U tuyến thận (renal adenoma)

Cập nhật: 31/08/2020 Lượt xem: 2641

U tuyến thận (renal adenoma)

1. Các u thận lành tính thường gặp bao gồm

- U tuyến thận (adenoma). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/u-tuyen-than-3889.html

- U tế bào hạt thận (renal oncocytom). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/oncocytoma-than-u-te-bao-bieu-mo-hat-3888.html

- U mạch cơ mỡ thận (renal angiomyolipoma). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/u-mach-co-mo-than-3890.html

- Các u thận lành tính khác ít gặp hơn bao gồm: bệnh nang thận mắc phải, u cơ trơn, u máu, u mỡ, u tế bào cận cầu thận. Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/cac-u-than-lanh-tinh-it-gap-3887.html

2. U tuyến thận (renal adenoma)

U tuyến thận (renal adenoma)là u thận đặc lành tính hay gặp nhất (Williams, 1992). U thường nhỏ, đường kính dưới 2 đến 3cm, nằm biệt lập ở phần ngoài vỏ thận, có nguồn gốc từ tế bào ống và có hình nhú về mô học.

Về đại thể: u thường có đường kính 2cm, u chỉ gặp ở vùng vỏ là một u có vỏ bọc, biệt lập, màu xám, vàng nhạt.

Về vi thể: u gồm những cấu trúc nhú, chia nhánh, kết hợp với nhiều cấu trúc hình lá dương xỉ lồi vào trong các khoang u nang. Các tế bào cũng có thể phát triển thành những ống nhỏ, các tuyến, các dải và những khối tế bào hoàn toàn không biệt hóa. Những tế bào này nhạt màu, có nhân nhỏ, đều đặn và ít tế bào chất. Hình ảnh tế bào học của u tuyến thận có thể không phân biệt được với ung thư biểu mô tế bào thận dạng nhú mức độ thấp. Chỉ riêng kích thước không xác định được khối u thận là u tuyến lành tính hay ung thư biểu mô tế bào thận. Mặc dù các tổn thương có đường kính dưới 3cm hiếm khi di căn, các tổn thương di căn có liên quan đến các khối u nguyên phát có đường kính nhỏ đến 1cm. Sự hiện diện của các tế bào rõ ràng, có hoạt động phân bào, phân tầng tế bào hoặc hoại tử trong u ở bất kỳ kích thước nào cần được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào thận. Các u tuyến thận dạng nhú chứa các bất thường về di truyền tế bào (thể tam nhiễm sắc thể 7 và 17, mất nhiễm sắc thể Y ở nam giới), nhưng ít phổ biến hơn các bất thường được tìm thấy trong ung thư biểu mô tế bào nhú thận.

Chẩn Đoán hình ảnh:

U tuyến thận là loại u thận lành tính phổ biến nhất. Nó phát sinh từ các tế bào ống thận trưởng thành, và hầu như luôn luôn có kích thước nhỏ hơn 2 đến 3cm. Không có đặc điểm X-quang đặc trưng để phân biệt u tuyến thận với các khối u rắn khác. Thông thường, những tổn thương này nằm sát vỏ thận, có vẻ rắn chắc trên siêu âm, và biểu hiện tăng tỉ trọng đồng đều trên CTscan. Phân biệt với u mạch thận (renal hamartomas), u cơ mỡ mạch thận (renal angiomyolipomas –AML), là một nhóm các khối u lành tính có thể phân biệt được bằng chẩn đoán hình ảnh. Bởi vì AML bao gồm các mô khác nhau, có chất béo, cơ, các mạch máu và thậm chí cả sụn, chất béo nói riêng có thể được phát hiện bằng chụp CTscan. Siêu âm sẽ chứng minh khối này là rắn với âm vang tăng do sự hiện diện của chất béo trong khối u. CTscan cho chẩn đoán khi chất béo có tỉ trọng mỡ thường là 20 hoặc ít hơn. Thông thường, chỉ có một lượng chất béo tối thiểu và phải được tìm kiếm cẩn thận khi chụp CT cắt lớp mỏng.

Phần lớn các u tuyến không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được phát hiện khi làm siêu âm hoặc chụp CTscan hoặc lúc mổ tử thi hoặc thận được cắt bỏ vì nguyên nhân khác. Theo Bonsib (1985), tần số của u tuyến thận là 7% đến 22% khi phẫu thuật tử thi. Trước đó Belli (1950) nhận thấy qua giải phẫu tử thi các u tuyến thận dưới 3cm ít gây di căn, trong khi các u thận lớn hơn lại có di căn nhiều hơn.

Năm 1970, Murphy và Mostofi phát hiện 1 trường hợp di căn trên tổng số 180 u tuyến thận trong đó có 37 trường hợp u lớn hơn 3cm, và các tác giả cho rằng khó phân định được ranh giới của u sẽ gây di căn trước khi mổ. Năm 1975, Bennington và Beckwith nhận định là các u tuyến không khác biệt về mô học với ung thư thận và phải được xem như là ung thư thận được phát hiện ở giai đoạn sớm, và cần điều trị bằng phẫu thuật triệt để. Tuy nhiên, nếu u được phát hiện sớm trên thận duy nhất hay nếu u xuất hiện trên cả hai thận, việc loại bỏ u và giữ lại nhu mô lành có thể chấp nhận được. Theo một số tác giả, các bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này có tỉ lệ sống trên 5 năm là 70%.

Tuy nhiên, với u lớn hơn 4cm, và bị vôi hóa hoặc có các triệu chứng cận ung thư thì phẫu thuật triệt để là biện pháp hữu hiệu nhất.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103, HVQY


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI