Chẩn đoán hình ảnh trong viêm ruột thừa cấp

Cập nhật: 10/11/2017 Lượt xem: 20215

Chẩn đoán hình ảnh trong viêm ruột thừa cấp

1. Mở đầu

Với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quản chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT) cấp của các phương tiện hình ảnh học giúp chẩn đoán VRT cấp. Các kết quả hình ảnh liên quan đến việc thực hiện, ưu/nhược điểm của các phương pháp hình ảnh học trong chẩn đoán viêm ruột thừa trong các tình huống lâm sàng khác nhau đã được xem xét. Nội dung bài viết được trích từ dữ liệu máy tính (MEDLINE) được xuất bản trong vòng 5 năm qua. Siêu âm nên được chọn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được thực hiện, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, người trẻ, những đối tượng chủ yếu của viêm ruột thừa, cũng như phụ nữ có thai. Kết quả siêu âm dương tính nói lên đó là ruột thừa viêm. Siêu âm không thấy ruột thừa viêm hoặc không xác định được ruột thừa, kèm nghi ngờ nhiều khả năng viêm ruột thừa trên lâm sàng, thì nên thực hiện tiếp CT scan, hoặc MRI đối với thai phụ. Nếu BN vẫn còn triệu chứng dai dẳng, đặc biệt nếu lần siêu âm đầu được thực hiện bởi người ít kinh nghiệm về chẩn đoán hình ảnh, thì nên siêu âm lại, là lựa chọn hợp lý thay cho phải thực hiện CT.

VRT cấp là chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất trong cấp cứu ở những bệnh nhân đau bụng cấp, và là chỉ định thường nhất trong can thiệp bụng ngoại khoa khẩn cấp. Tuy nhiên, rất khó để chẩn đoán nếu chỉ đơn thuần dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm máu, sinh hóa. Nhiều bệnh lý của ống tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục có biểu hiện khá giống viêm ruột thừa. Ở thai phụ, VRT là nguyên nhân của đau bụng cần phẫu thuật thường gặp nhất. Các biện pháp can thiệp chậm trễ và không cần thiết có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho thai.

Theo các báo cáo, khi chẩn đoán chỉ dựa trên lâm sàng và các xét nghiệm máu, sinh hóa, tỉ lệ mổ bụng thấy không có viêm ruột thừa trung bình là 26% (16 – 47%), trong khi nếu có các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, tỉ lệ này giảm xuống 6 – 10%. Do đó, việc sử dụng phương pháp hình ảnh học là rất quan trọng để xác định chẩn đoán, khi trên lâm sàng nghi ngờ có viêm ruột thừa.

 Hiện nay, không có một phác đồ thống nhất về sử dụng phương pháp hình ảnh học, một vài trung tâm sử dụng siêu âm, vài chỗ sử dụng CT, tùy theo khả năng và kinh nghiệm của mình. Do đó, cần có một chỉ dẫn về việc cho thực hiện các phương pháp hình ảnh học tối ưu tùy từng bệnh nhân, và một phác đồ hướng dẫn tiếp theo nên sử dụng tiếp các phương pháp hình ảnh nào.

 Trong bài này, dữ liệu được trích từ các bài viết liên quan về hình ảnh viêm ruột thừa được xuất bản từ tháng hai năm 2006 đến tháng 3 năm 2011 được lấy từ MEDLINE.  Mục đích của bài đánh giá này là để phân tích khả năng chẩn đoán của siêu âm, CT, MRI ở những bệnh nhân  nghi ngờ bị viêm ruột thừa cấp, dựa trên các bài báo xuất bản trong năm năm qua.

2. Hình ảnh học

2.1. Siêu âm

 Đầu dò phát sóng âm với tần số cao của máy siêu âm hiện đại cho phép xác định đến mức tối ưu các cấu trúc trong bụng. Thành ruột và nhu động ruột, cơ thắt lưng chậu, mạch máu vùng chậu, mạc treo, và các hạch bạch huyết mạc treo được xác định rõ ràng.

 Ruột thừa bình xuất phát từ manh tràng, cấu trúc hình ống, không có nhu động, từ ngoài vào trong bao gồm lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc và lòng ruột thừa, thành dày khoảng 2mm và đường kính dưới 6-7mm. (Hình 1)

 Hình 1: Hình ảnh ruột thừa bình thường trên siêu âm (mũi tên): (a) mặt cắt trục ngắn đường kính dưới 6mm. (b) mặt cắt trục ngắn, ép đường kính nhỏ lại 5mm.

Ruột thừa có cấu trúc hình ống, cấu tạo như ruột (mũi tên), thành dày 2mm, đường kính rộng 4.5 mm (hình b) được thấy ở phía trước động tĩnh mạch chậu chung phải trên siêu âm. Ruột thừa bình thường trên siêu âm giúp loại chẩn đoán viêm ruột thừa. Không thực hiện thêm khảo sát hình ảnh học nào.

Ruột thừa bị viêm trên siêu âm là hình ảnh cấu trúc dạng ống, chứa đầy dịch, cấu tạo như ruột, không đè ép được, thành dày, và có đường kính lớn hơn 6-7 mm.  Dùng đầu dò đè lên có thể phân biệt được một quai ruột di chuyển được với một ruột thừa viêm cố định.

 Doppler màu và Doppler năng lượng cho thấy thành của cấu trúc dạng ống có biểu hiện tăng tưới máu (Hình 2)

 clip_image004

 Hình 2: Bn nam 25t, đau bụng ¼ dưới phải, tăng bạch cầu. Dấu hiệu VRT trên siêu âm: (a) siêu âm gray-scale mặt cắt dọc. Cấu trúc  dạng ống, chứa đầy dịch, cấu tạo như ruột, không đè ép được, thành dày, và có đường kính lớn hơn 6-7 mm, nằm ở ¼ bụng dưới phải (mũi tên). (b) SA Doppler năng lượng. Thành cấu trúc có biểu hiện tăng tưới máu (mũi tên). Theo như chẩn đoán VRT cấp trên siêu âm, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật, không thực hiện thêm khảo sát hình ảnh nào.

Ấn bằng tay vào hố thắt lưng có thể thấy rõ hình ảnh VRT hơn, đặc biệt khi nó nằm sau manh tràng. Cần thấy hình ảnh toàn bộ ruột thừa nếu tình trạng viêm chỉ khu trú ở phần cuối ruột thừa, được gọi là viêm ruột thừa “ở đỉnh“. Khi có nghi ngờ lâm sàng của viêm ruột thừa, sự hiện diện của sỏi phân trong ruột thừa giúp xác định chẩn đoán (Hình 3).

 clip_image006

Hình 3: Bn nữ 28 tuổi đau hố chậu phải kèm sốt. Viêm ở đỉnh ruột thừa và sỏi phân trong ruột thừa trên siêu âm: (a) mặt cắt trục dài: Ruột thừa bình thường ở đầu gần, rộng 4.8mm, phần sau đó to lên, rộng 12.7mm chứa dịch ở đầu xa ruột thừa. Có một cấu trúc tăng âm, có bóng âm phía sau phù hợp với sỏi phân, được thấy trong lòng ruột thừa, gần phần ruột thừa to lên. Chẩn đoán viêm ở đỉnh ruột thừa kèm sỏi phân trong ruột thừa, xác định sau phẫu thuật. (b) mặt cắt trục ngắn: ruột thừa bình thường ở đầu gần (4.6mm) và viêm ở đầu xa (13.9mm), phần cuối chứa sỏi phân.

 Phát hiện thêm có dịch trong ổ bụng, giữa các quai ruột và ở hố chậu, phần mỡ mạc treo quanh ruột thừa bị viêm có biểu hiện tăng âm (Hình 4).

 clip_image008

 Hình 4: Bn nam 21tuổi đau hố chậu phải kèm sốt. Mỡ mạc treo dày lên xung quanh ruột thừa viêm trên SA: Mỡ mạc treo dày lên, tăng âm (mũi tên) xung quanh ruột viêm đường kính 9.5mm.

 Viêm ruột thừa bị thủng có thể được xem như là một khối áp xe nằm ở 1/4 dưới bên phải [Hình 5].

 clip_image010

 Hình 5: Bn nữ 10 tuổi, đau bụng 3 ngày, phản ứng dội ở ¼ dưới P. Thủng ruột thừa trên siêu âm. So sánh giữa 2 hình: hình bên P trước khi đè , hình bên T trong khi đè, cả 2 đều cho thấy hình ảnh ruột thừa căng không đè ép được, được bao quanh bởi dịch (mũi tên).

 Ruột thừa bị viêm đôi khi bị che bởi áp xe quanh ruột thừa.  Áp-xe có thể được dẫn lưu dưới  hướng dẫn của siêu âm [Hình 6]. 

 clip_image012

 Hình 6: Bn nữ 45t sốt, đau bụng. 10 ngày sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, khối ap-xe ở ¼ dưới bụng P, được dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm: (a) MDCT có cản quang cho thấy tụ dịch sau manh tràng, đại tràng xuống (mũi tên). (b) SA ¼ dưới phải thấy tụ dịch (mũi tên dài) và ở phần cuối, có một cấu trúc sinh âm có bóng âm phía sau (mũi tên ngắn), phù hợp với 1 sỏi phân (c) 1 catheter pig tail 7F (mũi tên ở đỉnh) được đưa vào ổ dịch dưới hướng dẫn SA (d) Catheter được thấy trong 1 phần dịch dẫn lưu (mũi tên).

 Các bệnh lý biểu hiện giống Viêm ruột thừa có nguồn gốc từ đường tiêu hóa và tiết niệu sinh dục có thể được phát hiện trên siêu âm ở ¼ bụng dưới bên phải (Hình7)

 clip_image014

 Hình 7: Bn nữ 6tuổi, đau bụng ¼ dưới phải và vùng chậu. Chẩn đoán khác VRT: sỏi niệu quản và thận ứ nước trên Siêu âm: (a) mặt cắt dọc vùng chậu cho thấy dải tăng âm kèm hình ảnh giả “nhấp nháy” trên Doppler màu phù hợp với sỏi, ở niệu quản phải tại khúc nối niệu quản – bàng quang. Niệu quản ứ nước ở phần gần của sỏi. (b) Mặt cắt ngang ở hố thắt lưng cho thấy thận ứ nước nhẹ.

 2.2. CT đa đầu dò (MDCT: Multi Ditector Computer Tomography)

 Một số phương pháp tiếp cận bằng cách sử dụng CT để chẩn đoán viêm ruột thừa đã được mô tả trước đây. Các phương pháp khác nhau bởi nhiều yếu tố: sử dụng cản quang đường uống hoặc đường trực tràng, tính ưu trương của dung dịch cản quang… Chúng còn khác nhau ở cả khu vực được chụp, có khi là chụp toàn ổ bụng và vùng chậu, có khi chụp khu trú 1 vùng nào đó, từ mỏm mũi kiếm đến xương mu. Các phác đồ hiện đại thường sử dụng CT xoắn ốc và nhiều đầu dò (MDCT).

 Ruột thừa bình thường có hình ảnh của một cấu trúc hình ống, kết thúc từ manh tràng, chứa dịch cản quang hoặc hơi [Hình 8]. Đường kính bình thường thay đổi trong khoảng 6 – 10mm, mặc dù hơn 7 mm được xem như bệnh lý.

 clip_image016

 Hình 8: Bệnh nhân nam 10 tuổi đau dai dẳng  ¼ dưới phải kèm sốt, sau hai lần siêu âm không phát hiện VRT. Ruột thừa bình thường trên CT: Hình ảnh cấu trú hình ống chứa hơi ở dưới gan sau manh tràng, thành và đường kính bình thường (mũi tên lớn). Thâm nhiễm mỡ mạc treo được thấy ở phía trước manh tràng (mũi tên nhỏ).

 Ruột thừa bị viêm có hình cấu trúc hình ống, một đầu tận, kết thúc từ manh tràng, không có chất cản quang hoặc hơi, đường kính hơn 7 mm  [Hình 9].

 clip_image018

 Hình 9: Bệnh nhi nam 3 tuổi, đau bụng, đề kháng thành bụng ở hố chậu phải. VRT cấp trên CT, không chẩn đoán được trên Siêu âm: (a) Siêu âm B-mode thấy cấu trúc như lồng ruột ở vùng dưới gan (mũi tên). Do tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và Siêu âm không rõ, đã thực hiện CT. (b) Cấu trúc hình ống chứa đầy dịch, bị dãn rộng, trong lòng ống không chứa khí (mũi tên), bao quanh bởi mỡ mạc treo bị thâm nhiễm, phù hợp với hình VRT cấp.

 Sự hiện diện của chất cản quang hoặc khí từ vi sinh vật sinh hơi hình thành ở phần gần của lòng ruột không loại trừ viêm ruột thừa. Các kết quả khác như sự hiện diện của sỏi phân, dịch trong phúc mạc giữa các quai ruột, thành manh tràng dày, se sợi mỡ quanh ruột thừa đặc biệt hữu ích trường hợp không xác định rõ ruột thừa [Hình 10].

 clip_image020

 Hình 10: Bệnh nhân nam 47 tuổi tiền căn bệnh viêm ruột, hiện đau bụng kèm sốt. VRT cấp kèm se sợi mỡ quanh ruột thừa trên CT: (a) Cấu trúc hình ống, đầu tận, xuất phát từ mặt sau trong của manh tràng, trong lòng không chứa chất cản quang lẫn hơi, đường kính 12mm (mũi tên lớn). Se sợi mỡ mạc treo (mũi tên ngắn) ở đoạn gần của ruột thừa viêm (b) Phù nề mỡ mạc treo và các hạch bạch huyết phản ứng thấy ở phần gần hình a. Sau siêu âm phát hiện VRT cấp, CT được chỉ định, có thể loại dấu hiệu của bệnh Crohn.

Tiêm bolus tĩnh mạch 80-100cc chất cản quang không ion hóa, cho phép đánh giá thành ruột thừa, có thể hữu ích trong những ca không rõ.

 Chẩn đoán phân biệt đau bụng 1/4 dưới bên phải có thể xác định được bằng cách sử dụng CT, để xác định có phải nguồn gốc từ ống tiêu hóa, ví dụ: viêm hạch mạc treo ruột, lồng ruột, viêm đoạn cuối hồi tràng, viêm túi thừa, viêm ruột tịt, viêm mạc nối ruột thừa hoặc có phải nguồn gốc từ tiết niệu – sinh dục, như sỏi niệu quản và nhiễm trùng đường tiết niệu, áp xe vòi-buồng trứng, buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng xuất huyết  [Hình 11 và 12].

 clip_image022

 Hình 11. Cùng bệnh nhân hình 8, chẩn đoán phân biệt viêm ruột thừa: viêm mạc nối ruột thừa ở góc phần tư  dưới bên phải: Phù nề mỡ mạc treo (mũi tên) ở phần gần manh tràng. Ruột thừa bình thường (hình 8). Phát hiện này tương thích với viêm mạc nối đại tràng phải.

 clip_image024

 Hình 12. Cùng một bệnh nhân như trong hình 9. Bệnh viêm ruột trên CT ở bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp tính. Manh tràng và đoạn cuối hồi tràng có thành dày (mũi tên) và dịch phúc mạc lân cận (F) chẩn đoán xác định bệnh Crohn. Một sỏi phân (mũi tên bên phải) được nhìn thấy tại đáy của ruột thừa bị viêm, (thể hiện trong hình 9).

2.3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI là một phương pháp thay thế CT cho bệnh nhân mang thai, cung cấp độ tương phản mô mềm cao  mà không có bức xạ ion hóa. Các giao thức hình ảnh để đánh giá MRI của viêm ruột thừa cấp tính ở phụ nữ ang thai bao gồm hình ảnh T1 vàT2 .                                                           

Ruột thừa bình thường có cấu trúc hình ống  đường kính lớn hơn 7 mm , chứa đầy không khí hoặc chất cản quang [Hình13].

 clip_image026

 Hình 13: Thai phụ 37 tuổi  đau bụng và sốt. Ruột thừa bình thường trên MRI: Ruột thừa có kích thước bình thường, khí trong lòng ruột được nhìn thấy ở phần dưới bên phải trong lát cắt ngang ở T1. Siêu âm trước đó âm tính, không phát hiện viêm ruột thừa, nhưng không thấy hình ruột thừa bình thường.

Viêm ruột thừa cấp tính được xem như một ruột thừa rộng ra, đường kính lớn hơn 7 mm, không có khí hoặc chất cản quang. Dấu hiệu của viêm quanh ruột thừa, thấy ở các vùng có dạng băng bắt tín hiệu cao trên hình ở T2, sự hiện diện của sỏi phân, lòng ruột tập trung tín hiệu thấp giúp xác định chẩn đoán, đặc biệt là trong các trường hợp ruột thừa dãn rộng nhưng chưa rõ chẩn đoán [Hình 14].

 clip_image028

 Hình 14: Bệnh nhân 28 tuổi, mang thai tuần thứ 26, đau bụng và sốt. Siêu âm không thấy ruột thừa: (a) Ở T2 ruột thừa chứa đầy dịch bị to ra, đường kính 10 mm bao quanh bởi vùng có dạng băng bắt  tín hiệu cao (mũi tương thích với viêm ruột thừa và viêm quanh ruột thừa. (b) Ruột thừa bị viêm có dạng một cấu                                          trúc hình ống đầy dịch (mũi tên) ở phần tư dưới bên phải, phía                                                                               sau tử cung mang thai. Khi phẫu thuật, đã tìm thấy ruột thừa viêm được bao xung quanh bởi dịch mủ.

Theo hướng dẫn của Hội các trường đại học về X-Quang của Hoa Kỳ, để an toàn trong thực hành  MRI, không nên sử dụng thường quy các chất cản quang cho bệnh nhân mang thai. Sử dụng thường quy các tác nhân như gadolinium trong thai kỳ không được chấp thuận..

 MRI cũng rất hữu ích trong việc xác định các bệnh lý khác gây đau phần tư dưới bên phải ở những bệnh nhân bị nghi ngờ viêm ruột thừa cấp tính [Hình 15]

 clip_image030

 Hình 15: Bệnh nhân nam 13 tuổi, tiền sử bị bệnh Crohn, hiện đau bụng ¼ dưới phải. Hình ảnh viêm đoạn cuối hồi tràng trên MRI. Hình ở thì T2 sau khi cho Bn uống thuốc cản quang, đoạn cuối hồi tràng có thành dày lên (mũi tên dài) phù hợp với bệnh Crohn, Ruột thừa sau manh tràng bình thường (mũi tên ngắn).

3. Ưu và nhược điểm của SA bụng, Ctscan, MRI

Bảng dưới so sánh các phương tiện hình ảnh học trong chẩn đoán VRT cấp:

 clip_image032

Ưu điểm chính của Siêu âm so với CT là không có bức xạ ion hóa, điều này rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đây cũng là nhóm tuổi thường bị VRT cấp hơn, và là nhóm người dễ bị tổn thương nhất dưới những tác động có hại của bức xạ

Ở trẻ em, Siêu âm cũng giúp tránh việc cho thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân khi không cần thiết. Siêu âm có thể được xem như là một phần mở rộng của việc khám lâm sàng: bệnh nhân có thể chỉ ra chỗ đau bụng và phản ứng dội có thể được phát hiện khi ấn đầu dò siêu âm và bệnh nhân tăng đau hơn. Cho uống hoặc tiêm thuốc cản quang có thể mang lại những rủi ro như phản ứng dị ứng và độc thận. Siêu âm có thể không những chẩn đoán được áp-xe hoặc viêm tấy trong viêm ruột thừa vỡ mà còn hướng dẫn dẫn lưu ra da. Nhiều bệnh lý khác, đặc biệt các bệnh trong vùng chậu ở nữ, có thể được chẩn đoán qua siêu âm

Bất lợi chính của siêu âm là phụ thuộc vào người thực hiện. Thành công của siêu âm phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, và tính kiên nhẫn của người giám định. Siêu âm có độ nhạy thấp hơn so với CT trong chẩn đoán viêm ruột thừa.Tuy nhiên, với mức độ phổ biến của bệnh cao và việc thực hiện kỹ thuật nghiêm túc, độ nhạy và độ đặc hiệu đã đạt được trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em tương ứng là 98,5% và 98,2%. Nhưng siêu âm không thể quét hình ảnh chính xác khi ruột căng chứa đầy hơi, hoặc bệnh nhân béo phì, không thể hiện được hình ruột thừa bìnhthường, đặc biệt là khi nó nằm sau manh tràng hoặc nằm sâu trong vùng chậu, có thể dẫn đến kết luận âm tính giả. Ở những bệnh nhân mang thai, xác định ruột thừa bằng siêu âm càng khó khăn hơn.

Ưu điểm chính của CT để chẩn đoán viêm ruột thừa là độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tiến bộ nổi bật của công nghệ CT trong thập kỷ qua đã tạo nên chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

Những bất lợi chính của CT là tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt quan trọng trong đối tượng dễ bị tổn thương do tia X là trẻ em và thanh thiếu niên. Nguy cơ phản ứng dị ứng và độc thận do tiêm chất cản quang chứa iot. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị do mất thời gian để uống chất cản quang, chi phí cao hơn là những bất lợi của CT. Sự phụ thuộc vào kỹ năng thực hiện, diễn giải kết quả của các kỹ thuật viên, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cũng là bất lợi của CT.

Ưu điểm chính của MRI đối với bệnh nhân mang thai là tránh được sự tiếp xúc với bức xạ cho thai nhi. MRI  ít phụ thuộc vào người thực hiện hơn siêu âm, không sử dụng chất cản quang chứa iod đường tĩnh mạch, và có khả năng chẩn đoán các bệnh lý khác như buồng trứng xoắn hoặc tắc nghẽn thận

Bất lợi MRI là tốn thời gian thực hiện lâu hơn, không làm được nếu Bn bị chứng sợ không gian chật hẹp hoặc có mang các thiết bị kim loại và chi phí cao hơn

4. Lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Hướng dẫn chẩn đoán viêm ruột thừa là cần thiết, liên quan đến việc lựa chọn phương tiện hình ảnh nào trước tiên để phù hợp với từng bệnh nhân, và một phác đồ chọn phương tiện nào kế tiếp khi cần thiết.  Theo đánh giá hiện nay, một bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào khi bị nghi ngờ viêm ruột thừa nên bắt đầu với siêu âm. Siêu âm chất lượng tốt phát hiện ruột thừa viêm kèm lâm sàng khám thấy nhiều khả năng viêm ruột thừa là đủ để tiến hành phẫu thuật. Siêu âm thấy rõ ruột thừa bình thường, hoặc không nhìn thấy ruột thừa nhưng lâm sàng ít nghĩ viêm ruột thừa, có thể theo dõi thêm. Hơn nữa, nếu chẩn đoán ra một bệnh lý khác, tiến hành điều trị bệnh lý đó. Nếu siêu âm không xác định rõ VRT ở một bệnh nhân người lớn không mang thai kèm nghi ngờ lâm sàng có viêm ruột thừa, nên thực hiện tiếp CT. Ở những bệnh nhân mang thai, siêu âm không thấy kèm với sự nghi ngờ nhiều khả năng viêm ruột thừa nên tiếp tục kiểm tra bằng MRI. [Hình 16]. Đối với bệnh nhi, kiểm tra siêu âm lần thứ hai, đặc biệt là khi lần đầu tiên được thực hiện bởi một chuyên gia có kinh nghiệm ít, có thể giúp xác định chẩn đoán, trong khi tránh được những rủi ro bức xạ của CT.

 clip_image034

Hình 16: Các bước chọn phương tiện hình ảnh học để chẩn đoán VRT cấp: Bước đầu nên thực hiện Siêu âm bụng. Siêu âm bụng thấy ruột thừa viêm đủ để tiến hành phẫu thuật, hoặc dẫn lưu ra da đối với ap-xe quanh ruột thừa. Siêu âm thấy ruột thừa bình thường có thể khẳng định không VRT cấp. Siêu âm không xác định rõ, không thấy được ruột thừa viêm lẫn ruột thừa bình thường, có thể theo dõi thêm hoặc lặp lại siêu âm nếu lâm sàng ít nghi ngờ VRT. Nếu lâm sàng nghi ngờ nhiều khả năng VRT cấp, làm CT, hoặc MRI nếu BN mang thai. Nếu phát hiện bệnh lý khác thì điều trị bệnh đó.

Kết luận

Hình ảnh học ngày càng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa, tránh những can thiệp không cần thiết và  sự chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến thủng vỡ ruột thừa. Siêu âm và CT là hai phương thức được đề cao. Siêu âm có thể được chấp nhận là đủ chính xác để đưa ra quyết định lâm sàng. Các phát hiện trên siêu âm phải được xem xét kết hợp với đánh giá lâm sàng. Nếu những hướng dẫn này được thực hiện, số lượng trường hợp phải kiểm tra bằng CT sẽ được giảm đáng kể. Hướng dẫn lâm sàng xác định việc sử dụng từng phương tiện hình ảnh học cụ thể cho phép tiếp cận các đối tượng bệnh nhân khác nhau, và giúp tăng hiệu quả của dịch vụ y tế.

Nguồn:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3205519/?tool=pubmed

https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/category/chuyen-d%e1%bb%81/ru%e1%bb%99t/page/7/

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI