PGS.TS.Hà Hoàng Kiệm, BV 103
1. Mạch cách
Là hai nhịp mạch mạnh, yếu xen kẽ, do cơ thất trái suy tim co bóp yếu rơi vào trạng thái mệt mỏi không duy trì được cường độ co bóp đều dẫn tới nhịp mạnh, nhịp yếu, sóng mạch ngoại vi cũng mạnh yếu xen kẽ, điện tim sẽ thấy R cao, R thấp.
2. Mạch nghịch thường
Bình thường thì thở vào máu dồn về tim nhiều nên lương máu tống ra nhiều, mạch nảy mạnh hơn thì thở ra. Trong trường hợp này thấy mạch yếu đi trong thì thở vào, thở vào càng sâu mạch càng yếu đi. Khi có ép tim do tràn dịch màng ngoài tim, thì thở vào thành tự do thất phải không giãn ra được, máu dồn về thất phải nhiều đẩy vách liên thất phồng về thất trái, làm lòng thất trái hẹp lại, lượng máu về thất trái giảm làm lượng máu tống ra ngoại vi giảm và cường độ sóng mạch giảm, mạch yếu đi.
3. Mạch corigan
Mạch nảy mạnh, xẹp nhanh, gặp trong hở van động mạch chủ. Do thì tâm thu thất phải tống lượng máu lớn hơn làm mạch nảy mạnh, thì tâm trương một lượng máu từ động mạch chủ phụt ngược trở lại thất trái làm mạch xẹp nhanh. Đo huyết áp thấy huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương hạ thấp có thể tới 0, huyết áp khoeo cao hơn huyết áp cánh tay (dấu hiệu Hill).
4. Tĩnh mạch cổ đập nảy trong thì tâm thu gặp trong
+ Hở lỗ van 3 lá
+ Nhịp bộ nối: do xung động từ bộ nối lan truyền đồng thời xuống thất và lên nhĩ, làm cả thất và nhĩ cùng co bóp trong khi van nhĩ thất đóng làm máu từ nhĩ dồn lên các tĩnh mạch gây đập.
+ Block nhĩ-thất độ III: khi có sự trùng hợp giữa sóng P và QRS, làm cả nhĩ và thất cùng co bóp giống như nhịp bộ nối (trường hợp này còn gọi là sóng canon: sóng đại bác).