Cuồng thất và rung thất trên điện tâm đồ
1. Cuồng thất
1.1. Khái niệm: Sóng hình sine, dao động đều biên độ lớn (150-300 l/ph), Không phân biệt được QRS, ST, T.
Cuồng thất
1.2. Nguyên nhân, tiên lượng:
Rung thất là một "siêu cấp cứu " nội khoa, nếu không xử lý khẩn trương trong khoảng mấy phút thì bệnh nhân sẽ chết không cứu vãn được.
- Có thể khỏi hẳn (tiên lượng tốt), nếu do điện giật, chết đuối (mới), chấn thương, mổ tim, thông dò tim, gây mê, dùng procainamid...
- Khó hồi phục (tiên lượng xấu) nếu là do một bệnh tim có suy tim nặng với tim to nhiều, cơn ngất của hội chứng Adams-Stokes, nhồi máu cơ tim, tim nhanh thất kéo dài, ngộ độc digitalis.
1.3. Điều trị
- Sốc điện (300-400W/s) kết hợp với bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo và oxy dưới áp lực.
- Mở lồng ngực xoa bóp tim trực tiếp.
A: Cuồng thất; B: Rung cuồng thất; C: rung thất
2. Rung thất
2.1. Định nghĩa: Điện tim là các sóng rung lăn tăn, lâm sàng mất mạch, không đo được huyết áp.
Rung thất là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Một người bị rung thất sẽ mất ý thức trong vòng vài giây và nhanh chóng sẽ ngừng thở hoặc mất mạch. Cấp cứu điều trị rung thất bao gồm hồi sức tim phổi (CPR) và sốc tim bằng máy khử rung.
2.2. Các triệu chứng: Mất ý thức hoặc ngất xỉu là dấu hiệu phổ biến nhất của rung thất.
Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu khoảng một giờ trước khi tim đi vào rung thất. Chúng bao gồm: Đau ngực; nhịp tim nhanh; chóng mặt; buồn nôn; khó thở.
2.3. Nguyên nhân: Hầu hết các trường hợp rung thất bắt đầu như là nhịp nhanh thất (VT). Nhịp nhanh này được gây ra do xung điện bất thường bắt đầu ở trong tâm thất.
2.4. Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử trước đó có rung thất.
- Một cơn đau tim trước đó.
- Khuyết tật tim bẩm sinh.
- Bệnh cơ tim.
- Thương tích gây thiệt hại đến cơ tim, chẳng hạn như điện giật.
- Sử dụng cocaine hoặc methamphetamine.
2.5. Điều trị cấp cứu
- Hồi sức tim phổi (CPR).
- Khử rung tim. Sốc điện qua thành ngực