Giá trị của ABPI trong chẩn đoán bệnh mạch máu ngoại vi chi dưới

Cập nhật: 18/04/2014 Lượt xem: 5449

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

Giá trị của ABPI (chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay) trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi chi dưới

         Gần đây ABPI được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi bệnh động mạch ngoại vi chi dưới. Chúng tôi chia sẻ với các bạn một số thông tin về phương pháp này.

          Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (ABPI: angkle Brachial Pressure Index, hoặc ABI: angkle Brachial Index) là tỉ số giữa huyết áp tâm thu đo ở cổ chân và huyết áp tâm thu đo ở cánh tay. ABPI = Pleg/Parm, giá trị bình thường = 0,9-1,2.

         Huyết áp tâm thu (HATTh) cổ chân phản ánh áp lực mạch của giường mạch máu vùng bàn chân, trong khi ở cẳng tay động mạch còn đi tiếp tục một đoạn xa mới tới bàn tay, vì vậy HATTh cổ chân cao hơn HATTh cánh tay. ABPI là phương pháp không xâm nhập có giá trị trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới, có thể đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi tiến triển cũng như kết quả điều trị.

Cách đo:

+ Phương tiện đo:

- Đo huyết áp ở cánh tay bằng máy huyết áp bao hơi theo

          phương pháp Korotkoff hoặc đo bằng đầu dò siêu âm Doppler mạch máu (Doppler probe).
- Đo huyết áp cổ chân bằng đầu dò siêu âm Doppler mạch máu. Máy đo gồm một đầu dò siêu âm Doppler mạch máu nối với máy siêu âm và loa âm thanh, trên máy có màn hình ghi dao động mạch. Máy đo được gọi là Doppler Wand hoặc Doppler probe.

+ Đo huyết áp ở cánh tay phải và cánh tay trái. Lấy huyết áp tâm thu bên cánh tay có HATTh cao hơn gọi là Parm.

+ Đo HATTh của động mạch chày trước và động mạch chày sau ở cổ chân trái và cổ chân phải bằng đầu dò siêu âm Doppler. Nếu của cổ chân chân trái, lấy trị số HATTh của động mạch nào cao hơn, ta được HATTh (Pleg) cổ chân trái. Từ đó tính được ABPI bên trái. Tương tự đo HATTh cổ chân phải ta tính được ABPI của bên phải. Cách đo: cuốn bao hơi huyết áp vào cổ chân, mép dưới của bao hơi cách bờ trên mắt các trong 1 cm, bơm bao hơi lên. Đặt đầu dò Doppler probe vào hõm mắt cá trong để đo HATTh động mạch chày sau, đặt đầu dò Doppler probe vào nếp gấp cổ chân phía trước để đo HATTh động mạch chày trước. Xả bao hơi từ từ, khi xuất hiện tiến thổi đầu tiên là HATTh của động mạch tương ứng.

           Giá trị của ABPI trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi chi dưới:

ABPI >1,2: có thể thành động mạch bị cứng do vôi hóa, biểu hiện bệnh ĐMNV
ABPI = 1,0-1,2: bình thường, không có bệnh ĐMNV chi dưới
ABPI = 0,9-1,0: chấp nhận được, không cần can thiệp điều trị
ABPI = 0,5-0,8: Bệnh ĐMNV chi dưới mức độ trung bình, cần điều trị bằng các biện pháp thông thường.
ABPI <0,5: Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mức độ nặng, cần can thiệp mạch. Bệnh nhân có thể đã có loét bàn chân hoặc tím lạnh bàn chân do thiểu dưỡng.

Chú ý:

         Với bệnh nhân bị calci hóa động mạch (thành động mạch cứng) làm HATTh cổ chân tăng giả tạo, dẫn tới ABPM âm tính giả. Điều này thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường (trong khi đó 41% bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại vi chi dưới là đái tháo đường), suy thận, hoặc nghiện thuốc lá.

Máy Doppler probe


Vị trí đo ABPI


Phương pháp đo ABPI


Đo HATTh động mạch chày trước chân phải


Đo HATTh động mạch chày sau chân phải


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI