Các tài phiệt Mỹ lũng đoạn nhà nước như thế nào; ai đặt dấu chấm hết cho giai đoạn lịch sử này?

Cập nhật: 20/12/2016 Lượt xem: 8670

Các tài phiệt Mỹ ngoại hạng lũng đoạn nhà nước như thế nào; và ai là người đặt dấu chấm hết cho giai đoạn lịch sử này?

Ba “ông vua” tư bản

Trong số hàng ngàn tỉ phú Mỹ xuyên suốt lịch sử hình thành quốc gia này, không ít người đã tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị và xã hội.

Ảnh chân dung vua dầu mỏ John D. Rockefeller, chụp giữa nhưng năm 1930 ở Ormond, Florida - AFP

Ảnh chân dung vua dầu mỏ John D. Rockefeller, chụp giữa nhưng năm 1930 ở Ormond, Florida – AFP

Cuối thế kỷ 19, sau những ngày tháng thăng hoa của vua đường sắt Cornelius Vanderbilt (1794  – 1877), nước Mỹ bắt đầu chứng kiến sự vươn lên của 3 “ông vua” có tổng tài sản quy đổi ra giá trị ngày nay xấp xỉ 1.000 tỉ USD, giàu hơn vài chục người giàu nhất thế giới hiện tại cộng lại (xem thêm bài “Những người kiến tạo nước Mỹ”: http://hahoangkiem.com/tinh-hoa-nhan-loai/nhung-nguoi-kien-tao-nuoc-my-1498.html).

Trong đó, vua dầu mỏ John D. Rockefeller Sr. (1839 – 1937) sinh ra trong một gia đình mang nhiều dòng máu Đức, Anh và Ireland… Từ nhỏ, ông đã thể hiện rõ tham vọng trở thành một doanh nhân thành đạt, thử bán nhiều món hàng lặt vặt như khoai tây, kẹo… cho hàng xóm. Năm 16 tuổi, Rockefeller bắt đầu đi làm trong vị trí trợ lý kế toán cho một doanh nghiệp nhỏ, rồi từ từ tích cóp. Bốn năm sau, ông bắt đầu góp vốn với một người bạn để bắt đầu khởi nghiệp, ban đầu là kinh doanh thực phẩm.

Đến năm 1863, Rockefeller và bạn bắt đầu chuyển hướng đầu tư, xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Cleveland (bang Ohio). Nếu các đối thủ kinh doanh khác nghĩ đến việc khai thác dầu mỏ thì Rockefeller lại hướng đến việc lọc dầu nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận. Đến năm 1870, ông thành lập Công ty Standard Oil rồi nhanh chóng phát triển mạnh, thậm chí kiểm soát 90% cơ sở lọc dầu và đường ống dẫn dầu cả nước Mỹ. Rockefeller còn góp phần hình thành nên công nghiệp lọc dầu tại Mỹ.

Tuy nhiên, chính sự phát triển quá lớn của Standard Oil khiến công ty này gặp phải nhiều chỉ trích về lũng đoạn và thao túng. Năm 1911, khi Theodore Roosevelt lên làm tổng thống, ông đã khởi kiện Standard Oil độc quyền, Standard Oil bị tòa án phán quyết phải giải thể thành 34 công ty con, nhưng tất nhiên Rockefeller có cổ phần khá lớn ở từng công ty. Từ 34 công ty nhỏ này về sau phát triển thành những tên tuổi lẫy lừng như Exxon Mobil, Chevron… Đến lúc qua đời, Rockefeller vẫn rất giàu, ước chừng tài sản của ông lên đến trên 300 tỉ USD tính theo giá trị hiện nay, ông đóng góp cho vô số trường học, quỹ từ thiện cũng như xây dựng thư viện khắp thế giới (xem thêm bài “Những người kiến tạo nước Mỹ”: http://hahoangkiem.com/tinh-hoa-nhan-loai/nhung-nguoi-kien-tao-nuoc-my-1498.html).

Các tài phiệt Mỹ ngoại hạng: Ba vị vua - ảnh 1

Vua sắt thép Andrew Carnegie – Wikipedia

Giống như Rockefeller, vua sắt thép Andrew Carnegie (1835-1919) cũng sinh ra trong gia đình nghèo, di cư từ Scotland. Thời trai trẻ nơi xứ người, Carnegie làm qua nhiều công việc khác nhau để kiếm sống nhưng rồi dần gầy dựng cơ đồ khi đi theo một “đại gia” của ngành đường sắt lúc bấy giờ. Năm 1859, ông nằm trong đội ngũ quản lý của công ty đường sắt Pennsylvania. Từ vị trí này, Carnegie đã tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty nhờ vào các khoản đầu tư trong các lĩnh vực than đá, sắt…

Về sau, ông muốn có sự nghiệp kinh doanh riêng nên rời khỏi công ty trên vào năm 1865. Giữa bối cảnh ngành đường sắt Mỹ đang phát triển mạnh, ông bỏ vốn đầu tư công ty chuyên xây dựng cầu sắt và công ty điện báo. Đến thập niên 1870, Carnegie thành lập công ty thép và mở rộng mạng lưới kinh doanh, nối kết cả mảng vật liệu thô, sản xuất và vận chuyển. Năm 1892, ông hợp nhất các mảng kinh doanh để cho ra đời Công ty thép Carnegie, một đế chế thực sự của ngành sắt thép Mỹ.

Tuy nhiên, vào năm 1901, Carnegie đã bán Công ty thép Carnegie cho J.P. Morgan với giá 480 triệu USD (tương đương 300 tỉ USD tính theo giá trị ngày nay). Sau đó, Morgan sáp nhập Công ty thép Carnegie với mảng kinh doanh thép của mình để hình thành Công ty thép Mỹ – công ty đầu tiên trị giá 1 tỉ USD trên thế giới. Từ thương vụ trên, Carnegie trở thành người giàu nhất thế giới khi đó (xem thêm bài “Những người kiến tạo nước Mỹ” trong trang web này. Vào mục Văn học-Khoa học rồi vào tinh hoa nhân loại).

Vua nhà băng J.P Morgan - Wikipedia

Vua nhà băng J.P Morgan – Wikipedia

Khác với 2 tỉ phú trên, vua nhà băng J.P Morgan (1837 – 1913) thì được sinh ra trong gia đình vốn có cơ ngơi kinh doanh khá lớn. Năm 1858, sau khi học tập và làm việc tại châu Âu, Morgan quay trở lại New York (Mỹ) và nhanh chóng phát triển sự nghiệp trong ngành ngân hàng. Đến năm 1871, ông cùng Anthony Drexel (1826-1893) sáng lập nên doanh nghiệp Drexel, Morgan & Company. Sau khi Drexel qua đời, doanh nghiệp này đổi tên thành J. P. Morgan & Company. Dần dần, Morgan gần như kiểm soát toàn bộ ngành ngân hàng Mỹ.

Bên cạnh việc bành trướng trong lĩnh vực ngân hàng, chính Morgan là người giúp cho những ý tưởng của nhà phát minh Thomas Edison thăng hoa. Ông đã góp vốn để hình thành công ty Edison General Electric cung cấp điện ở nhiều nơi tại Mỹ. Về sau, Morgan “hất cẳng” Edison ra khỏi công ty và hợp nhất với công ty Thomson – Houston Electric để hợp nhất thành General Electric.

J.P. Morgan còn tiếp quản kinh doanh sắt thép từ người cha, rồi từ từ phát triển và thâu tóm cả công ty của vua sắt thép Andrew Carnegie. Thời cao trào, ông kiểm soát đến 42 đại công ty. Đặc biệt, Morgan gần như trở thành “kiến trúc sư trưởng” của chương trình ứng cứu khi Mỹ gặp khủng hoảng tài chính năm 1907.  Tuy nhiên, sau đó, ông bị chỉ trích đã lợi dụng khủng hoảng trên để thu lợi. Cũng từ sự kiện này, sau đó nước Mỹ thành lập ngân hàng trung ương: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) (xem thêm bài “Những người kiến tạo nước Mỹ”: http://hahoangkiem.com/tinh-hoa-nhan-loai/nhung-nguoi-kien-tao-nuoc-my-1498.html).

Lũng đoạn nhà nước (Thao túng bầu cử tổng thống)

Bên cạnh vai trò kiến tạo nước Mỹ, cả ba nhà tài phiệt trên cũng gây ra nhiều tranh cãi, bởi trên con đường làm giàu của họ dẫn đến nhiều hệ lụy bi thảm mà cộng đồng phải gánh chịu (xem thêm bài “Những người kiến tạo nước Mỹ” trong trang web này. Vào mục Văn học-Khoa học rồi vào tinh hoa nhân loại).

Để duy trì quyền lực kinh doanh, bộ ba nhà tài phiệt John D. Rockefeller Sr., Andrew Carnegie và J.P Morgan đã phối hợp để đưa William McKinley trở thành Tổng thống Mỹ thứ 25, và sắp xếp để Theodore Roosevelt, một người chủ chương chống lại độc quyền của các công ty làm phó tổng thống, một vị trí không có vai trò trong chính trường Mỹ.

Bóc lột tàn tệ

Sức ép cạnh tranh và tham vọng tăng cao lợi nhuận đã khiến cho các nhà tư bản Mỹ cuối thế kỷ 19 đã bất chấp mọi thứ. Vì thế, giới tư bản sẵn sàng cắt giảm lương, duy trì điều kiện làm việc tồi tệ để giảm chi phí khiến công nhân phải mưu sinh một cách bi thảm. Trong khi đó, số lượng người nhập cư đến Mỹ ngày càng tăng nhanh với khoảng 5,5 triệu người vào thập niên 1880 và 4 triệu người vào thập niên 1890. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng lao động tăng cao, việc làm trở nên khó kiếm hơn, nên giới doanh nghiệp có cơ hội bóc lột người lao động nhiều hơn.

Hơn thế nữa, kinh tế Mỹ vào cuối thập niên 1880 và đầu thập niên 1890 rơi vào cảnh suy thoái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngay cả của 3 “vị vua”. Theo các tài liệu lịch sử do Đài PBS tổng hợp, giá thép đã rớt từ mức 35 USD/tấn vào năm 1890 xuống còn 22 USD/tấn vào năm 1892. Thế nhưng, theo tài liệu lịch sử được Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) lưu trữ, lợi nhuận mà Carnegie có được vẫn rất cao, cụ thể năm 1890 là 3,54 triệu USD, năm 1891 là 4,3 triệu USD, năm 1892 là 4 triệu USD.

Kết quả này đến từ việc Carnegie tăng cường tiết giảm chi phí, bắt công nhân phải làm 12 giờ mỗi ngày suốt 6 ngày mỗi tuần nhưng không hề có một biện pháp an toàn nào. Ngành đường sắt của J.P Morgan cũng không khá hơn. Điều kiện làm việc tồi tệ đến mức chỉ trong năm 1889, khoảng 22.000 công nhân bị thương, thậm chí mất mạng trong lúc làm việc.

Không chỉ cắt giảm chi phí, bộ ba trùm tư bản còn không ngừng thâu tóm những công ty gặp khó khăn để mở rộng đế chế của mình. Mỗi người lại độc quyền để làm vua trong lĩnh vực của mình nên đã giàu càng giàu thêm.

Cứ như vậy, xã hội ngày càng phân hóa, đối mặt với số rất ít những người siêu giàu là nhiều triệu người sống đói khổ. Các hội đoàn công nhân ngày càng mâu thuẫn với giới tư bản. Hàng loạt cuộc bãi công, đụng độ đã xảy ra giữa giới chủ và công nhân. Trong đó cao trào là vụ bạo động ở Nhà máy thép Homestead (Pennsylvania) vào năm 1892 khi lực lượng vũ trang tư nhân Pinkerton được thuê tiến vào nhà máy giành lại quyền kiểm soát từ tay công nhân đang chiếm đóng. Hậu quả, 9 công nhân thiệt mạng và 11 công nhân bị thương, còn lực lượng vũ trang tư nhân có 3 người chết và 12 người bị thương. Đến nay, bên nào nổ súng trước trong vụ đụng độ trên vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp chính xác.

Các tài phiệt Mỹ ngoại hạng. Kỳ 2: Thao túng bầu cử tổng thống - ảnh 1

Các tài phiệt góp công lớn để ông McKinley trở thành chủ nhân Nhà Trắng – Wikipedia.

Thao túng bầu cử tổng thống

Dù sự bất mãn trong xã hội ngày càng tăng cao, nhưng đế chế của các trùm tư bản vẫn vững chắc. Ngay cả đạo luật Chống độc quyền Sherman được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1890 cũng chẳng thể đụng đến Rockefeller, Carnegie và Morgan, vốn có quan hệ sâu rộng với giới chính trị gia.

Tuy vậy, chính sự thống trị của 3 ông trùm đã tạo điều kiện cho hạ nghị sĩ của tiểu bang Nebraska là William Jennings Bryan nhanh chóng thu hút sự ủng hộ của dân chúng nhờ thông điệp tuyên chiến với các tài phiệt. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1896, nghị sĩ Bryan đại diện đảng Dân chủ đứng ra tranh cử với cam kết nếu thắng lợi, ông sẽ quét sạch đế chế của Rockefeller, Carnegie và Morgan. Sự bất mãn trong dân chúng tăng cao giúp cho cơ hội để nghị sĩ Bryan trở thành chủ nhân Nhà Trắng càng rõ ràng hơn. Viễn cảnh 3 vị vua đánh mất đế chế ngày càng hiện hữu.

Trước tình thế trên, ba nhà tài phiệt dù vốn không thiện cảm với nhau, cũng phải liên kết lại để chống nghị sĩ Bryan. Giải pháp duy nhất chính là ứng viên đảng Cộng hòa William McKinley - Thống đốc bang Ohio - phải thắng trong cuộc bầu cử.

Những gì chúng ta thấy trong thời kì hoàng kim của tư bản chủ nghĩa là không có ai giám sát mọi thứ. Điều kiện làm việc của công nhân trên đất nước trở nên cực kì tệ hại... ...cũng như việc đi làm đối với người Mỹ, trở thành một công việc nguy hiểm. Bạn có nhóm công nhân hoặc thậm chí là những người thất nghiệp chịu khổ một thời gian dài. Họ nhận lương rất thấp, nếu may mắn trong khoảng thời gian này, thì trên đồng lương chết đói một chút, rất nhiều người như vậy.

Sự gia tăng phân biệt giàu nghèo trong khoảng thời gian này gây bất công xã hội tăng cao. Cái cách mà người ta định nghĩa xã hội là có và không có, giàu sụ, những gã bên quỹ đầu tư, và những người cố gắng trả thế chấp. Chưa bao giờ có tình trạng như những gì diễn ra ngày xưa, bạn biết đấy, công nhân thực sự bị ngược đãi. Khoảng cách giữa giàu và nghèo tiếp tục lớn dần...với mức độ không thể hình dung.

Trong khi công nhân phải oằn mình ra làm...thì lợi nhuận của Carnegie, Morgan, và Rockefeller tăng không ngừng. Đối với hàng triệu công nhân khắp đất nước, những người khổng lồ công nghiệp là biểu tượng cho mọi thứ sai trái ở nước Mỹ. Cơn giận dữ sôi sục trong lòng công nhân nhanh chóng bùng nổ. Với năm bầu cử cận kề, một chính trị gia đến từ Nebraska đang thay đổi sự thất vọng của công chúng.

- Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền đó. 
- Và nhắm vào những con người giàu nhất nước Mỹ.
- Nghe thấy tôi chưa Carngegie?
- Nghe chưa hả Rockefeller?

William Jennings Bryan là một thế lực chính trị nổi lên đang thu hút đông dân chúng lao động... và ông thề rằng sẽ chấp dứt sự độc tài trong đất nước. Lời hứa của Bryan về một sự thay đổi lại là tin chẳng lành cho những người đứng đầu các hệ thống thương mại nước Mỹ. Đối với nhiều người thì những tập đoàn lớn, tiền nhiều, như Standard Oil, đang giành quyền kiểm soát đất nước thay vì chính phủ.

Từ đây nổ ra nhiều phong trào tiến bộ. Và phần quan trọng của nền móng phong trào đó là xây dựng luật chống độc quyền. Không chỉ xây dựng luật, mà phải truy tố những kẻ độc quyền. Rockefeller, Carnegie, và Morgan tốn bao nhiêu công sức xây dựng đế chế của mình từ số không. Họ sẽ không để một chính trị gia có uy tín huỷ hoại đế chế của họ.

Nhưng người dân lao động thì nguyện một lòng chống lại họ. Và trong khi Bryan bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng...những người khổng lồ biết rằng chặn ông không phải là dễ. Họ nghĩ ra một kế hoạch táo bạo, chưa ai từng thử bao giờ. Nhưng có một vấn đề... ...để thành công, họ không thể làm một mình.

Lần đầu tiên trong lịch sử, những con người quyền lực nhất nước Mỹ...tạm gạt chuyện cạnh tranh sang một bên...để hợp tác với nhau. Họ sẽ cùng nhau lập nên một Tổng thống Hoa Kỳ...

...CHO RIÊNG MÌNH.

Tái thiết sau cuộc Nội Chiến đẫm máu, nước Mỹ đã phát triển trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Được dẫn dắt bởi một nhóm người kiệt xuất, nước Mỹ đang tạo dựng một tương lai tốt hơn. Vanderbilt không từ thủ đoạn nào để kết nối nước Mỹ bằng đường sắt của mình.

- Họ muốn Chiến tranh, ta sẽ cho họ toại nguyện.

Rockefeller khai thác lòng nhẫn tâm đặc trưng của mình để thắp sáng cho các gia đình khắp đất nước.

Nhưng còn nhà máy lọc dầu ở Pittsburgh thì sao?
Đóng cửa
.

Các thành phố được mở rộng và vươn tới bầu trời nhờ xây dựng dựa trên thép của Andrew Carnegie.

- Chuyện này là không thể thực hiện được.
- Không có gì là không thể cả.

Và dưới sự chi phối của J.P. Morgan, điện bắt đầu cung cấp năng lượng cho đất nước.

- Chào mừng đến kỷ nguyên ánh sáng điện.
- Chúng ta đang ở những ngày đầu của ngành công nghiệp mới.

Chỉ trong vòng 35 năm ngắn ngủi, nước Mỹ lột xác nhanh chóng đến không ngờ. Nhưng những tiến bộ vượt bậc đó cũng có cái giá của chúng.

- Những ai muốn đình công, thì giơ tay lên!

Sự bất bình ngày càng gia tăng...Bắn!

- Và rất nhiều người… muốn chiếm lại quyền điều hành đất nước nhưng những người khổng lồ quyền lực nhất nước Mỹ tin rằng họ không phải dè chừng bất cứ ai.

Cuộc bầu cử Tổng thống cận kề. Và với nước đi kế tiếp của họ...sẽ làm chấn động thế giới

Sau khi được thừa hưởng và mở rộng đế chế ngân hàng của bố để lại, J.P. Morgan giờ đây là một trong những người quyền lực nhất đất nước. Và chỉ có hai con người khác mới có tầm ảnh hưởng tới quốc gia như ông. Andrew Carnegie và John D. Rockefeller đã là đối thủ của nhau hàng thập kỉ, những cuộc đối đầu đó đã đưa hai người tới đỉnh cao.

Tại đỉnh cao của quyền lực, số tài sản mà J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie sở hữu tương đương hiện tại là 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Một số tiền lớn hơn cả tài sản của 40 người giàu nhất còn sống ngày nay. Sự giàu có, sau cùng thì cũng giống hoàng gia. Khác mỗi cách gọi thôi. Họ thật sự điều hành cả đất nước.

Trong khi Carnegie, Rockefeller và Morgan ngày càng giàu lên, những người khác thì phải oằn mình ra sống qua ngày. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn. Hơn 90% dân số nước Mỹ sống với số tiền ít hơn 100 đô-la một tháng, còn công nhân bình quân kiếm chưa tới 1 đô-la/ngày...thấp hơn rất nhiều so với mức sống tối thiểu. Điều kiện làm việc trong các nhà máy cực kì tồi tệ. Chỉ trong một năm, cứ 11 công nhân nhà máy thép thì có một người bỏ mạng khi làm việc.

Nước Mỹ hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống năm 1896, người nghèo nước Mỹ thì chán chường và tuyệt vọng. Có một người nhìn thấy được cơ hội khai thác cơn giận của công chúng và nhờ đó tiến cử bản thân mình vào Nhà Trắng...Đó là William Jennings Bryan.

Bryan chạy đua vào danh sách ứng cử với lời hứa đem lại bình đẳng cho mọi người, thề rằng mình sẽ là tiếng nói của người nghèo và khơi dậy trận chiến với nhóm người quyền lực của đất nước.

- Liên minh tư bản đó đã xâm phạm đến quyền của nhân dân. 
- Làm gì có chuyện một người trung thực kiếm một triệu đô-la chứ.

Ông ấy biến bản thân thành người phát ngôn của dân chúng. Ông ấy là "Thường dân vĩ đại." Ông ấy biết cách tận dụng tình trạng thiếu thốn những thứ thiết yếu trong đời sống của phần lớn người dân Mỹ.

Cộng hoà cố gắng lật đổ và làm mất uy tín những người chính trực thực thi luật pháp và cho phép nhiều kẻ làm những việc làm sai trái miễn là kẻ đó có đủ tiền. Nền độc quyền, các nhóm độc quyền trở thành mục tiêu công kích của Dân chủ, Chống độc quyền trở thành một tiếng nói chung của tất cả những ai bị những tập đoàn lớn xâm phạm lợi ích.

- Tôi sẽ đập nát những kẻ độc quyền đó.
- Nghe thấy không, Carnegie?

- Nghe thấy chưa hả, Rockefeller?

Sự xuất hiện của Bryan là mối đe doạ lớn nhất mà những người khổng lồ từng đối mặt. Bryan hứa sẽ giải thể công ty của những người khổng lồ và sẽ không nghỉ cho đến khi họ ở sau chấn song sắt. 

Đây là William Jennings Bryan tại cuộc họp của Dân chủ mới đây. 

- Hắn ta là một người ủng hộ luật cấm rượu, và là tín đồ sùng đạo của Giáo hội Scotland. Theo hắn thì thuyết tiến hoá của Darwin chỉ là bịp bợm. Hắn là kẻ thủ thù của kim bản vị và là kẻ thù của các doanh nghiệp lớn. 
- Việc hắn là đại diện cho Dân chủ là điều chắc chắn.

Hai anh thấy sao? Bên Cộng hoà cũng có ứng viên tốt mà.

- Không ổn. 
- Chúng ta phải tạo dựng Tổng thống riêng cho riêng mình.

Khi mà bạn có tiền, bạn biết đấy, bạn sẽ có tiếng nói, khi bạn có một lượng tiền vô hạn, người khác có thể làm gần như tất cả mọi điều nếu bạn trả tiền cho họ. Tuyệt vọng tìm cách bảo vệ đế chế mà họ mất cả đời xây dựng, những người khổng lồ hỗ trợ toàn bộ cho thống đốc bang Ohio, William McKinley.

Rockefeller, Morgan và Carnegie mỗi người đưa hơn 20 nghìn đô-la cho McKinley. Một số tiền tương đương 20 triệu đô-la ngày nay. Chiến dịch vận động đó là chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ và số tiền McKinley chi gấp 5 lần số tiền của Bryan. Nhưng họ không chỉ tài trợ riêng ứng cử viên của họ. Họ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn và họ không ngần ngại sử dụng sức ảnh hưởng đó. Họ chi phối các báo và điều hành các chiến dịch PR nhằm giúp cho McKinley thắng cử. Việc mua quảng cáo và đăng điều bạn muốn trên báo ngày đó dễ hơn nhiều so với bây giờ. Truyền thông tin tức lúc đó chỉ là một thị trường nhỏ và dễ dàng đưa những tin tức bạn thích tới người đọc hơn ngày nay.

Bryan đánh trả lại. Ông thực hiện chuyến đi vận động tranh cử đầu tiên trong lịch sử. Đến mọi miền đất nước và đối thoại trực tiếp với người dân. Chuyến đi này đã trở thành kiểu mẫu của các chiến dịch tranh cử của Mỹ cho đến ngày nay. Bryan diễn thuyết hơn 500 lần ở các đám đông quần chúng xuyên suốt đất nước. Ông công khai tấn công những người giàu có và quyền lực nhất nước, và hứa sẽ đưa đất nước đến kỉ nguyên mới. Chiến dịch của Bryan ngày càng được ủng hộ, khiến các nhà tư sản công nghiệp hàng đầu quốc gia càng thêm lo sợ. 

Rất nhiều ông chủ lớn, các nhà tư sản công nghiệp nhận định, "Nếu Bryan mà thắng cử, kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ đến mức thà đóng cửa còn hơnĐảng Cộng hòa tuyên truyền: “Nếu Bryan mà thắng cử hôm thứ 3 tới, thì hôm sau không cần phải vác xác đến làm việc vì sẽ không còn việc làm nữa".

Vì thế, nếu bạn là công nhân và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn, bạn sẽ phải suy nghĩ một cách cẩn trọng...ngay cả khi bạn đã có ý định sẽ bầu cho Bryan, có thể nói là... như là trái tim bạn hướng về Bryan, nhưng túi tiền của bạn sẽ hướng về bên nào?

Và ngày bầu cử đến, cuộc chiến bắt đầu. Phố Wall đối đầu những khu ổ chuột, người giàu đối đầu người nghèo. Một trong những vấn đề của xã hội đang phát triển là... là sự phân hoá giàu nghèo và rõ ràng là chúng ta vẫn tranh cãi về điều đó và bởi nó xuất hiện trong mọi nền chính trị. Liệu việc chỉ có vài người sở hữu tài sản lớn có tốt không, hay phân chia đều cho mọi người sẽ tốt hơn, dù nhìn từ góc độ đạo đức hay kinh tế đều vậy. 90% cử tri đến nơi bầu cử.

Vào những năm này thì bầu cử là việc công khai, một bên là thùng phiếu Cộng hoà và bên kia là thùng phiếu của Dân chủ. Và do thế nên đốc công hoặc người của đốc công có thể thấy bạn bầu cho ai. Vì vậy Cộng hoà gây được sức ép nhất định lên công nhân thành phố. Công nhân có thể đã có quyết định cho riêng mình nhưng sức ép sẽ đảm bảo chiến thắng hơn. Khi thùng phiếu được niêm phong, tương lai của đất nước lơ lửng ở vị trí cân bằng.

Trong 20 giờ dài đằng đẵng, Carnegie, Morgan và Rockefeller...đứng ngồi không yên. Một nhóm người đã tạo dưng nên một đất nước hiện đại, xây dựng các đế chế không tưởng trong lĩnh vực dầu, thép và điện. Nhưng giờ đây, các đế chế đó đang bị đe doạ. Người dân khắp đất nước yêu cầu một sự thay đổi. Họ giận dữ với thứ họ coi như là nhũng nhiễu trong kinh doanh và điều kiện làm việc khắc khổ của công nhân.

Cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ năm 1896 chính là đấu trường quyết định tương lai của đất nước và những người khổng lồ đã làm mọi thứ họ có thể để đảm bảo cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng ý họ. Trong lúc nước Mỹ tổ chức bầu cử, Andrew Carnegie, J.P. Morgan, và John Rockefeller buộc phải chờ đợi. Rút cục thì, quyết định nằm trong tay của người dân nước Mỹ. Đất nước chia thành 2 phe, viên Dân chủ William Jennings Bryan đại diện cho phía nam và trung tây. Trong khi đó Thống đốc bang Ohio, William McKinley, thì có giới nhà giàu phía đông bắc.

Trong khi phiếu đang được kiểm, toàn nước Mỹ nín thở chờ đợi kết quả. 

Và cuối cùng, ai là Tổng thống đã được quyết định. Rockefeller, Carnegie và Morgan đã né được một viên đạn. Đất nước sẽ tiếp tục chịu sự điều hành của họ. 

Với việc McKinley lên làm Tổng thống, họ sẽ tiếp tục tự do kinh doanh theo cách quen thuộc, McKinley tiếp tục giữ các quy định cũ. Kinh doanh tiếp tục bình thường và lợi nhuận với các nhà tài phiệt một lần nữa cao chót vót. Carnegie, Rockefeller hay Morgan ngày càng sở hữu nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Họ đã đánh bại kẻ thù chung của mình và mục tiêu cuối cùng cũng đã đạt được, liên minh gò ép ấy cũng tự động sụp đổ theo. Rockefeller là người đầu tiên bứt ra. Vì Rockefeller, và vì Carnegie quá giàu có đi, tài sản của họ quá lớn...họ có nhiều tiền đến nỗi nếu họ tái đầu tư chính công ty của họ thì vẫn dư...vì vậy mà họ tìm kiếm các thứ khác để đầu tư.

Rockefeller, Carnegie và Morgan cùng một nhà tài phiệt khác đã chi tổng cộng 1 triệu USD để ủng hộ cho quỹ tranh cử của Thống đốc McKinley. Đó là chưa kể số tiền đút lót cho báo giới, cùng nhiều nhân vật có ảnh hưởng khác để lên tiếng ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa. Bryan gần như bị phong tỏa cơ hội để tiếp cận dân chúng. Vũ khí chủ lực của ông chỉ còn là những cuộc vận động tranh cử đến các địa phương. Không những vậy, đến ngày bầu cử, các tài phiệt còn chỉ đạo những quản đốc tìm cách thúc ép công nhân bỏ phiếu cho ứng viên McKinley.

McKinley thắng cử với tỷ lệ phiếu bầu 51% so với 47% của đối thủ. Đế chế của 3 vị vua tạm an toàn thêm 4 năm. Nhưng người tính không bằng trời tính, giữa nhiệm kỳ thứ hai William McKinley bị ám sát, phó tổng thống Theodore Roosevelt (người chủ trương phá vỡ chế độ độc quyền, người mà ba nhà tài phiệt sắp xếp vào vị trí phó tổng thống trong cuộc bầu cử, một vị trí ngồi chơi xơi nước) lên thay, ông khởi kiện các công ty trên vì độc quyền và chính phủ thắng kiện, các công ty độc quyền phải chia thành nhiều công ty nhỏ, chấm dứt thời kỳ tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước ở Mỹ.

Tổng thống Theodore Roosevelt – người phá tan chế độ độc quyền của các nhà tài phiệt Mỹ, mở đầu chế độ cộng hòa dân chủ

Thời kì mà Morgan góp công tạo thành nên khi ông cùng các đối thủ đưa Tổng thống của mình vào Nhà Trắng. Họ có thể đã xử lý vụ Tổng thống, nhưng họ không thể tránh né chính trị mãi. Quyền lực của họ đối với các ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia sớm bị để ý bởi một chính trị gia đang nổi, Theodore Roosevelt

Roosevelt xuất thân từ một gia đình giàu có ở New York và có cơ hội trở thành một doanh nhân như Carnegie hay Rockefeller, nhưng ông đã chọn con đường khác. Từ bỏ sự nghiệp kinh doanh để theo đuổi chính trị. Nhưng cậu Roosevelt trẻ tuổi lại có vấn đề về hình tượng. Quần áo mắc tiền và cách ứng xử của giới nhà giàu khiến ông bị chế nhạo. Ông phải chịu nhiều khổ cực để tái tạo lại hình tượng làm người mẫu cho một xưởng ảnh ở thành phố New York mặc như một thợ săn ở Vùng đất cằn cỗi với một con dao trạm trổ tinh xảo bằng bạc từ Tiffany

Những tấm hình đó giúp Roosevelt biến bản thân từ một nhà quý tộc ở New York thành một người của công chúng. Và, khi ông gia nhập quân đội, những tấm hình ông chụp trở thành hiện thực. Theodore Roosevelt trở thành một người hùng trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Và một chính trị gia trụ cột Cộng hòa ở bang New York nói với Theodore Roosevelt rằng, "anh là cậu bé vàng của tôi."

Nhờ các cử chỉ anh hùng cao đẹp ông nhanh chóng được trao quyền ứng cử đại diện Cộng hòa và trở thành Thống đốc bang New York. Roosevelt nhanh chóng thể hiện tính độc lập của mình, được biết đến như một chính khách không thể nào bị thao túng được. Với cương vị Thống đốc bang New York, Roosevelt thông qua nhiều điều luật thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp cỡ lớn. Các mục tiêu lớn nhất của ông là các ngành độc quyền thế lực nhất quốc gia và những ông chủ của các ngành đó. Rockefeller và Morgan đều biết không thể mua chuộc Roosevelt nên họ tìm cách khiến thế lực của ông yếu nhất có thể. Một cách để kìm giữ Roosevelt không cho ông trở thành một hình tượng trọng điểm ở hàng ngũ quốc gia là khiến ông trở thành Phó Tổng thống. 

Bởi vì, Phó Tổng thống không có nhiều việc để làm. Một năm bầu cử mới đang đến, đây là trận tái đấu của năm 1896 giữa McKinley và William Jennings Bryan. Thông qua hàng loạt các thỏa thuận ngầm, vài người quyền lực giàu nhất quốc gia thuyết phục Kinley đưa tên của Roosevelt vào danh sách ứng cử. 

Chức Phó Tổng thống vào những ngày đó, chỉ như là nơi để người ta biến mất. McKinley tái đắc cử với số phiếu áp đảo và Roosevelt thì trở thành Phó Tổng thống. Rockefeller và Morgan cho rằng họ đã bảo vệ thành công đế chế của họ.

Nhờ có McKinley ở cương vị Tổng thống 4 năm tới, John Rockefeller và J.P. Morgan sẽ tự do mở rộng đế chế của mình mạnh hơn nữa. Vào tháng 9 năm 1901, Tổng thống McKinley du hành tới Buffalo để diễn thuyết về dự báo sự phồn vinh của nước Mỹ. Nhưng sự phồn vinh đó không đến được với tất cả mọi người. Rất nhiều người vẫn phải vật lộn sống qua ngày và họ chán ngấy mối quan hệ mật thiết giữa McKinley và các ông lớn trong kinh doanh.

Leon Czolgosz từng là một công nhân, anh vừa mất việc tại một công ty J.P. Morgan mua lại trong lúc tạo nên Thép Mỹ. Trong lúc Czolgosz tìm cách tồn tại, anh tham gia vào các phong trào đấu tranh đang nổi lên. Anh ngày càng tin rằng Chính phủ đang giúp bọn nhà giàu bóc lột người nghèo và anh quyết định chấm dứt chuyện đó.

8 ngày sau buổi nổ súng, William McKinley qua đời do vết thương quá nặng, trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ 3 bị ám sát. Đối với những người quyền lực nhất nước Mỹ, đây là viễn cảnh tồi tệ nhất. Chỉ một viên đạn của kẻ ám sát đã cướp đi Tổng thống của họ, một người họ tốn hàng triệu đô-la giúp thắng cử, và tệ hại hơn, cái chết đó giúp kẻ thù đáng sợ nhất của họ mạnh hơn.

Teddy Roosevelt sắp sửa trở thành lãnh đạo của một thế giới tự do. 

- Ngài Theodore Roosevelt có trang trọng thề rằng ông sẽ trung thành điều hành văn phòng Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Và với tất cả khả năng của mình, gìn giữ, bảo vệ và thực thi Hiến pháp của Hoa Kì không?

- Tôi xin thề!

Roosevelt khẳng định những nhà tư bản lớn chỉ nên coi mình đơn thuần là nhà tư bản. Và khẳng định những công chức được bầu cử của đất nước là những người do dân chúng chọn lựa. Không ai bầu J.P. Morgan vào danh hiệu gì cả. Cũng không ai bầu John D. Rockerfeller vào chức vụ gì. Nhưng người dân đã gián tiếp bầu Theodore Roosevelt vị trí Tổng thống và ông ấy sẽ tận dụng hết vị trí đó.

Roosevelt nhanh chóng khai triển một chiến dịch chống các ngành độc quyền lớn nhất nước. Ông lần lượt khởi kiện các công ty trên vì độc quyền (đạo luật Chống độc quyền Sherman được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1890). Mục tiêu đầu tiên đã được xác định, đó là tập đoàn đường sắt do J.P. Morgan sở hữu và chính phủ thắng kiện. Các công ty độc quyền phải chia thành nhiều công ty nhỏ, chấm dứt thời kỳ tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước ở Mỹ .

Morgan yêu cầu được gặp Tổng thống. Ông lao như cơn bão từ New York đến Washington, xông thẳng vào Nhà Trắng. Và ông nói:

- "Tôi không hiểu nổi, nếu có vấn đề thì cứ cử người xuống chỗ người của tôi và họ sẽ giải quyết xong chuyện ngay" . Và Roosevelt đáp, "Đây chính xác là vấn đề với Morgan. Hắn hành xử cứ như tôi là một ông trùm của ngành cạnh tranh hay gì đó".

Và Morgan, người nghĩ mình có thể thao túng Roosevelt, bất giác nhận ra Roosevelt không thể nào bị thao túng được. Roosevelt không chịu nhún nhường trước Morgan. Ông kiện công ty của Morgan lên Tòa án Liên bang. Vụ chống độc quyền đầu tiên của Chính phủ với một tập đoàn lớn.

Roosevelt tiến tới chiến thắng và thế độc quyền đường sắt của Morgan sụp đổ. Đây là một cú choáng váng đối với J.P. Morgan. Một cú ông không quên được trong nhiều năm và nó cũng là dấu hiện của những chuyện sắp đến với những người khổng lồ khác.

Roosevelt tái đắc cử nhiệm kì thứ 2, và trong suốt thời gian ông cầm quyền, ông đã kiện hàng tá các ngành độc quyền. Đó là một thời kì của những thay đổi lớn với quốc gia. J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie bỗng thấy mình yếu ớt và nhỏ bé. 

Những người khổng lồ có tuổi buộc phải ra tay bảo vệ đế chế đang lụi tàn của mình. Nhưng trong khi các ngành độc quyền khác sụp đổ, vẫn có một mục tiêu đứng vững. Standard Oil của John D. Rockefeller đã xoay xở chống đỡ được khỏi sụp đổ qua nhiều lần bị chính phủ sờ gáy. 

Nhưng Rockefeller không thể lẩn trốn mãi được. Standard Oil nổi tiếng là công ty bị ghét nhất nước Mỹ. Nó thực sự trở thành biểu tượng cho mọi tội lỗi của các doanh nghiệp lớn. Nó là ví dụ của các doanh nghiệp độc quyền lớn mạnh và không có gì, hay bất cứ ai đủ năng lực kìm hãm lại. 

Chính phủ lập hồ sơ kiện Standard Oil và đây hứa hẹn là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất lịch sử, và nhân vật hàng đầu của đơn kiện sẽ là bản thân John D. Rockefeller.

Liên bang gửi trát hầu tòa nhưng Rockefeller đã kịp trốn chạy. Từ California, đến Maine, đến Key West...Con người quyền lực nhất nước Mỹ giờ trở thành kẻ trốn chạy công lý. Ông đi khắp đất nước để trốn tránh phải hầu tòa. Cuối cùng, ông chấp nhận hầu tòa để biện hộ cho Standard Oil và biện hộ cho cả hình thức kinh doanh giúp Rockefeller tạo ra đế chế của mình.

Nước Mỹ đã nổi bật trên sân khấu thế giới, được tái thiết suốt 5 thập kỷ qua bởi John Rockefeller, Andrew Carnegie, và J.P. Morgan. Họ ở trên đỉnh cao nhiều năm cho đến khi Chính phủ xử lý các doanh nghiệp lớn một cách mạnh tay.

Phiên tòa bắt đầu làm việc.

- Xin hãy xưng danh.
-
John Rockefeller.
-
Ông Rockefeller, ông có thể cho tòa biết làm thế nào chỉ trong một năm, cụ thể là năm 1872, ông giành được toàn bộ nhà máy lọc dầu ở Cleveland?
- Tôi không nhớ. Chuyện 36 năm trước rồi.

- Ông đã đe dọa để loại bỏ cạnh tranh, có phải không? Ý tôi là, ông đã thực hiện một cách tàn bạo đến nỗi được biết đến là cuộc thảm sát ở Cleveland.
- Tôi không nhớ có cuộc thảm sát nào cả.
- Ông có biết gì về số tiền của Standard Oil trả cho một nghị sĩ, số tiền 15 nghìn đô-la để chặn một dự luật ảnh hưởng xấu đến Standard Oil không?
- Tôi không nhớ gì hết.

- Ông Rockefeller, tòa có bằng chứng cho thấy ông khiến vô số nhà máy lọc dầu phá sản.
- Tôi không biết gì về chuyện đó.
- Ông có thừa nhận rằng Standard Oil có được khả năng sinh lời hơn đa số các ngành khác không?
- Khả năng thu lợi nhuận của chúng tôi không hề cao hơn của Thép Mỹ. Tôi không hề nghe có ai muốn thử kéo đổ Thép Mỹ.

Trong lúc Rockefeller chiến đấu để cứu công ty mình, J.P. Morgan vừa kịp cứu nền độc quyền thép của mình không nằm trong danh sách tấn công của Chính phủ. Ông sử dụng quyền lực và sức ảnh hưởng để thu xếp hàng loạt giao dịch của quốc gia, áp đặt quyền uy của Thép Mỹ để củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước.

Giao dịch lớn nhất của Morgan chỉ vừa mới bắt đầu với chính phủ Mỹ. Nhiều năm qua, có rất nhiều người nỗ lực thử xây dựng một kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh đào đó sẽ giúp thời gian di chuyển từ Đông sang Tây chỉ còn một nửa, tiết kiệm cho tàu bè hơn 12000 km mỗi chuyến. Nhưng chưa từng có ai đủ năng lực làm chuyện đó, cho đến bây giờ.

J.P. Morgan đóng vai trò là người trung gian cho Chính phủ và thu được 40 triệu đô la... tức 7 tỷ đô la ngày nay...để khởi động dự án. Kênh đào Panama là dự án xây dựng đầy tham vọng mà nước Mỹ từng thực hiện. Hơn 75 nghìn công nhân làm việc dưới cái nắng đổ lửa, chống chịu nhiều bệnh tật đào con kênh dài hơn 82 km từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Để có được nhân lực, nguyên vật liệu, và tài chính; và để đào một con kênh xuyên giữa nước Panama kết nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương thì chỉ có một quốc gia công nghiệp phát triển mới làm được. 

Kênh đào Panama là hiện thân của tất cả những gì làm nước Mỹ trở nên quyền lực nhất thế giới. Xây dựng bằng thép, vận hành nhờ điện và hoạt động nhờ xăng. Và làm được chuyện đó là nhờ có sức mạnh tài chính của một trong những người quyền lực nhất nước.

Nhưng thời đại của độc quyền vẫn đang bị xét xử và quyền lực không có thách thức của những người khổng lổ sử dụng để tích cóp cho đế chế sẽ không trường tồn. Sau nhiều thập kỉ phát triển vượt bậc nước Mỹ đã trở thành một siêu cường quốc công nghiệp. Các thay đổi được dẫn dắt bởi vài công ty lớn nhất mà thế giới từng biết đến: Thép Mỹ, Standard Oil và Gernal Electronic.

Nhưng cũng có cái giá cho của các thay đổi đó. Công nhân bất bình với điều kiện làm việc nguy hiểm tại các nhà máy khắp đất nước. Và khoảng cách giữa giàu và nghèo chưa từng lớn như thế. Rất nhiều người tin rằng các công ty lớn nhất nước Mỹ đang kìm hãm đất nước. 

Kỷ nguyên độc quyền đang bị đe dọa. Trong 40 năm sự nghiệp John Rockefeller sử dụng các phương pháp mới và sự khéo léo để tạo nên một tập đoàn mà thế giới chưa từng thấy. Nhưng ông cũng nổi tiếng là nhẫn tâm và nhiều người nghĩ là quá mức.

Đối với John D. Rockefeller, ngày phán xét là ở đây nơi xảy ra phiên xét xử của thế kỉ: Người dân đấu với Standard Oil. Bức tranh vẽ Standard Oil là một bức cực kì đầy vẻ thất vọng. Chưa từng có tổ chức độc quyền nào trong lịch sử Mỹ lại điêu tàn đến vậy trên con đường theo đuổi lợi nhuận. Hết lần này đến lần khác tòa nghe rất nhiều về cách Standard Oil dùng các khoản hối lộ từ ngành đường sắt, thường xuyên tham gia vào việc làm giá cao cắt cổ, đe dọa và lợi dụng các vùng bán độc quyền để làm các nhà máy lọc dầu khác phá sản.

Hơn 30 năm, Standard Oil đặt nhiệm vụ là tiêu diệt cạnh tranh và biến lọc dầu trở thành ngành độc quyền để nâng giá dầu hỏa lên

- Ông Rockefeller, trước khi toà đưa ra quyết định của mình, ông có muốn nói điều gì không?
- Khi tôi gia nhập ngành dầu, chỉ toàn là một mớ hỗn loạn. Tôi đã đem đến trật tự. 
- Tôi mua lại hàng kém chất lượng, thị trường không hiệu quả và xây dựng cả một ngành công nghiệp. Bắt buộc phải làm theo cách đó vì đó là cách duy nhất. 
- Đâu có ai phàn nàn khi tôi đưa ánh sáng đến mọi ngôi nhà. Không ai phàn nàn khi tôi tạo cả ngàn công ăn việc làm, hay hàng triệu đô la nhờ xuất khẩu. Nhờ có dầu mà đất nước mới tiến tới được. 
- Tòa gọi đó là độc quyền. Tôi đơn thuần chỉ coi là kinh doanh. Giờ, tòa nói tôi nghe. Tại sao tôi ở đây?

Sau nhiều thập kỉ làm bất kì chuyện gì để loại bỏ cạnh tranh, John D. Rockefeller đang đấu tranh để cứu công ty ông xây dựng từ tay trắng thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới. Doanh nghiệp lớn là một thứ nguy hiểm trong mắt nhiều người bởi quyền lực của nó. 

Chính phủ Hoa Kì kiện Standard Oil. Vụ xét xử chống độc quyền lớn nhất lịch sử sắp sửa đến hồi kết. 444 nhân chứng đã kêu gọi ủng hộ, 12.000 trang lời khai đã được ghi lại, nhưng cuối cùng tất cả đều chỉ dồn vào lời khai của một người.

- Tòa gọi đó là độc quyền. Tôi đơn thuần chỉ coi là kinh doanh.

John Rockefeller đã làm mọi thứ có thể để giữ cho nền độc quyền của ông nguyên vẹn, nhưng ông không còn kiểm soát được số mệnh của Standard Oil được nữa. Trong vụ kiện giữa Hợp chủng quốc Hoa Kì và công ty Standard Oil, phiên tòa đã có kết luận.

- Phiền tòa quyết định chống lại Công ty độc quyền Standard Oil do các hoạt động kinh doanh không công bằng, các hoạt động đã vi phạm Đạo luật Chống độc quyền ShermanCông ty độc quyền Standard Oil phải bị chia tách trong vòng 6 tháng tới.

Đây có phải là kết thúc cho Standard Oil không?

Standard Oil của John Rockefeller sụp đổ hoàn toàn, bị chia ra thành 34 công ty nhỏ hơn. Thời kì của độc quyền đã chấm dứt. Standard Oil bị hạ bệ lại là một điềm tốt đối với những thành viên chủ chốt mới nổi, một thế hệ doanh nhân mới nhất như là Henry Ford. Ford đang đợi tương lai của công ty.

John Rockefeller có thể đã thua vụ kiện, nhưng các công ty nhỏ hơn hình thành từ Standard Oil sẽ tiếp tục phát triển lên thành những tập đoàn khổng lồ như Exxon, Mobil hay Chevron. Và John Rockefeller vẫn là cổ đông chính trong mỗi công ty mới đó. Ảnh hưởng của vụ kiện đối với John D. Rockefeller lại trở thành một cơ hội tạo dựng hạnh phúc. Kể cả khi đã bị đánh bại, John Rockefeller vẫn trở thành người giàu nhất lịch sử thế giới với số tài sản tương đương gần 660 tỷ đô la ngày nay.

Vào một bình minh trong lành, 2 năm sau khi Standard Oil chia ra, John Rockefeller cùng với đối thủ cũ Andrew Carnegie thương tiếc một người trong bộ ba. Chưa tới một tháng sau sinh nhật lần thứ 76 của mình, J.P. Morgan chết trong lúc ngủ. Morgan để lại một dấu ấn lớn trong tài chính Mỹ. Sở giao dịch chứng khoán New York đóng cửa để tưởng niệm ông,.J.P. Morgan đương nhiên là người lỗi lạc nhất ngành ngân hàng nếu nói về việc tạo ra tài chính hiện đại...

Các kình địch cũ từng xem nhau là đối thủ cạnh tranh kịch liệt giờ đây, trong những năm tháng bên kia sườn dốc, những người sinh ra thương mại Mỹ cuối cùng cũng tìm thấy sự tôn trọng chung.

Đối với Rockefeller và Carnegie, sự ra đi của Morgan là một lời nhắc nhở...thời gian không còn nhiều và hiện thực đó khơi mào một trận chiến mới. Cạnh tranh của họ không còn là ai kiếm được nhiều tiền hơn, mà là ai có thể cho đi nhiều hơn.

Andrew Carnegie là nhà tư bản lớn đầu tiên của thời kì đó bị cắn rứt lương tâm bởi quá khứ làm giàu. Ông quyết định mình sẽ dùng tài sản của mình cho mục đích tốt và ông nói rằng một người chết giàu thì chết đi sẽ bị ruồng bỏ. Andrew Carnegie không phải là một người được ưa thích trong đám bạn triệu phú của mình vì ông yêu cầu những nhà triệu phú đó phải cho hết tiền của họ đi. Carnegie cho đi hơn 350 triệu đô la tương đương 67 tỉ đô la ngày nay. Đa phần là cho giáo dục và nơi ông thích nhất... thư viện. Có hơn 2500 "thư viện Carnegie" được xây dựng ở 49 bang và trên toàn thế giới.

Nhưng ngay cả trong trận chiến này Carnegie vẫn sẽ bị đánh bại bởi đối thủ cũ. Vì John Rockefeller thọ hơn Carnegie 13 tuổi. Chừng ấy thời gian, cùng với giá trị tài sản lớn hơn, cho phép ông cho đi số tiền mà Carnegie không bao giờ có thể cho được. Suốt cuộc đời, Rockefeller biếu tặng hàng triệu đô la cho nhà thờ và vô số trường đại học.

Năm 73 tuổi, ông thành lập Quỹ Rockefeller với tiền đóng góp cá nhân ông là 100 triệu đô la tương đương 38 tỷ đô la ngày nay. Số tiền đó sẽ tiếp tục thúc đẩy y tế cộng đồng trên thế giới trong nhiều thập kỉ.

John Rockefeller thọ 97 tuổi và biếu tặng hơn 530 triệu đô la trong đời ông. Món quà mà ngày nay tương đương hơn 100 tỷ đô la. Từ một đất nước bị tàn phá thành quốc gia quyền lực nhất thế giới. Nước Mỹ không tự nhiên mà có. Con người đã xây dựng nên nó.

Tài liệu tham khảo

Những người kiến tạo nước Mỹ. http://hahoangkiem.com/tinh-hoa-nhan-loai/nhung-nguoi-kien-tao-nuoc-my-1498.html

Nguồn:http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-henry-ford-p5-5/955363584488404?pnref=story

http://quochoi.org/cac-tai-phiet-my-ngoai-hang-ba-vi-vua.html

http://nguyentandung.org/cac-tai-phiet-my-ngoai-hang-ky-2-thao-tung-bau-cu-tong-thong.html

http://trandaiquangvn.org/tag/tai-phiet-my

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bài về chủ bút

    Tinh hoa nhân loại

      Khoa học

        Văn học

          SÁCH CỦA TÔI