Phì đại (dày) tâm nhĩ trên điện tâm đồ

Cập nhật: 25/07/2019 Lượt xem: 8278

Phì đại (dày) tâm nhĩ trên điện tâm đồ

1. Phì đại (dày) tâm nhĩ trái

- Định nghĩa: Sóng P rộng, nứt đôi tạo thành hai đỉnh ở chuyển đạo DII (P mitrale) và giãn rộng, phần cuối âm xuống ở V1.

Phì đại tâm nhĩ trái (LAE) là do tăng áp lực, khối lượng quá tải của tâm nhĩ trái, nó thường là tiền thân của rung nhĩ.

- Tiêu chuẩn điện tâm đồ: Sóng P rộng, hai đỉnh ở chuyển đạo DII (P mitrale), giãn rộng và âm xuống phần cuối ở V1. Tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:

+ Ở DII: Nứt đôi sóng P với > 40ms giữa hai đỉnh, tổng thời gian sóng P > 110ms.

+ Ở V1: Sóng P hai pha với giãn rộng và âm xuống phần cuối > 40ms chiều rộng, sóng P hai pha với giãn rộng và âm xuống ở phần cuối > 1mm chiều sâu.

- Nguyên nhân: Hẹp van hai lá, nhĩ trái phì đại đơn độc; tăng huyết áp hệ thống kết hợp với phì đại thất trái; hẹp động mạch chủ kết hợp với phì đại thất trái; thiểu sản van hai lá kết hợp với phì đại thất trái; cơ tim phì đại kết hợp với phì đại thất trái.

Ví dụ

Sóng P rộng (> 110ms), nứt đôi P ở DII (P mitrale) với > 40ms giữa các đỉnh.

Sóng P với thời gian sâu xuống ở phần cuối > 40ms ở V1.

Sóng P với chiều sâu phần cuối > 1mm ở V1.

2. Phì đại (dày) tâm nhĩ phải

- Tiêu chuẩn điện tâm đồ: đỉnh biên độ sóng P (P pulmonale):

> 2,5mm ở các chuyển đạo thành dưới (II, III và AVF).

> 1,5mm ở V1 và V2.

- Nguyên nhân: là do tăng áp động mạch phổi: Bệnh phổi mạn tính (cor pulmonale); hẹp van ba lá; bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot), tăng huyết áp phổi tiên phát.

Phì đại tâm nhĩ phải: Sóng P có biên độ > 2.5mm ở đạo trình II, III và aVF

Sóng P ở V2 cao (> 1,5 mm), trong khi phần âm cuối của V1 sâu (> 1mm) và rộng (> 40 ms).

3. Phì đại (dày) hai tâm nhĩ

- Định nghĩa: Phì đại hai tâm nhĩ được chẩn đoán khi đạt tiêu chuẩn phì đại cả hai tâm nhĩ phải và trái trên cùng một điện tâm đồ.

Sóng P ở đạo trình DII và V1 đáp ứng với tiêu chuẩn phì đại cả tâm nhĩ phải và trái, được tóm tắt trong sơ đồ sau:

- Tiêu chuẩn điện tâm đồ:

+ Ở chuyển đạo DII: Nứt đôi sóng P với biên độ ≥ 2,5 mm và thời gian ≥ 120 ms.

+ Ở chuyển đạo V1: Sóng P hai pha với vị trí khởi đầu lệch ưu thế dương cao ≥ 1.5mm và vị trí cuối lệch ưu thế âm sâu ≥ 1mm và vị trí cuối lệch ưu thế âm thời gian ≥ 40ms.

+ Tiêu chí kết hợp: P sóng lệch ưu thế dương cao ≥ 1,5 mm ở chuyển đạo V1 hay V2 và sóng P với thời gian > 120 ms ở đạo trình chi, V5 hoặc V6.

- Nguyên nhân: Sự kết hợp của phì đại tâm nhĩ cả hai bên trái và phải

+ Phì đại tâm nhĩ phải: Tăng áp phổi  do bệnh phổi mãn tính (cor pulmonale); hẹp van ba lá; bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot); tăng áp phổi tiên phát.

+ Phì đại tâm nhĩ trái: Bệnh van 2 lá; bệnh van động mạch chủ; tăng huyết áp; hẹp động mạch chủ; bệnh cơ tim phì đại (HOCM).

Ví dụ 1:

Phì đại hai tâm nhĩ do bệnh cơ tim vô căn: Sóng P hai pha ở V1 với một độ lệch dương rất cao (gần 3 mm chiều cao) và độ lệch âm sâu (> 1mm) và rộng (> 40ms).

Ví dụ 2:

Phì đại hai tâm nhĩ: Sóng P ở DII cao (> 2,5mm) và rộng (> 120ms). Phì đại tâm nhĩ phải: Sóng P biên độ > 1,5 mm trong V2.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI