Cấp cứu ngừng tim phổi

Cập nhật: 17/04/2014 Lượt xem: 2393

Khi gặp một người bị ngừng tim phổi, cần phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực. Cần hết sức nhanh chóng vì chỉ cần thiếu oxy trong 5 phút là não đã bị tổn thương. Kỹ thuật như sau:
 
+ Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng
+ Cần làm thông đường thở nếu có dị vật trong đường thở phải nhanh chóng lấy ra.
+ Hô hấp nhân tạo:
 
   Có thể thổi miệng-miệng hoặc miệng-mũi. Nếu thổi miệng-miệng thì một tay bịt mũi bệnh nhân, nếu thổi miệng-mũi thì một tay làm ngậm miệng bệnh nhân. Mỗi lần phải thổi một lượng khí đầy đủ vào phổi bệnh nhân, bằng cách lấy hơi thật sâu và thổi hai hơi đầy và chậm, mỗi hơi 1-1,5 giây để làm lồng ngực bệnh nhân căng ra, tần số thổi 12 làn mỗi phút. Biểu hiện thông khí có hiệu quả là:
 
- Lồng ngực bệnh nhân phồng lên và xẹp xuống
- Nghe hoặc cảm thấy khí thoát ra  trong thì thở ra của bệnh nhân
 
+ Bóp tim ngoài lồng ngực:
 
   Bóp tim ngoài gồm một chuỗi các cú ép nhịp nhàng vào nửa dưới xương ức, không đặt tay lên mũi ức, đặt bàn tay kia lên trên tay trước, giữ hai tay thẳng, ép xuống nhịp nhàng làm cho xương ức chuyển động từ 4-6cm, tần số ép từ 80-100 lần một phút. Sau 15 lần ép tim lại hai lần thổi ngạt.
 
   Nếu có hai cấp cứu viên, thì một người thổi ngạt, một người bóp tim. Cứ 5 lần ép tim lại một lần thổi ngạt.
   Bóp tim phải đều đặn, nhịp nhàng, êm ái không giật cục, thời gian ép và thả phải bằng nhau.
 
+ Nếu bóp tim có hiệu quả thì:
 
- Mỗi lần ép mạch phải nảy, mạch cảnh có ý nghĩa hơn mạch quay và mạch bẹn
- Phản ứng đồng tử cần được kiểm tra vì đó là dấu hiệu cho biết tình trạng bệnh nhân. Đồng tử co lại khi chiếu sáng cho biết còn đủ oxy và máu đến não. Nếu đồng tử giãn hoặc không phản ứng với ánh sáng biểu hiện não đã hoặc sắp tổn thương nặng. Đồng tử giãn nhưng còn phản ứng với ánh sáng cho biết tiên lượng ít xấu hơn.
 
  Đây là kỹ thuật cấp cứu cơ bản mà mỗi người cần phải học và làm thành thạo để có thể cứu giúp nạn nhân khi gặp.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI