Loét dạ dày ung thư hóa (ca lâm sàng nhân một trường hợp)

Cập nhật: 28/07/2014 Lượt xem: 5087

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103 

Lâm sàng:

BN Hoàng Văn S. 60 tuổi đến khám với than phiền khoảng 2 tuần nay thấy  ấm ách vùng thượng vị, đầy bụng khó tiêu, đau âm ỉ vùng thượng vị cả ngày và đêm. Sức khỏe cảm giác bình thường, không gầy xút cân, ngủ và sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân có tiền sử đau thượng vị 6 năm nay nhưng khi đau khi không chỉ đau khi ăn uống thất thường, khi đói, khi uống rượu, bệnh nhân tự mua thuốc uống điều trị đau dạ dày, chưa khám lần nào tại các cơ sở y tế.

Thể lực bệnh nhân trung bình, da niêm mạc bình thường không có biểu hiện thiếu máu, hạch ngoại vi không to. Bụng mềm, điểm thượng vị đau, gõ thượng vị cảm giác tức, gan và túi mật không to, lách và thận - tiết niệu bình thường.

Bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm công thức máu, vi khuẩn HP, nội soi dạ dày. Kết quả công thức máu bình thường, HP dương tính. Bờ cong bé dạ dày  có ổ loét rộng đường kính 2,5cm, đáy sâu có giả mạc, bờ ổ loét không đều lấn ra xung quanh, dễ chảy máu.

Hình ảnh loét bờ cong nhỏ qua nội soi của bệnh nhân Hoàng Văn S.

Chẩn đoán: loét bờ cong bé dạ dày nghi K hóa.

Cho bệnh nhân xét nghiệm thêm marker ung thư dạ dày CA 72 - 4 và CEA. Kết quả CA 72 - 4 là >300U/ml (bình thường <8,2U/ml), CEA là 280ng/ml (bình thường <5ng/ml).

Bây giờ có thể chẩn đoán K hóa được rồi, không cần nghi ngờ nữa.

Phân tích:

- Bệnh nhân có tiền sử đau thượng vị 6 năm, nhưng 2 tuần gần đây tính chất đau thay đổi. Đây là một dấu hiệu nghi ngờ ung thư dạ dày rất có giá trị (xem thêm bài “Làm thế nào để chẩn đoán sớm ung thư dạ dày” trong trang web: hahoangkiem.com).

- Tuổi bệnh nhân 60 là một yếu tố cần chú ý tầm soát ung thư.

- Vị trí ổ loét ở bờ cong bé là nơi dễ K hóa, kích thước lớn, bờ ổ loét không đều lấn ra xung quanh là dấu hiệu nghi ngờ. Rất tiếc, phòng nội soi không làm sinh thiết vì thấy bờ ổ loét dễ chảy máu.

- Vi khuẩn HP dương tính là một yếu tố nguy cơ ung thư.

- Marker ung thư đường tiêu hóa, phổi (CEA) và ung thư dạ dày (CA 7-24) tăng rất cao là thông tin rất có giá trị cho chẩn đoán ung thư.

- Hướng sử trí: Cần chụp MRI để đánh giá mức độ xâm lấn và tầm soát hạch di căn. Mổ cắt gần toàn bộ dạ dày vét hạch di căn nếu có. Sau mổ có thể kết hợp hóa trị ung thư.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI