Điện não đồ trong thực hành lâm sàng

Cập nhật: 03/04/2017 Lượt xem: 12702

Điện não đồ trong thực hành lâm sàng

Điện não đồ ghi lại hoạt động điện sinh học của não bằng các điện cực đặt ở da đầu, một số ít trường hợp được đặt ở bề mặt vỏ não, hoặc trong chất não. Những hoạt động điện này biểu hiện bằng các sóng trên bản ghi điện não.

1. Quy trình ghi điện não đồ

1.1. Cách đặt điện cực

1302.gif

http://thankinh.edu.vn/upload/images/Screen%20Shot%202014-10-19%20at%202_13_15%20PM.png

Hình 1: Hệ thống quốc tế 10-20 được nhìn từ A ( bên trái) và B ( phía trên đầu ). A= dái tai, C= trung tâm, Pg=mũi hầu, P= đỉnh, F=trán, Fp= đỉnh trán, O=chẩm. Số chẵn bên phải, số lẻ bên trái.

Các điểm mốc:

-  Điểm gốc mũi (nasion), nằm giữa 2 chân lông mày (glabella).

-  Điểm chẩm (inion).

-  Ống tai ngoài 2 bên.

Với các ký hiệu sau đây:

-  F là trán (Frontal).

-  O là chẩm (Occipital).

-  C là trung tâm (Central).

-  P là đỉnh (Parietal).

Đánh số lẻ nếu là bên trái, và số chẵn nếu là bên phải.

1.2. Quy trình ghi

Kéo dài khoảng 20 phút:

- Đầu tiên, cho bệnh nhân nhắm mắt thư giãn 3-4 phút.

- Sau đó thực hiện nghiệm pháp mở - nhắm mắt (mở mắt trong vòng 10 giây, sau đó nhắm mắt).

-  Nghỉ 5 phút sau nghiệm pháp mở - nhắm mắt.

- Sau đó thực hiện nghiệm pháp hít thở sâu (tăng thông khí) trong 3 phút.

- Làm tiếp nghiệm pháp kích thích ánh sáng sau đó nếu nghi ngờ có động kinh.

- Kết thúc quá trình ghi điện não bằng việc cho bệnh nhân nhắm/mở mắt thêm 1 lần nữa.

1.3. Lý giải

- Nghiệm pháp nhắm mở mắt (nghiệm pháp Berger): Giúp xác định tình trạng ức chế nhịp alpha khi mở mắt và tình trạng thức tỉnh của bệnh nhân.

- Các nghiệm pháp hoạt hóa: được sử dụng thường quy để gợi ra các hoạt động dạng động kinh (epileptiform activity) ở những bệnh nhân nghi ngờ động kinh.

+ Tăng thông khí (Hyperventilation): thực hiện trong 3 phút. Không thực hiện nghiệm pháp này cho người có bệnh lý tim mạch nặng, bệnh lý mạch máu não nặng và người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Kích thích ánh sáng (Photic stimulation): khởi đầu ở tần số kích thích 3 chu kì/ giây, sau đó tăng dần đến 30 chu kì/ giây. Thời gian kích thích ở một tần số là 10 giây và thời gian nghỉ giữa hai tần số kích thích cũng là 10 giây. Nghiệm pháp này phải ngưng ngay khi bệnh nhân có đáp ứng co giật do ánh sáng (photoconvulsive response).

+ Gây mất ngủ (sleep deprivation): Đây là nghiệm pháp giúp làm tăng khả năng phát hiện hoạt động động kinh, giúp ghi điện não đồ giấc ngủ.

2. Các loại sóng

2.1. Các loại sóng điện não cơ bản

1305.gif

Hình 2. Các dạng sóng điện não đồ.

Bảng 1. Đặc điểm vật lý của các sóng điện não.

Dạnh sóng

Tần số (Ck/s)

Biên độ (mcV)

Vùng phân bố

Beta

> 13

< 20

Trán (F), trung tâm (C)

Alpha

8 - 13

20 - 100

Đỉnh (P), chẩm (O), thái dương (T)

Theta

4 -7

30 – 60

 

Delta

< 4

Cao

 

2.2. Các sóng nhiễu

- Nhiễu sinh lý: nhiễu điện cơ, nhiễu điện tim, cử động mắt, cử động lưỡi, mồ hôi da, hô hấp, …

- Không sinh lý: do điện cực, thiết bị, môi trường.

2.3. Điện não đồ bình thường

- Ở người lớn lúc thức: nhịp trội phía sau tần số 8.5- 11 Hz, và các hoạt động nhanh, tần số thấp ở các chuyển đạo phía trước.

- Ở trẻ em: nhịp trội phía sau có tần số thấp hơn và biên độ cao hơn, đôi khi có sóng chậm ở phía sau.

- Một số biến thể bình thường: như nhịp Mu (điện thế âm, tần số 8-10Hz, mất khi cử động tay bên đối diện), biến thể alpha chậm, alpha nhanh, sóng lamda, sóng nhọn dương thùy chẩm trong giấc ngủ (POST- positive occipital sharp transient of sleep),...

2.4. Các bất thường hay gặp trên điện não đồ

- Các sóng chậm: có thể gặp trong tổn thương cấu trúc não (sóng chậm thường khu trú), hay liên quan mật thiết với các hoạt động động kinh, hay do các bệnh lý não

- Các bất thường về biên độ:

+ Biên độ thấp cục bộ do tổn thương vỏ não, tổn thương choán chỗ trong hay ngoài sọ.

+ Biên độ thấp lan tỏa gặp trong trường hợp bệnh nhân lo lắng gây giảm tính đồng bộ của hoạt động vỏ não, cũng có thể gặp trong trường hợp có tổn thương vỏ não hay rối loạn chức năng vỏ não.

+ Điện não đẳng điện.

+ Biên độ tăng cục bộ trong khuyết sọ: hoạt động beta biên độ cao, tăng độ nhọn của các sóng (nhịp cửa sổ- breach rhythm)

- Các hoạt động có chu kỳ:

+ Hoạt động có chu kỳ khu trú ở một bên bán cầu (PLEDs- periodic lateralized epileptiform discharges), có lúc xuất hiện độc lập ở hai bán cầu (biPLED). Các bất thường này có thể gặp trong các tổn thương não cấp như: đột quỵ, viêm não, cũng có thể gặp ở các trường hợp động kinh lâu năm.

+ Hoạt động có chu kì toàn thể: có thể gặp trong bệnh não chuyển hóa, ngộ độc, thiếu oxy, bệnh Creutzfeldt- Jacob (bệnh bò điên).

+ Dạng bùng nổ - ức chế (burst- suppression pattern) hay dạng ức chế - bùng nổ (suppression- burst pattern): gặp trong các bệnh não nặng

- Động kinh:

Điện não đồ sẽ ghi nhận xem có các phóng điện dạng động kinh hay không, khu trú hay toàn thể, vị trí ở đâu. Các phóng điện dạng động kinh bao gồm: gai, sóng nhọn, phức hợp gai- sóng, gai- sóng chậm, đa gai, đa gai- sóng chậm, đa sóng nhọn- sóng, đa sóng nhọn- sóng chậm.

3. Biến đổi điện não trong một số bệnh lý hệ thần kinh trung ương

Biên độ điện não đồ không mang tính chất đặc hiệu cho từng bệnh lý riêng biệt. Việc chẩn đoán bản chất bệnh phải kết hợp chặt chẽ giữa điện não đồ với các biểu hiện lâm sàng, giữa điện não đồ với các xét nghiệm cần thiết khác để xác định.

3.1. Biến đổi điện não đồ trong bệnh lý động kinh

Hoạt động kịch phát kiểu động kinh là những loại hoạt động của nhiều dạng sóng điện não, có thể gặp: gai nhọn, phức hợp gai nhọn-chậm, nhọn-chậm, sóng chậm theta hoặc delta. Những loại hoạt động này xuất hiện đột ngột, đồng thì trên một số kênh hoặc trên tất cả các kênh rồi biến mất đột ngột, phân biệt rõ với hoạt động nền.

Các loại kịch phát có thể ghi được trên điện não đồ khi bệnh nhân đang lên cơn lâm sàng, cũng có thể ghi được giữa các cơn lâm sàng.

Biểu hiện điện não theo các dạng cơn lâm sàng

Động kinh cục bộ: hoạt động kịch phát xuất hiện khu trú trên một số bệnh (tương ứng với vùng neuron bi xâm phạm)

Có thể gặp kịch phát của sóng nhọn, gai nhọn, phức hợp gai nhọn-sóng, ổ đối sóng.

Cơn cục bộ chuyển thành toàn thể hoá: hoạt động kịch phát lúc đầu xuất hiện khu trú ở một số kênh, sau đó kịch phát lan toả trên tất cả các kênh hai bên bán cầu.

+ Cơn động kinh toàn thể kiểu cơn lớn

Điện não đồ ghi giữa các cơn

Xuất hiện các loại hoạt động kịch phát ở trên tất cả các kênh hai bên bán cầu, có thể với sóng nhọn, phức hợp nhọn-sóng, sóng chậm theta hoặc delta.

Điện não ghi trong cơn lâm sàng

Do trong cơn động kinh bệnh nhân có co giật và mất ý thức nên trên điện não đồ ngoài những hoạt động kịch phát còn có nhiều hoạt động điện cơ và sóng chậm lan toả hai bên, có thể chia theo các giai đoạn sau:

Trước cơn lâm sàng vài giây xuất hiện rải rác sóng chậm biên đô thấp rồi chuyển nhanh thành các sóng chậm, gai nhọn biên độ cao, tần số nhanh trên tất cả các kênh (tương ứng giai đoạn co cứng trên lâm sàng). Sau đó các sóng dạng gai biên độ cao dần và tần số giảm dần.

Tiếp sau đó tần gai nhọn chậm dần và số lượng sóng chậm nhiều lên. Lúc đầu sóng chậm tần số 3 ck/s sau giảm dần còn 1 ck/s và chiếm ưu thế trên toàn bộ bản ghi (tương ứng giai đoạn doãi cơ trên lâm sàng, bệnh nhân mất hoàn toàn ý thức).

Các sóng chậm kéo dài theo độ dài của cơn lâm sàng, sau đó sóng chậm điện thế thấp dần cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn. Nếu sau cơn bệnh nhân ngủ lịm thì trên điện não đồ xuất hiện điện não của giấc ngủ.

http://thankinh.edu.vn/upload/images/Screen%20Shot%202014-10-19%20at%2010_22_39%20PM.png

Hình 3.

+ Cơn vắng ý thức

Xuất hiện các hoạt động kịch phát gai nhọn-sóng hoặc đa gai nhon-sóng tần số 2-4 ck/s. Thể vắng ý thức điển hình tần số 3-3.5 ck/s.