tổn thương cầu thận tối thiểu ít gặp biến chứng nghẽn tắc mạch (7,14%).

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Phương Dung (2006). Nghiên cứu ðối chiếu mô bệnh học thận với biểu hiện lâm sàng-cận lâm sàng một số bệnh cầu thận tại bệnh viện nhân dân 115. Luận vãn bác sĩ chuyên khoa cấp II. HVQY.

2. Nguyễn Văn Xang (2004). Bệnh cầu thận. Bệnh thận nội khoa. NXB YH. Tr 261-262.

3. Llach F. (1994). Hypercoagulation in the nephrotic syndrome. Asian nephrology. Oxford university press. P.53.

4. Seigneux S. (2009). Approach to the patients with nephrotic syndrome. Swiss Med Wkly. 139 (29-30). p. 207.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI