Bốn điểm cực, một nóc nhà của Việt Nam

Cập nhật: 22/08/2015 Lượt xem: 9732

Bốn điểm cực và một nóc nhà của Việt Nam

Việt Nam có 4 điểm cực: bắc, nam, đông và tây, có một đỉnh núi cao nhất Đông Dương được coi là nóc nhà của Đông Dương. Tôi đã đặt chân tới 3 điểm cực, còn điểm cực phía tây hy vọng một ngày nào đó sẽ đặt chân tới. 

Hình chữ S  của Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường SaHoàng Sa. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đôngvịnh Thái Lan (theo Wikipedia).

Kết quả hình ảnh cho bản đồ việt nam vệ tinh

1. Điểm cực bắc

Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23°23′28″B 105°19′25″Đ / 23,391185°B 105,323524°Đ / 23.391185; 105.323524.

Cách TP. Hà Giang khoảng 200km về phía Bắc, Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn là một vùng rộng lớn với điệp trùng núi đá và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đồng Văn còn là vùng đất nằm trên đỉnh chóp nón của bản đồ Việt Nam với điểm cực Bắc và cột cờ Lũng Cú hiên ngang sừng sững một góc trời - nơi đánh dấu điểm địa đầu Tổ quốc

Chào mừng các bạn đến với Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn - Điểm đến đậm sắc màu văn hóa

Xuôi theo quốc lộ 4C, qua thị trấn Tam Sơn (huyện Quảng Bạ) rồi vượt dốc 7 tầng đến thị trấn Yên Minh, qua xã Phố Cáo với một con đèo ngắn là chúng ta đã đặt những bước chân đầu tiên lên vùng trung tâm của Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Xã Sủng Là là điểm đến đầu tiên của huyện Đồng Văn với những cánh đồng hoa tam giác mạch phớt tím trải dài bên hông những ngôi nhà trình tường nhỏ nhắn. Phía sau rặng sa mu là những cánh đồng trồng ngô, trồng cải bám vào chân núi và một thung lũng hoa hồng như tô điểm thêm sắc màu tươi thắm cho một vùng bốn bề núi đá.

Qua Sủng Là chỉ chừng hơn 20km ta bắt gặp những con đường men theo sườn núi như những dải lụa mềm vắt ngang lên bức tường thành đá chắn giữ biên cương, những con đường uốn lượn làm cho vách núi đá trở nên mềm mại và thơ mộng hơn đối với những tâm hồn nhạy cảm. Khu di tích nhà Vương (khu dinh thự của Vương Chí Sình) nằm giữa một khu đất cao dưới thung lũng Sà Phìn như chiếc mai rùa khổng lồ trải qua hơn 100 năm vẫn còn đó vững vàng cùng cao nguyên đá.

Con đường Hạnh Phúc trên đèo Mã Pí Lèng

Con đèo Mã Pí Lèng huyền thoại thấm biết bao nhiêu máu và nước mắt của những con người mở đường uốn lượn ngang lưng núi soi bóng xuống dòng Nho Quế xanh thăm thẳm. Nếu ai từng một lần đứng trên khúc cua nơi có tấm bia ghi dấu sự hy sinh của những người mở đường mà phóng mắt nhìn về bốn bề sông núi mới thấy: mây, núi và dòng sông như quyện vào nhau trong không gian xanh hút mắt.

Đồng Văn nổi tiếng bởi những phiên chợ vùng cao đặc trưng. Những chợ phiên Phố Cáo, Ma Lé, Sà Phìn, Lũng Táo, Đồng Văn... nhộn nhịp với những cô gái trẻ váy áo rộn ràng đầy màu sắc, những cô bé người Mông với que kem nhiều màu trên tay cười ngặt nghẽo, những bàn thắng cố tỏa khói nghi ngút và bát rượu ngô thơm nồng, những người phụ nữ thử thuốc lào ngả nghiêng say giữa chợ... Tất cả những sắc màu văn hóa tươi đẹp nhất của cuộc sống vùng cao hiện hữu trong buổi chợ phiên như muốn níu giữ chân du khách.

 

Cột cờ Lũng Cú và cột mốc 422

Từ thung lũng Sà Phìn đi theo đường Lũng Táo chỉ chừng hơn 20km hoặc cũng có thể đi theo hướng từ thị trấn Đồng Văn rẽ qua Ma Lé khoảng 12km, chúng ta sẽ đến với xã Lũng Cú - xã địa đầu Tổ quốc với cột cờ Lũng Cú sừng sững.

 

 

Tuy nhiên, cột cờ Lũng Cú không phải là điểm cực xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc. Điểm mốc cực Bắc thật sự của Việt Nam là cột mốc số 422, nằm ngay giữa bản Séo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), trên đường kinh tuyến 105 độ Đông, 23 độ 22 phút vĩ độ Bắc, cách 3km về hướng Bắc so với vị trí cột cờ Lũng Cú theo đường chim bay. Séo Lủng là một bản người dân tộc Mông, cũng chính là nơi dòng sông Nho Quế bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam.

  

Cao nguyên đá Đồng văn và cột cờ Lũng Cú.

Núi đôi Quản Bạ, Hà Giang

2. Điểm cực nam

Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8°33′43″B 104°50′11″Đ / 8,562035°B 104,836335°Đ / 8.562035; 104.836335.

Chúng tôi đi từ thành phố Cà Mau vào mũi Cà mau bằng thuyền cao tốc trên sông Cà Mau. Hai bên sông là những căn nhà đơn sơ nhô ra sông, người ta bảo trong này giao thông chủ yếu là đường thủy, đường bộ rất khó đi chủ yếu đi bộ và xe máy, vì thế các nhà phải nhô ra sông để cho thuyền có thể cặp vào được. 

 

Chúng tôi lên tham quan mốc cực Nam Tổ quốc, ở đây  có cột mốc và một tượng đài hình chiếc thuyền buồm xây bằng bê tông tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Tuy nhiên, cũng giống như điểm cực Bắc của Tổ quốc, cột cờ Lũng Cú không phải là điểm cực thực sự trên đường biên giới mà chỉ là điểm đánh dấu lãnh thổ và khẳng định chủ quyền đất nước, điểm mốc thực sự của cực Nam còn cách một chặng khá xa.

 

Sau khi len lỏi giữa sông rạch chằng chịt trên một chiếc xuồng ba lá (xuồng vỏ lãi), đến cửa biển xóm Dẫy và bắt đầu tiến ra biển Đông thẳng hướng cực Nam Tổ quốc. Tiếp tục hơn 3km trên bãi cát vàng uốn lượn dọc bờ biển Khai Long, nơi được đảo Hòn Khoai che chắn. Sau khi bấm GPS để xác định điểm cực tại các vị trí khác nhau, kết quả cho thấy căn nhà của ngư dân Dương Thanh Nam tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là điểm trên đất liền ra cực Nam gần nhất về mặt địa lý tại điểm tọa độ 8 độ 33’13” vĩ độ Bắc – 104 độ 54’84” kinh độ Đông. Chúng tôi chụp mấy tấm hình lưu niệm tại điểm cực Nam xa xôi của Tổ quốc, rồi quay trở lại Rạch Tàu để về lại Nam Căn rồi trở lại TP. Cà Mau.

  Kết quả hình ảnh cho mũi cà mau

Mũi Cà Mau

Đến Mũi Cà Mau các bạn đừng bỏ qua rừng ngập mặn, những cây đước với chùm rễ tuyệt đẹp cắm sâu vào lòng đất. Trên mặt bùn ngập sâu đến gối mà thủy triều rút đi để lộ ra những con cua, con cá có cái tên là "cá thòi lòi" đang bò trườn len lỏi giữa các rễ cây bạn có thể đưa tay xuống bắt được.

 

3. Điểm cực tây

Điểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải-Tá Miếu (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) (ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào) tại toạ độ 22°23′52″B 102°08′36″Đ / 22,397745°B 102,143297°Đ / 22.397745; 102.143297.

   

Điện biên phủ

Mốc không số Apa-Chải là cột mốc duy nhất trên khắp chiều dài biên giới nước ta không đánh số. Cột mốc đẹp nhất Đông Dương này được xây bằng đá hoa cương với ba mặt đánh dấu điểm ngã ba biên giới ba nước: Việt Nam – Lào – Trung Quốc vào năm 2005, nằm ở độ cao 1864m so với mặt nước biển, cách bản Tá Miếu, bản người Hà Nhì ở xa nhất về phía Tây Tổ quốc chừng 6km theo đường chim bay. Đây là nơi một con gà gáy, cả ba nước đều nghe thấy. 

 

A Pa chải

4. Điểm cực đông

Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12°23′22″B 109°16′44″Đ / 12,38941°B 109,27899°Đ / 12.38941; 109.27899. (không nên nhầm với mũi Điện ở Phú Yên).

 

Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam (hiện đang kiểm soát) nằm tại đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này tại toạ độ 8°51′18″B 114°39′18″Đ / 8,855°B 114,655°Đ / 8.855; 114.655.

khám phá Mũi Đôi

Chặng đường gian khổ bắt đầu khi cả một sa mạc cát mênh mông không thấy đâu là điểm cuối hiện ra trước mắt. Đến Mũi Na, đi thêm được một đoạn, gặp một eo biển rộng (tên địa phương gọi là Sủng Ớt) rồi qua Sở Lưới Đăng. Trèo qua những vách đá dựng, rồi chui xuống một cái khe hẹp dưới tảng đá to, qua được bên kia phía ghềnh đá sát mép nước. Đi thêm vài chục mét, qua một hốc đá lớn, thấy một hòn đảo nhỏ xíu hiện ra trước mắt chính là điểm cực Đông Tổ quốc.

   

Mũi Đôi - Khánh Hòa

FANSIPAN, NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG

Rực rỡ mây luồn lưng núi

Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào CaiLai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Đối với người Mông ở Sapa thì đây là một ngọn núi thiêng. Vì thế, không chỉ khách du lịch mà ngay cả người dân tộc ở đây ai cũng mong được lên đỉnh núi thiêng này.

Kết quả hình ảnh cho fanxipan 

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bài về chủ bút

    Tinh hoa nhân loại

      Khoa học

        Văn học

          SÁCH CỦA TÔI