Người ta trồng tam giác mạch để làm gì?
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi.
Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn.
Khi hạt ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp.
Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn.
Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng.
Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi.
Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa.
Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngonkhông kém gì ngô và gạo.
Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều.
Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.
Người dân bản địa thường lấy bột của quả tam giác mạch để làm bánh hoặc dùng hạt trộn với hạt ngô để nấu rượu tạo nên hương vị khá đặc biệt như rượu đặc sản Bản Phố (Bắc Hà), Nậm Pung (Bát Xát), Mản Thẩn (Si Ma Cai)... có nơi dùng để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do năng suất thấp hơn ngô và lúa nên diện tích không được mở rộng nhiều.
Kiều mạch, danh pháp hai phần là Fagopyrum esculentum, còn gọi là mạch ba góc, tam giác mạch, là một loài cây thuộc họ Rau răm.
Cây thân thảo, cao 30–80 cm, có phân cành, lá hình tim, chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn, hoa màu trắng hay trắng phớt hồng, quả ba góc nhọn, màu nâu đen đen, hạt có nội nhũ bột.
Kiều mạch được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu từ thế kỷ 15. Ở Việt Nam, kiều mạch được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15-22 độ C, sức chịu lạnh yếu.
Kiều mạch được thuần hóa lần đầu từ vùng Đông Nam Á lục địa (khu vực phía tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khoảng 6.000 năm trước công nguyên, từ đó lan ra Trung Á và Tây Tạng sau đó đến Trung Đông và châu Âu
Các bộ phận đều chứa một loại glucosid là rutosid, đặc biệt là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%); Hạt có chất độc; Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Bột quả chứa protein (10-11%), đường khử 2%, tinh bột 65%.
Vườn tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú
Vẻ đẹp mê hồn của hoa Tam giác mạch
Bánh Tam giác mạch