Liên quan ATIII, Pro C, Pro S với sinh hóa máu ở HCTH

Cập nhật: 06/01/2015 Lượt xem: 4320

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ATIII, PROTEIN C, PROTEIN S HUYẾT THANH VỚI NỒNG ĐỘ PROTEIN NIỆU

VÀ MỘT SỐ THÔNG SỐ SINH HÓA MÁU Ở BỆNH NHÂN

HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT NGƯỜI LỚN

Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Hà Hoàng Kiệm**, Đinh Thị Kim Dung*

*Bệnh viện Bạch Mai; **Bệnh viện 103

 Tóm tắt:

Nghiên cứu 200 bệnh nhân người lớn bị hội chứng thận hư nguyên phát và 40 người khỏe mạnh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Ở hội chứng thận hư nguyên phát ngươi lớn, nồng độ ATIII trong máu: 97,76±9,68%, giảm thấp hơn so với chứng: 114,05±10,17% (p<0,001). Nồng độ protein S: 67,28±10,17%, giảm thấp hơn so với chứng: 114,15±12,6 (p<0,01). Nồng độ protein C: 117,13±20,1%, không khác biệt so với chứng: 118,78±19,37% (p=0,634). Nồng độ ATIII trong máu có tương quan thuận mức độ chặt với albumin máu (r=0,62, p<0,01), tương quan nghịch mức độ chặt với nồng độ protein niệu 24h và nồng độ cholesterol máu (r=-0,55, p<0,05 và r=-0,56, p<0,01). Nồng độ protein S trong máu có tương quan thuận mức độ vừa với albumin máu (r=0,33, p<0,05), tương quan nghịch mức độ vừa với protein niệu và cholesterol máu (r=-0,30, p<0,05 và r=-0,39, p<0,05).

Từ khóa: Hội chứng thận hư, ATIII, protein C, protein S

Summary

STUDYING CO-RELATIONSHIP BETWEEN SERUM ATIII, PROTEIN C, PROTEIN S CONCENTRATION WITH URINE PROTEIN CONCENTRATION AND SOME BIO-CHEMICAL PARAMETERS IN THE PATIENTS WITH NEPHROTIC SYNDROME

Background: There are a lot of complications in the patiens with nephrotic syndrome. One of them was icreased co-agulation and thromboses. So we study the changing of serum ATIII, protein C, protein S concentration in these patients.

Aimd: Studying change of serum ATIII, protein C, protein S concentrastion in adult patients with nephrotic syndrome and co-relationship between serum ATIII, protein C, Protein S concentration with urine protein level and some serum bio-chemical parameters. Objects and method: 200 adult patients with nephrotic syndrome from 16 to 60 years old and 40 health persons were studied. Method: Discriptive study, cross-section and control. The results and conclusion: In the adult patients with nephrotic syndrome, serum ATIII concentration: 97,76±9,68% was decreased with p<0,001. Serum protein S concentration: 67,28±10,17% was decreased with p<0,001. Serum protein C: 117,13±20,1% was not changed, p=0,634. There are positive co-relationship between serum ATIII concentration with serum albumin concentration (r=0,62, p<0,01) and negative co-relationship with urine protein 24h and serum cholesterol concentration (r=-0,55, p<0,05 and r=-0,56, p<0,01). Serum protein S concentration had positive co-relationship with serum albumin concentration (r=0,33, p<0,05) and negative co-relationship with urine protein 24h and serum cholesterol concentration (r=-0,30, p<0,05 and r=-0,39, p<0,01).

Key words: nephrotic syndrome, ATIII, protein C, protein S.

Đặt vấn đề

Hội chứng thận hư (HCTH) thường xảy ra trong giai đoạn tiến triển nặng của các bệnh cầu thận. HCTH gây ra nhiều biến chứng, các biến chứng này lại làm cho HCTH tiến triển nặng thêm. Các biến chứng thường gặp là suy thận cấp, suy thận mạn, tăng đông máu và nghẽn tắc mạch, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng… Trong đó biến chứng tăng đông máu và nghẽn tắc mạch là một trong các biến chứng nặng, nguy hiểm, gặp với tỉ lệ 10-42% [5] tùy theo từng tác giả, cao hơn 8 lần so với quần thể dân cư nói chung [6]. Rối loạn đông máu ở bệnh nhân HCTH theo nhiều nghiên cứu thì giảm ATIII, giảm protein C, giảm protein S trong máu do mất qua nước tiểu đóng vai trò quan trọng. Một số nghiên cứu nước ngoài cho thấy nồng độ các chất này giảm có liên quan với nồng độ protein niệu. Trong nước chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào được công bố về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:

1. Khảo sát nồng độ ATIII, protein C, protein S trong huyết thanh ở bệnh nhân HCTH nguyên phát người lớn.

2. Đánh giá mối tương quan giữa ATIII, protein C, protein S huyết thanh với nồng độ protein niệu 24h và một số thông số sinh hóa máu ở các bệnh nhân trên.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng: gồm 200 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định HCTH nguyên phát có tuổi 16-60, điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ 4/2008-4/2011 và 40 người khỏe mạnh, có tuổi tương đương.

1.2. Phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng

+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

- Nhóm bệnh: BN được chẩn đoán xác định HCTH nguyên phát, tuổi 16-60, chưa được điều trị, có mức lọc cầu thận >60ml/ph.

- Nhóm chứng là người có sức khỏe bình thường đến khám sức khỏe tại bệnh viện.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN đang được điều trị HCTH.

- BN bị mắc các bệnh khác ảnh hưởng đến đông-cầm máu như các bệnh về máu, chảy máu cấp hoặc mạn tính, suy gan nặng, nhiễm trùng nặng…hoặc đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến đông-cầm máu như syntrom…

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán và xét nghiệm

- Chẩn đoán HCTH nguyên phát [1]: phù, protein máu <60g/l albumin máu <30g/l, protein niệu ≥3,5g/24h, lipid máu tăng. Trong đó bắt buộc phải có tiêu chuẩn protein niệu, protein và albumin máu.

- Định lượng ATIII, protein C, protein S tại khoa Huyết học và truyền máu bệnh viện Bạch Mai, sử dụng máy CA1500 của hãng SYSMEX, chất kích hoạt là nọc rắn Russell.

+Xử lý số liệu: Tính giá trị trung bình, tỉ lệ % và vẽ đồ thị. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1.Tuổi và giới

Thông số

Nhóm chứng

(n=40)

Nhóm Bệnh

(n=200)

P

Tuổi (x±SD)

Nam: n (%)

Nữ: n (%)

38,47±14,18

16 (40)

24 (60)

35,31±11,09

93 (46,5)

107 (53,5

0,678

0,418

0,437

Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh

Thông số

Bệnh nhân

%

Phù tổ chức dưới da

Tràn dịch đa màng

Tiểu ít (<500ml/24h)

Tăng huyết áp

Mệt, kém ăn

200

136

78

22

155

100

68

39

11

92,5

Phù gặp 100%BN, tràn dịch đa màng gặp 68%BN.

Bảng 3. Triệu chứng xét nghiệm huyết học và sinh hóa ở nhóm bệnh (n=200)

Thông số

Tăng

n (%)

Bình thường

n (%)

Giảm

n (%)

Nồng độ Hb

Số lượng tiểu cầu

Hematocrit

Nồng độ ure máu

Nồng độ creatinin máu

0

178 (89)

56 (28,0)

97 (48,5)

67 (54,5)

88 (44,0)

22 (11,0)

144 (72)

103 (51,5)

91 (45,5)

112 (56,0)

0

0

0

0

Nồng độ protein niệu g/24h (x±SD)

24,51±9,58

Có 56% BN thiếu máu (Hb: nam<130g/l, nữ<120g/l), 89% BN tăng số lượng tiểu cầu (>280G/l), 28% BN cô đặc máu (Hct>0,47l/l). Các số tham chiếu theo giá trị của Viện Huyết học và Truyền máu trung ương.

2.2. Kết qủa xét nghiệm một số yếu tố đông máu

Bảng 4. So sánh các thông số đông máu ở hai nhóm

 Thông số

Nhóm chứng: n=40

(x±SD)

Nhóm bệnh: n=200

(x±SD)

P

ATIII (%)

Protein C (%)

Protein S (%)

114,05±10,17

118,78±19,37

114,15±12,16

97,76±9,68

117,13±20,10

67,28±10,17

<0,001

0,634

<0,001

ATIII, Protein S ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (p<0,001). Chưa thấy sự khác biệt của protein C giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

Bảng 5. Tỉ lệ bệnh nhân có giảm ATIII, protein C, protein S ở nhóm bệnh so với chứng

Thông số

Nhóm chứng: n=40

n (%)

Nhóm bệnh: n=200

n (%)

P

ATIII giảm (<70%)

Protein C giảm (<70%)

Protein S giảm (<60%)

3 (7,5)

1 (2,5)

1 (2,5)

179 (89,5)

44 (22,0)

163 (81,5)

<0,001

P=0,042

<0,001

Giá trị tham chiếu chúng tôi sử dụng theo labo xét nghiệm viện Huyết học và truyền máu Trung ương. Tỉ lệ bệnh nhân có ATIII, protein C, protein S giảm ở nhóm bệnh đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa.

Bảng 6. Mối tương quan giữa ATIII, protein S với protein niệu 24h và một số thông số sinh hóa máu.

Thông số

ATIII

Protein C

Protein S

Albumin máu

 

Cholesterol máu

 

Protein niệu 24h

r=0,62 (p<0,01)

y=3,2x-10,25

r= -0,56 (p<0,01)

y=-0,09x+21,25

r=-0,55 (p<0,05)

y=-3,1+79,1

r=0,27 (p<0,05)

y=4,8x-7,3

r=0,18 (p>0,05)

 

r=-0,21 (p<0,05)

y=-4,2+34,6

r=0,33 (p<0,05)

y=4,1x-4,7

r= -0,39 (p<0,05)

y=-0,23x+17,32

r=-0,3 (p<0,05)

y=-0,03x+14,63

 

ATIII và protein S có tương quan thuận với albumin máu, tương quan nghịch với cholesterol máu và protein niệu 24h.

         

3. Bàn luận. Khi bị HCTH, lượng protein bị mất qua nước tiểu rất nhiều và kéo dài, trong đó bao gồm cả các yếu tố đông máu như ATIII, protein C, protein S, do đó làm giảm các thành phần này trong máu. ATIII là một α2 globulin do gan tổng hợp, là một đồng yếu tố có tác dụng bất hoạt thrombin. ATIII tạo phức với heparin, phức hợp này làm bất hoạt yếu tố Xa. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy nồng độ ATIII ở BN có HCTH giảm thấp khác biệt so với chứng (p<0,001) và có tương quan thuận chặt với giảm nồng độ albumin máu, tương quan nghịch mức độ chặt với nồng độ cholesterol máu và protein niệu 24h. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Kauffman RH [3] nghiên cứu 48BN HCTH thấy có tương quan thuận giữa ATIII máu và albumin máu. Boneu B [2] và Vaziri ND [6] thấy nồng độ ATIII máu tương quan nghịch với với nồng độ protein niệu 24h. ATIII có trọng lượng phân tử thấp tương tự albumin máu, do đó hệ số thanh thải của ATIII tương tự hệ số thanh thải của albumin ở BN HCTH.

Protein S là một zymogen phụ thuộc vitamin K. Khi nồng độ protein S giảm thì hoạt tính kháng đông của protein C giảm. Trong nghiên cứu này, nồng độ protein S trong máu có tương quan thuận mức độ vừa với albumin máu, tương quan nghịch với nồng độ cholesterol máu và nồng độ protein niệu 24h. Kết quả này tương tự kết quả của các tác giả nước ngoài như Kanfer A [4], Bellormo R. Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa thấy sự khác biệt của protein C về giá trị trung bình so với chứng, nhưng tỉ lệ % bệnh nhân có giảm protein C khác biệt so với chứng.

Giảm ATIII, protein C và protein S trong máu là nguy cơ gây tăng đông và nghẽn tắc mạch. Tương quan chặt giữa các yếu tố này với nồng độ albumin máu, gợi ý các bệnh nhân có giảm nặng albumin máu cần đề phòng biến chứng nghẽn tắc mạch.

4. Kết luận

Nghiên cứu 200 bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát người lớn và 40 người có sức khỏe bình thường, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát người lớn, nồng độ ATIII trong máu: 97,76±9,68% thấp hơn chứng (114,05±10,17%, p<0,001), tỉ lệ bệnh nhân giảm ATIII trong máu: 89,5% cao hơn chứng (p<0,001). Nồng độ protein S: 67,28±10,17% thấp hơn chứng (114,15±12,6%, p<0,001), tỉ lệ bệnh nhân giảm protein S: 81,5% cao hơn chứng (p<0,001). Nồng độ protein C: 117,13±20,1% không khác biệt so với chứng (118,78±19,37%, p>0,05), nhưng tỉ lệ bệnh nhân giảm protein C: 22,0% cao hơn chứng (p=0,042) .

2. Nồng độ ATIII trong máu có tương quan thuận mức độ chặt với albumin máu (r=0,62,p<0,01), tương quan nghịch mức độ chặt với nồng độ protein niệu và cholesterol máu (r=-0,55, p<0,05 và r=-0,56, p<0,01). Nồng độ protein S trong máu có tương quan thuận mức độ vừa với albumin máu (r=0,33, p<0,05), tương quan nghịch mức độ vừa với protein niệu và cholesterol máu (r=-0,30, p<0,05 và r=-0,39, p<0,05). Nồng độ protein C trong máu có tương quan thuận yếu với albumin máu r=0,27 (p<0,05), tương quan nghịch yếu với protein niệu r=-0,21 (p<0,05).

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Xang (1995). Hội chứng thận hư. Bài giảng bệnh học nội khoa tập I. NXB YH, tái bản lần thứ 3. Tr.120-125.

2. Boneu B. Bouissou F. Abbal M (2009). Comparison of progressive antithrombin activity and the concentration of three thrombin inhibitors in nephrotic syndrome. Thromb Haemost 46. P 623-625.

3. Kauffmann RH., Veltkamp JJ., Van Tilburg NH (2008). Acquired antithrombin III deficiency and thrombosis in the nephritic syndrome. Am J Med 65. P. 607-613.

4. Kanfer A (1990). Coagulation factors in nephritic syndrome service de nephrology B. Hospital Tenou, Paris, France. Am-J-nephrol, 10 (1). P. 63.

5. Llach F. (1994). Hypercoagulability in the nephrotic syndrome, Asian nephrology. Oxford university press. P.53.

6. Vaziri ND., Paule P., Toohey L (2007). Acquired  deficiency and urinary excretion of antithrombin III in nephritic syndrome. Arch Intern Md 144. P.1802-1803.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI