U tế bào biểu mô hạt thận (renal oncocytoma)

Cập nhật: 31/08/2020 Lượt xem: 4980

U tế bào biểu mô hạt thận (renal oncocytoma)

1. Các u thận lành tính thường gặp bao gồm

- U tuyến thận (adenoma). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/u-tuyen-than-3889.html

- U tế bào hạt thận (renal oncocytom). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/oncocytoma-than-u-te-bao-bieu-mo-hat-3888.html

- U mạch cơ mỡ thận (renal angiomyolipoma). Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/u-mach-co-mo-than-3890.html

- Các u thận lành tính khác ít gặp hơn bao gồm: bệnh nang thận mắc phải, u cơ trơn, u máu, u mỡ, u tế bào cận cầu thận. Mời đọc bài: https://hahoangkiem.com/benh-than-tiet-nieu/cac-u-than-lanh-tinh-it-gap-3887.html

2. U tế bào hạt (renal oncocytom)

Oncocytoma thận là u tế bào biểu mô hạt bao gồm các thể lành tính và ác tính, và chiếm tỷ lệ 3 - 5% các u thận nói chung. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều gấp hai lần so với nữ giới, bệnh xuất hiện sau 50 tuổi.

Oncocytoma thận được tạo nên bởi các tế bào biểu mô lớn, bào tương có hạt ưa eosin (được gọi là oncocyte) xuất hiện ở thận và nhiều cơ quan khác như tuyến giáp, tuyến nước bọt, tuyến thượng thận, tụy (Hamperl, 1962).

Oncocytoma thận thường có một bao xơ bọc bên ngoài, ít khi xâm lấn bao thận, các đài bể thận hay mô quanh thận.

Lát cắt u, thường thấy trong lõi u có màu vàng hay màu nâu nhạt, trung tâm có sẹo hình sao, và không có mô hoại tử.

Oncocytoma ít khi xuất hiện trên cả hai thận.

Về mô học, Oncocytoma thận biệt hóa bao gồm các tế bào biểu mô to, đồng đều, với bào tương ưa eosin. Các hình hạt trong bào tương thực chất là vi ti lạp thể bị dồn nén và có thể nhìn rõ khi xem kính hiển vi điện tử.

Nhân tế bào không có gián phân.

Nguồn gốc Oncocytoma thận thuộc về các tế bào kẽ của ống góp (Storkel, 1989). Theo Kovacs (1987), không phát hiện được khuyết tật ở nhiễm sắc thể 3, như thường thấy trong ung thư thận tế bào sáng. Ở giai đoạn kém biệt hóa II và III, nhân tế bào to hơn, không đều và có nhiều gián phân.

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.

Bệnh nhân đau vùng thắt lưng, đái ra máu (20% trường hợp). Weiner và Berstein mô tả hình sao của Oncocytoma, hình ảnh sáng của vỏ u và hình ảnh đồng nhất của lưới mao mạch lúc chụp thận với thuốc cản quang. Nhưng Maatman lại cho rằng các hình ảnh này không thực sự đặc hiệu. Vì vậy, Morra (1993) khuyên dùng kim chọc dò thận để chẩn đoán Oncocytoma khi cần thiết.

Oncocytoma ở giai đoạn biệt hóa thường không có di căn, nhưng cần theo dõi diễn biến, đề phòng có sự chuyển thành ác tính (Morra).

Lúc u ở giai đoạn kém biệt hóa (giai đoạn II và III) thường có sự xen lẫn với ung thư thận, đặc biệt khi Oncocytoma phối hợp với các bệnh ác tính hay tiền ung thư như u mạch cơ mỡ, bệnh xơ củ, đa u tủy, u phổi, u carcinoid.

Đối với Oncocytoma biệt hóa, có thể cắt bỏ u và giữ lại nhu mô thận lành (nephron - sparing surgery), nếu kiểm tra giải phẫu bệnh lý tức thì loại trừ được Oncocytoma giảm biệt hóa hay kèm theo ung thư thận.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103, HVQY

 

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI