Bước chân trên từng cây số

Cập nhật: 12/12/2014 Lượt xem: 3853

                          Hà Hoàng Kiệm

 

       

          Cột cờ lũng cú, cực bắc của Việt Nam, thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, nằm ở đỉnh cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang .

          Đất nước Việt Nam có diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km², khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, có hình chữ S. Chữ S là khởi đầu của chữ Sơn là núi, chữ Sea là biển cũng là hai đặc điểm địa lý của Việt Nam. Cực bắc Việt Nam là Lũng Cú Hà Giang, cực đông là mũi Đại Lãnh thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Cực nam là Mũi Cà Mau thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km, bên trái Mũi Cà Mau là biển Đông, bên phải là vịnh Thái Lan.

1. Bờ biển

  

   

          Mũi Đại Lãnh, cực đông của Việt Nam thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

          Việt Nam có 3.350km bờ biển (số liệu của Website Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 3.444km (số liệu theo CIA World Factbook tại website http:www.cia.gov chưa tính chiều dài bờ biển đảo, đồng thời xếp hạng Việt Nam đứng thứ 32 về chiều dài bờ biển trong tổng số 156 nước có biển. Theo đó, nước có bờ biển dài nhất là Canada 202.080km, nước có bờ biển ngắn nhất là Monaco 4km). Riêng Viện Tài nguyên thế giới và Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc xác định bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km.

          Tại sao các số liệu lại khác nhau như vậy?

          Theo định nghĩa cổ điển, bờ biển là nơi hướng ra biển khơi và chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển khơi, bao gồm cả vịnh và eo biển, nhưng không bao gồm các đường bờ nước ngọt. Theo định nghĩa này thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.444km như CIA World Factbook xác lập.

          Nhưng theo “định nghĩa” của ngành địa lý hiện đại, bờ biển bao gồm cả bờ biển ngoài (theo định nghĩa cổ điển cộng với bờ đảo biển) và bờ biển trong bao gồm đầm phá và các cửa sông chịu tác động mạnh của thuỷ triều thì chiều dài bờ biển Việt Nam là 11.409,1km.

    

          Mũi Cà Mau, cực nam của Việt Nam thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2. Trung du và miền núi

Phía Đông Bắc, Tây BắcTây Việt Nam là vùng miền núitrung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số.

     

          Đỉnh Fancifan 3.143m.

Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Phan Xi Păng là ngọn cao nhất, lên tới 3.143 mét cách thị trấn Sa Pa 9km về phía tây nam nơi mà tỉnh Lào Cai giáp với Lai Châu. Ở vùng Đông Bắcmiền Trung, nhiều dãy núi chạy ra biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ, hùng vĩ.

3. Đồng bằng

- Đồng bằng sông Hồng:

Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh.

Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000 km2, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long.

Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông, thuộc hệ thống sông Hồnghệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt.

Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân NamTrung Quốc, dài khoảng 1.200 km. Hai hợp lưu là sông Lôsông Đà cùng góp phần vào lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 3000 mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa.

Vùng châu thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công việc gắn liền với văn hoákinh tế của vùng. Hệ thống đê điềukênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cũng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước ở đây.

- Đồng bằng ven biển:

   

          Biển Nha Trang

          Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc.

- Đồng bằng sông Cửu long:

          Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ vệ tinh.

Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km vuông, là một đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn ba mét so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80 mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Longhệ thống sông Đồng Nai.

          Một nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng phù sa lắng đọng hàng năm là khoảng một tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000 km vuông đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo, biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới. Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước.

          Sông Cửu Long, dài 4.220km, là một trong 12 con sông lớn nhất trên thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua vùng Tây TạngVân NamTrung Quốc, tạo nên biên giới giữa LàoMyanma cũng như giữa Lào và Thái Lan, sau khi chảy qua Phnôm Pênh, nó chia thành hai nhánh là Tiền GiangHậu Giang rồi tiếp tục chảy qua Campuchia và vùng châu thổ sông Cửu Long trước khi đổ ra biển qua chín đường nhánh, được gọi là Cửu Long (chín con rồng). Con sông mang nhiều phù sa và tàu bè có thể đi từ ngoài biển qua trên con sông nông này đến tận Kompong Chàm ở Campuchia. Một nhánh phụ từ hồ Tonlé Sap chảy hợp vào với con sông ở Phnôm Pênh, đây là một hồ nước ngọt nông, đóng vai trò một hồ chứa tự nhiên làm ổn định dòng chảy ở hạ lưu sông Cửu Long. Khi con sông ở thời kỳ lũ, vùng đồng bằng cửa sông không thể thoát kịp lượng nước khổng lồ của nó. Nước lũ chảy ngược vào hồ Tonlé Sap, làm cho hồ ngập tràn và mở rộng ra đến 10.000km vuông. Khi nước lũ rút đi, nước từ hồ lại tiếp tục chảy ra biển. Hiệu ứng này làm giảm đáng kể sự nguy hiểm của những đợt lũ lụt nguy hại ở đồng bằng Sông Cửu Long, nơi lũ lụt khiến cho những cánh đồng lúa hàng năm bị chìm ngập sâu từ một đến hai mét nước.

- Khí hậu:

          Bão Lingling bên ngoài bờ biển Việt Nam năm 2001

          Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan.

          Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều.

          Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300cm, và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 4, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C.

4. Cảm nhận

          Với đặc điểm núi và biển đã tạo cho Việt Nam nhiều phong cảnh tuyệt đẹp. Miền Bắc có Vịnh Hạ Long, một trong 7 kỳ quan của thế giới là bức tranh thiên nhiên kỳ thú mà tạo hóa đã sinh ra, vẻ đẹp mê  hoặc của vịnh Hạ Long khiến du khách đến thăm một lần là muốn trở lại nữa. Muốn cảm nhận cảnh hùng vĩ của núi sông hãy đến thăm Mã Pì Lèng ở Hà Giang, ở đây bạn sẽ sững sờ trước cảnh cúi xuống thấy con sông Nho Quế sâu hút giữa hai sườn núi dựng đứng nhìn như sợi chỉ trắng uốn lượn ở độ sâu hàng ngàn mét, bạn nào sợ độ cao chắc không dám nhìn, ngửa cổ thấy vách núi sừng sững đến kinh hoàng. Cảm giác sững sờ trước vẻ hùng vĩ này còn làm tôi lâng lâng ít nhất 3 ngày sau khi rời khỏi Mã Fì Lèng. Ở miền trung do dãy núi Trường Sơn có những dải chạy sát ra biển tạo ra một miền duyên hải với nhiều bãi biển tuyệt đẹp như Cửa Lò, Cửa Việt, Lăng Cô, Đà Nẵng, Mũi Né... Vùng núi cao với các địa danh như Sa pa, Tam Đảo, Đà Lạt luôn cuốn hút du khách về mùa hè muốn đi trong mây, bay trong gió. Dãy Trường Sơn có kiến trúc đá vôi đã tạo ra nhiều hang động đẹp như động Sơn Đòng được xếp vào loại đẹp và lớn nhất thế giới, động Phong Nha Kẻ Bàng ở Quảng Bình là một thắng cảnh nổi tiếng.

   

Vịnh Hạ Long

 

Hang Sơn Đoòng, giữa hang có một giếng trời đủ lớn để mặt trời nhìn vào hang, ở đây trong lòng hang cây cỏ rừng nhiệt đới xanh tốt.

  

Hang Sơn Đoòng xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chỉ được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương tình cờ tránh mưa vào cửa hang phát hiện ra. Mãi đến năm 2006 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh do Howard Limbirt dẫn đầu đã công bố việc phát hiện hang và cho rằng quy mô của hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 150 mét, cao hơn 200 mét, dài ít nhất là 5 km. Chiều dài có thể còn sâu hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật giới hạn, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh không thể đi hết chiều sâu của hang để xác định hang dài bao nhiêu. Sơn Đoòng đã vượt qua hang DeerVườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km) để chiếm vị trí là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Ngoài ra ở một số đoạn hang Sơn Đoòng còn có kích thước lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44m, vòm hang cao gần 243,84 m - có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ). Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m. Các nhà thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã dành vinh dự cho Hồ Khanh đặt tên cho hang này.

          Tôi đã có dịp may được đặt chân tới hầu hết các địa danh trên, từ Lũng Cú địa đầu tổ quốc, Móng Cái điểm cực bắc của bờ biển, Mũi Đại Lãnh điểm cực đông và mũi Cà Mau điểm cực Nam của đất nước. Tôi cũng đã đi dọc dãy Trường Sơn khi rời trường đại học Kinh Tế Kế Hoạch (nay là kinh tế quốc dân) năm 1972 để khoác trên mình bộ quần áo lính, đeo trên vai chiếc ba lô vượt dốc ba thang ở Bố Trạch, Quảng Bình sang sườn tây dãy Trường sơn, qua các tỉnh Khăm - Muộn, Sa - va - na - khệt, Tà - ven - ọp để vào Quảng Ngãi rồi nhập vào quân giải phóng Miền Nam. Tán lá dày đặc của rừng già Trường Sơn đã che chở cho chúng tôi tránh khỏi những trận bom B52 trên đường hành quân Nam tiến. Với những ngày sốt rét rừng, những đêm không ngủ được nằm thu lu trên võng nghe tiếng vượn hú dưới núi, tiếng suối gầm dưới khe hay mưa rừng tầm tã, nhưng vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Trên từng cây số cho tôi cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước mình mà hiếm quốc gia nào có được. Nếu có cơ hội, các bạn đừng bỏ lỡ dịp ghé thăm các địa danh của Việt Nam nhé.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bài về chủ bút

    Tinh hoa nhân loại

      Khoa học

        Văn học

          SÁCH CỦA TÔI