Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp thực thể và suy thận cấp chức năng

Cập nhật: 18/04/2014 Lượt xem: 32188

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

                   Suy thận cấp thực thể là suy thận cấp mà ống thận đã bị hoại tử, còn suy thận cấp chức năng là ống thận còn nguyên vẹn cả cấu trúc và chức năng, nhưng do các yếu tố trước thận như shock, tụt huyết áp trụy tim mạch, làm giảm mức lọc cầu thận, nên làm tăng các nitơ phiprotein trong máu. Chẩn đoán phân biệt được hai thể này giúp tiên lượng được kết quả điều trị.

                 Test                                             STC thực thể                                           STC chức năng

Tốc độ tăng creatinin máu:                            0,3-0,5 mg/dl/ngày                            Thay đổi và dao động
Tỉ số Ure/creatinin máu:                                20-30/1                                                             >40/1

Độ thẩm thấu nước tiểu(mOsm/kg):              <450                                                                 >500         

Tỉ trọng nước tiểu:                                         <1,010                                                              >1,020
Na niệu (mmol/l):                                            >40                                                                  <20
Tỉ số creatinin niệu/máu:                                <20                                                                  >40
FENa(%)                                                        >2                                                                    <1
Cặn nước tiểu:                                           Trụ hạt màu nâu bẩn                                   Bình thường hoặc

                                                                   Tế bào biểu mô                                           Trụ tế bào biểu mô

                                                                    Hoặc kết hợp                                              Trụ hyalin

             Các chỉ số trên không áp dụng cho bệnh nhân có bệnh thận mạn hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu gần đây (Cập nhật 3/2013 bởi Navin Jaipaul, MD).

Lời bàn:

1. Tốc độ tăng creatinin máu: nếu suy thận cấp thực thể thì tốc độ tăng 0,3-0,5mg/dl/ngày, tốc độ tăng càng nhanh thì tiên lượng càng xấu. Nếu suy thận cấp chức năng thì tăng creatinin máu thay đổi và dao động trong ngày lúc cao lúc thấp vì phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thận.

2. Tỉ số ure/creatinin máu (đương nhiên phải đổi cho cùng đơn vị): suy thận cấp thực thể thì tỉ lệ này là 20-30/1 (nếu tính BUN/creatinin máu thì tỉ lệ này là 10-15/1). Nếu là suy thận chức năng thì ure tăng nhiều hơn creatinin làm tỉ lệ này >40/1.

3. Độ thẩm thấu nước tiểu: nếu suy thận cấp thực thể thì khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận bị giảm nghiêm trọng nên độ thẩm thấu thường chỉ đạt 350mOsm/kg hoặc <450 mOsm/kg. Nếu suy thận cấp chức năng thì khả năng cô đặc của thận vẫn tốt nên độ thẩm thấu nước tiểu vẫn đạt >500 mOsm/kg.

4. Tỉ trọng nước tiểu được dùng khi không đo được độ thẩm thấu nước tiểu. Ý nghĩa và thay đổi của tỉ trọng trọng nước tiểu tương tự như độ thẩm thấu nước tiểu.

5. Na niệu là nồng độ Na trong nước tiểu: Nếu suy thận cấp thực thể thì ống thận không tái hấp thu được Na, để mất Na ra nước tiểu nhiều làm cho nồng độ Na trong nước tiểu cao >40. Nếu suy thận cấp chức năng thì khả năng tái hấp thu Na của ống thận còn bình thường, nên nồng độ Na niệu thấp <20.

6. Tỉ số creatinin niệu/máu: nếu suy thận cấp thực thể thì thận đào thải creatinin kém làm cho creatinin máu tăng trong khi creatinin niệu giảm dẫn tới tỉ số <20. Nếu suy thận cấp chức năng, thận vẫn đào thải creatinin bình thường nên tỉ số >40.

7. FENa(%) đây là phân số thải Na+ (Fraction Ejection Na), phân số này được tính bằng cách chia hệ số thanh thải Na+ cho hệ số thanh thải creatinin ta được (Na niệu×creatinin máu)/(creatinin niệu×Na máu), kết quả nhân 100. Nếu suy thận cấp thực thể ống thận mất khả năng tái hấp thu Na+, để mất nhiều Na+ qua nước tiểu làm FENa >2%. Nếu suy thận cấp chức năng, khả năng tái hấp thu Na của ống thận vẫn bình thường nên lượng Na thải qua nước tiểu thấp làm FENa+ vẫn giữa được mức bình thường <1.

8. Cặn nước tiểu: Nếu thấy trong nước tiểu có trụ hạt màu nâu bẩn (do ống thận bị hoại tử), tế bào biểu mô ống thận, hoặc cả hai là biểu hiện của hoại tử ống thận đây là suy thận cấp thực thể. Nếu suy thận cấp chức năng thì ống thận còn bình thường nên căn nước tiểu bình thường, có thể có trụ hyalin.

             Với 8 thông số trên, nếu đánh giá được càng nhiều thông số thì độ chính xác của chẩn đoán càng cao.

               Mô bệnh học thận của bệnh nhân suy thận cấp xem dưới kính hiển vi quang học phóng đại 40 lần, nhuộm HE. Tế bào ống thận hoại tử mất nhân, mất bào tương, còn màng nền ống thận (mũi tên trên), Mất cả màng nền ống thận (mũi tên dưới bên trái)


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI