Nhật kí trực bệnh viện ngày 30 tết Giáp Ngọ

Cập nhật: 16/10/2019 Lượt xem: 1625

(Bài đăng trên tạp chị bệnh viện, Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế)

BTop of Form   0899553333   ketnoi.benhvien@gmail.com

Thứ bảy, 12/10/2019

  

Trang chủ  Chuyện Nghề  Nhật kí trực bệnh viện ngày 30 tết Giáp ngọ (2014)

Nhật kí trực bệnh viện ngày 30 tết Giáp ngọ (2014)

(Nhật ký của một bác sĩ) 30 tết rồi mà bệnh viện còn khá đông bệnh nhân, 416 bệnh nhân không thể ra viện về đón tết cùng gia đình được, phải đón tết tại bệnh viện với tình trạng bệnh nặng nề, 46 bệnh nhân suy thận mạn phải sử dụng thận nhân tạo cuộc sống luôn gắn với bệnh viện thật tội nghiệp. Bệnh viện chỉ dự kiến khoảng 100 bệnh nhân còn lại trong tết và chuẩn bị 100 xuất quà cho kíp trực đi chúc bệnh nhân đón giao thừa, thế mà còn tới hơn 400 bệnh nhân ở lại, phải làm sao đây? Thôi, chỉ chọn các bệnh nhân quân và chính sách để trao quà vậy vì là bệnh viện quân đội mà, các bệnh nhân còn lại phải thông cảm thôi.

Trưa nay 30 tết, vừa phải tổ chức hội chẩn viện cho bốn bệnh nhân nặng. Một bệnh nhân là cụ bà đã 78 tuổi bị tắc ruột ngày thứ 5, đã hai lần trong hai ngày trước đưa lên bàn mổ, nhưng cả hai lần khi tiền mê là xuất hiện cơn rung nhĩ nhanh lại phải hoãn mổ. Lần này thì không thể trì hoãn được rồi, nếu hoãn nữa tình trạng nhiễm độc sẽ xuất hiện làm tình trạng bệnh sẽ xấu đi nhanh. Là người chủ trì hội chẩn cần phải có quyết định chính xác. Cuối cùng phải ra phán quyết điều chỉnh cân bằng nước điện giải cẩn thận, dùng an thần và truyền cordaron trước sau đó mới tiền mê, nếu vẫn xuất hiện rung nhĩ thì dùng digoxin hạ nhịp thất xuống 80-90 nhịp/phút là an toàn. Thật may mắn, ca mổ đã thành công mà không xuất hiện rung nhĩ như hai lần trước.

Trường hợp thứ hai cũng một cụ bà 82 tuổi tắc ruột nghi do bã thức ăn. Cách đây 3 năm sau một lần ăn măng cụ bị tắc ruột đã mổ lấy ra bã thức ăn là búi măng an toàn. Lần này cụ lại ăn măng và triệu chứng tắc ruột xuất hiện 5 ngày nay. Các cụ già răng không còn, măng lại dai chỉ trệu trạo rồi nuốt, sợi măng vẫn còn nguyên cuộn vào nhau thành búi gây tắc ruột. Lần này do đến viện muộn, đã có viêm phúc mạc và suy đa tạng. Khó đây, chắc chắn là phải mổ rồi nhưng trong tình trạng suy đa tạng lại ở người già thì tiên lượng rất xấu. Phải chuẩn bị siêu lọc máu liên tục ngay sau
mổ thì còn có hy vọng.

Bệnh nhân thứ ba bị viêm ruột thừa ngày thứ 4 đã có biểu hiện viêm phúc mạc, suy tim độ 3, suy thận độ 2, bilirubin máu tăng nhưng men gan còn trong giới hạn bình thường. Cả BS trực khoa tim mạch, BS trực khoa thận lọc máu, BS trực ngoại bụng, BS trực gây mê, BS trực khoa hồi sức cấp cứu, BS trực khoa tiêu hóa đều thống nhất cho rằng bệnh nhân đã có suy đa tạng. Mà đã viêm phúc mạc suy đa tạng thì mổ cầm chắc thất bại, chưa nói có thể tử vong ngay trên bàn mổ là điều tối kỵ đối với một kíp phẫu thuật nên ai cũng đắn đo, nhưng không mổ chắc chắn bệnh nhân tử vong. Có ý kiến cho rằng cần tiến hành lọc máu trước khi mổ. Chà chà, quả là bài toán khó với người chủ trì hội chẩn. Phân tích một chút, bệnh nhân này có tăng huyết áp đã 20 năm, kiểm soát huyết áp không tốt nên đã suy tim độ 3, bóng tim to toàn bộ trên X-quang, có rung nhĩ trên điện tim, gia đình nói có một lần cách đây 6 tháng bác sĩ bảo bà bị suy tim. Vậy đây là suy tim mạn tính do tăng huyết áp. Suy thận không phải cấp tính vì 3 lý do thứ nhất cách đây 3 ngày khi được chẩn đoán viêm ruột thừa, gia đình nói BS tuyến huyện bảo có suy thận nên không dám mổ để chuyển lên tuyến trên. Thứ hai bệnh nhân bị tăng huyết áp đã gây suy tim độ 3 thì chắc chắn thận đã bị tổn thương. Thứ ba nồng độ ure và creatinin máu tăng song song, nếu là suy thận cấp trong bệnh cảnh suy đa tạng thì ure máu phải tăng nhiều hơn creatinin máu. Rất tiếc vì tình trạng bệnh nhân nặng không thể đưa đi làm siêu âm thận để có thêm thông tin, nhưng như vậy cho phép nghĩ đây là suy thận mạn do tăng huyết áp, có thể nặng lên do tình trạng nhiễm khuẩn của ruột thừa và viêm phúc mạc chứ không phải là suy thận cấp. Gan chỉ tăng bilirubin chưa thấy tăng men gan, vậy chưa có hoại tử tế bào gan. Như vậy nếu chẩn đoán suy đa tạng thì hơi sớm, quyết định mổ không cần lọc máu trước mổ. Nghe xong mọi người đều gật đầu thống nhất và yên tâm mổ. Thật may ca mổ an toàn, sau mổ tình trạng suy tim và suy thận không nặng lên, tình trạng bệnh nhân ổn dần.

Một bệnh nhân khác ở A2 bị suy tim có cơn rung thất, phải shock điện phá rung, sau đó truyền lidocain duy trì nhịp thất và đặt máy tạo nhịp tạm thời. Lạy trời mọi việc sau đó đều ổn, một ngày trực 30 tết vất vả. Hội chẩn xong đã hơn 12 giờ trưa, may mà nhà bếp bệnh viện còn phần cơm chứ không 30 tết làm gì còn hàng quán mà ăn.
Giờ này chắc vợ con ở nhà đang dọn dẹp chuẩn bị mâm cúng giao thừa, thế là mọi công việc từ đi chợ hoa, mua sắm, chuẩn bị đồ tết đến dọn dẹp nhà cửa đều nhường cho vợ. Lấy chồng bác sĩ mà, được ưu tiên hết, kể cả ngày thường có khi con ốm cũng được ưu tiên chăm sóc để chồng đi trực. Ngày mai hết ca trực về, cả nhà về bên ngoại, mùng 2 về bên nội, mùng 3 rủ cả nhà du xuân bằng xe tự lái một chuyến vì giáo viên được nghỉ hết ngày 10 tết mà.


Nhật ký của PGS.TS.BS Hà Hoàng Kiệm. BV 103

Nguồn: http://tapchibenhvien.net.vn/chi-tiet/nhat-ki-truc-benh-vien-ngay-30-tet-giap-ngo-2014-1322

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI