Co giật ở trẻ em
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.
Co giật cơ: Là sự co cơ đột ngột ngắn, không có nhịp điệu, tùy thuộc từng trường hợp liên quan đến một cơ, một chi hoặc toàn thân.
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Co giật triệu chứng (co giật có tổn thương thực thể ở não)
Là những co giật bắt nguồn từ một vùng tổn thương ở não, có thể có một hoặc nhiều ổ, có thể trên hoặc dưới vỏ não. Do nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc khối u.
Tại vùng tổn thương ở não có những tế bào thần kinh còn sống sót, nhưng sống trong trạng thái nuôi dưỡng thất thường; những tế bào này vẫn tiếp tục hoạt động nhưng dễ bị kích thích nên gây ra tình trạng co giật.
- Sang chấn não:
Những thủ thuật sản khoa như: giác hút, Forceps, gây tê, gây mê quá mức, chuyển dạ quá nhanh hoặc quá lâu.
Sa dây rau, vòng rau quấn cổ, ngạt.. gây thiếu Oxy cho thai nhi.
- Do nhiễm khuẩn não - màng não:
Viêm màng não: Do Virus (sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu); nhiễm khuẩn não mô cầu, liên cầu; E.coli; lao.
Apxe não: Có nhiễm khuẩn từ các xoang hay viêm tai giữa.
Ký sinh trùng: Toxo plasma, ký sinh trùng sốt rét.
- U tiểu não, thân não: Thường gặp ở trẻ em 5 - 8 tuổi.
- Dị dạng mạch máu não, tắc mạch não.
1.2.2. Co giật do rối loạn chức năng và chuyển hóa não
- Co giật do rối loạn chức năng não:
+ Co giật do sốt (chiếm 2/3 trường hợp):
Tuổi thường gặp: 6 tháng - 5 tuổi (thường 2-3 tuổi).
Xuất hiện khi nhiệt độ tăng đột ngột: 39-40℃.
Thường là co giật toàn thân, lan tỏa.
Thời gian mỗi cơn không quá 10 phút.
EEG: Bình thường, dịch não tủy bình thường.
Lành tính, cơn giật càng ngắn thì tiên lượng càng tốt.
Co giật do sốt cao đơn thuần: Xuất hiệt khi nhiệt độ cao đột ngột, co giật lan tỏa, thời gian dưới 10p; thường gặp ở tuổi 6 tháng -5 tuổi, EEG bình thường.
Co giật do sốt phức hợp: Không phụ thuộc nhiệt độ; cơn co giật cục bộ; thời gian trên 10p; xuất hiện ở mọi lứa tuổi, EEG có thể có biến đổi, có tiền sử động kinh và có khả năng chuyển sang động kinh.
Điều trị:
Cắt cơn co giật:
Diazepam (seduxen, Valium): 0,2-0,25mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm; sau đó pha dịch glucose 5% truyền 10 giọt/phút hoặc uống Gacdenal 3-5mg/kg/24h.
Depakine 20-25mg/kg/24h chia làm 2 lần.
Chỉ định dùng thuốc liên tục:
Trẻ dưới 1 tuổi có sự phát triển tâm thần vận động chậm. Trẻ có cơn kéo dài trên 15 phút. Có liệt vận động sau cơn. Thời gian điều trị đến 4 tuổi.
Hạ sốt và an thần:
Hạ sốt: Chườm lạnh, Paracetmol 30-60mg/kg/24h chia làm 3 lần uống hoặc đặ hậu môn 10-20mg/kg/24h hoặc Aspirin 60mg/kg/24h. An thần: Seduxen
+ Cơn co thắt khi khóc:
Gặp ở trẻ 6 tháng - 5 tuổi, xuất hiện khi trẻ khóc xúc động; biểu hiện lâm sàng: Trẻ khóc, sau đó nín thở, người mềm nhũn, tím đen, mất ý thức sau đó tự bình phục.
- Co giật do rối loạn chuyển hóa:
+ Bệnh phenyl xeton niệu:
Là một bệnh di truyền gen thân lặn do thiếu men Phenyl alanin 4 hydroxylaza.
Lâm sàng: Da chàm. Chậm phát triển tinh thần. Co giật cục bộ ở tư thế gập
+ Bệnh nhiễm leucin:
Là một bệnh di truyền lặn do rối loạn quá trình khử Carboxy:
+ Co giật do hạ Canxi máu: (Bình thường Ca2+= 2-2,5mmol/l).
Thường gặp ở những trẻ còn bú.
Nguyên nhân: Còi xương sớm; ỉa chảy.
Lâm sàng: Xuất hiện đột ngột, trẻ co rút người; dấu hiệu Chvostek- Trousscau (+). Trẻ có những cơn co giật nội tạng, co thắt thanh quản.
Điều trị: Uống Gluconat canxi 10% × 10ml hoặc Lactat Canxi 6% ×15ml, chia làm 3 lần. Tiêm TM chậm trong trường hợp cấp cứu: Gluconat canxi 10% x 10ml + Glucose 5;10%.
+ Co giật do tăng Bilirubin tự do:
Còn gọi là vàng da nhân não, do hiện tượng tăng quá nhiều Bilribin tự do và muối mật (tauro cholat, glycol cholat) gây ra nhiễm độc thần kinh.
Lâm sàng: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do tan máu. Vàng da. Co giật tăng trương lực cơ.
+ Co giật do rối loạn glucose máu (Bình thường= 3,9-6,4mmol/l):
Lâm sàng: Mệt mỏi, nhức đầu, da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, tim đập nhanh, rối loạn thị giác và ngôn ngữ, run rẩy, co giật, rung giật nhãn cầu nôn, vã mồ hôi, tay co cắp, ngủ gà, bú kém, ngủ lịm.
Định lượng glucose máu giảm hoặc tăng, test dung nạp glucose.
Điều trị giảm glucose máu: Glucose 30% × 20-30ml tiêm tĩnh mạch. Glucagon 1mg tiêm bắp khi có cơn.
Khi glucose máu tăng cao trên 220mg% cũng xuất hiện co giật; điều trị bằng Isulin.
+ Co giật do tăng natri hoặc hạ Natri máu( Bình thường = 135-145mmol/l):
Hạ Natri máu: Khi natri máu dưới 120mmol/lít có thể xuất hiện co giật, thường gặp trong ỉa chảy mất nước nhược trương, ăn kiêng lâu ngày.
Lâm sàng: Rối loạn ý thức, vật vã kích thích, suy tuần hoàn, co giật, hôn mê.
Tăng natri máu: khi nồng độ natri máu trên 150mmol/lít thì có biểu hiện co giật, gặp trong ỉa chảy ưu trương, đái tháo nhạt, bỏng, sốt cao kéo dài, say nắng, say nóng.
Lâm sàng: trẻ khát, vật vã kích thích, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê.
+ Co giật do hạ magie (Bình thường = 0,6-1mmol/l):
Khi nồng độ Magie dưới 0,5mmol/l hay dưới 1mEq/kg.
Lâm sàng: Thường gặp ở trẻ còi cọc, biểu hiện yếu cơ, run toàn thân, co giật, chóng mặt.
Điều trị: Gluconat magie 3 mEq/kg hoặc Magie sulfat 50% : 0,1- 0,2ml/kg tiêm bắp.
+ Co giật do thiếu vitamin B6:
Thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dùng Rimifon kéo dài.
Lâm sàng: Co giật, viêm da, môi, lưỡi.
Điều trị: Vitamin B6 100mg tiêm bắp
+ Co giật do dùng một số thuốc: Long não, Strycin.
+ Co giật do tăng huyết áp: Viêm cầu thận
2. Động kinh
2.1. Khái niệm
Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột quá mức của các neuron.
Cơn động kinh là những cơn ngắn vài giây đến và phút, cơn có tính chất định hình, cơn sau giống cơn trước, xảy ra đột ngột không kịp đề phòng, biểu hiện chức năng thần kinh trung ương bị rối loạn.
2.2. Lâm sàng
- Đặc điểm cơn:
Khởi phát đột ngột, không sốt.
Có tính định hình.
Rối loạn ý thức (trừ động kinh cục bộ).
Thời gian cơn ngắn (vài giây đến vài phút).
Phục hồi nhanh.
- Động kinh lan toả (toàn thể):
+ Động kinh toàn thể tiên phát:
Động kinh cơn lớn: thường gặp ở trẻ nam 10-20 tuổi.
Lâm sàng là cơn co cứng co giật xảy ra đột ngột, bất tỉnh.
+ Động kinh cơn nhỏ: thường gặp ở trẻ < 10 tuổi.
Lâm sàng:
Cơn bất tỉnh: xảy ra khoảng vài giây.
Cơn giật cơ: giật có tính chất đối xứng ở 2 bả vai, 2 chi dưới.
Cơn vắng ý thức: Trẻ tự nhiên đứng lặng, mắt đảo ngược, các động tác hoặc câu nói bị dỡ dang.
+ Động kinh toàn thể thứ phát:
Hội chứng West (Co giật ở tư thế gập): Thường xảy ra ở trẻ nam 3 - 18 tháng.
Lâm sàng: Xuất hiện đột ngột, trẻ rúm người, đầu cúi vào thân, 2 tay khép lại hình chữ thập, 2 chân gập vào bụng hình số 4.
Hoặc có thể là cơn co giật duỗi hay cơn giật hỗn hợp.
EEG: Đặc trưng là loạn nhịp đa dạng, loạn nhịp cao điện thế: dãy liên tiếp những đoạn sóng chậm không gián đoạn và nhọn, biên độ cao, toàn bộ các đạo trình.
+ Cơn độnh kinh rung giật cơ:
Thường xảy ra ở trẻ nhỏ < 1 tuổi.
Lâm sàng: Là những cơn co cứng cơ, không tự chủ, kể cả tình trạng mất ý thức, thường chỉ có một nhóm cơ chịu ảnh hưởng.
EEG: bình thường
+ Hội chứng lennox - Gastaut (cơn động kinh mất vận động):
Chiếm 10% động kinh ở trẻ em, gặp ở trẻ 2-6 tuổi.
Lâm sàng: Cơn vắng mất trương lực cơ; tổn thương trí tụê nặng, rối loạn hành vi. EEG: Sóng chậm lan tỏa tần số 2-2,5 c/s
- Động kinh cục bộ:
Gây ra do một hưng phấn ở vỏ não, có thể tùy thuộc cảm giác hay vận động do vị trí của ổ phát ra xung động gây nên cơn giật cục bộ.
+ Động kinh cục bộ ở thùy trán lên: Giật khu trú một nửa người, về sau lan rộng.
+ Cơn Bravais Jackson: Giật mắt, cơ mặt, sau dó lan ra tay chân.
+ Cơn tâm thần vận động: Người bệnh có những cử động và hành vi bất thường như: Cởi và cài khuy áo, chép miệng, bỏ đi.
+ Cơn động kinh thực vật (rối loạn thân não): Da mặt lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp tim, nhịp thở, tụt HA, đau bụng.
+ Động kinh kịch phát ở vùng trung tâm( Rolandique): Gặp ở trẻ 5-10 tuổi;
Lâm sàng: Co giật ngắn 1-2 phút, giật 1/2 người, thường xuất hiện về đêm, Cơn thắt hầu họng, chảy nước mũi nhiều, không có sự thay đổi ý thức, khám không có dấu hiệu thần kinh khu trú.
EEG: Có sóng nhọn ở vùng thái dương và đỉnh chẩm, 2 pha, biên độ lớn, một hoặc 2 bên bán cầu.
Không cần điều trị củng tự khỏi.
+ Động kinh kịch phát vùng chẩm: Gặp ở trẻ 18 tháng-7 tuổi.
Lâm sàng: Co giật cục bộ nửa người hoặc đau đầu giữ dội kiểu “Migraine”
EEG: Có sóng nhọn, chậm kịch phát, ngừng khi mở mắt.
Điều trị: 60% có kết quả tốt, 5% chuyển sang động kinh.
2.3. Điều trị động kinh
2.3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị dài ngày, ít nất 2 năm.
- Cho thuốc lúc bắt đầu là một thuốc, liều từ thấp đến cao.
- Chỉ cho thuốc động kinh khác khi thất bại điều trị.
- Cho thuốc tùy theo thể động kinh.
- Liều lượng thuốc theo quy định.
- Không ngừng thuốc đột ngột.
- Phải đảm bảo cho bệnh nhân uống đều hàng ngày, không quên.
- Cấm uống rượu trong quá trình uống thuốc.
2.3.2. Các nhóm thuốc chống động kinh
- Thuốc:
Thuốc chống động kinh cơn lớn: Phenobarbital; deoxybarbital, phenyltoin.
Thuốc chống động kinh cơn nhỏ: Sucinimid; oxazolidin; Benzodiazenpin (BZD)
Thuốc chống động kinh thể tâm thần vận động: Carbamazepin
Thuốc chống động kinh đa trị: Nalproicacid; Progabid (Gabren).
- Cơ chế tác dụng:
Các thuốc chữa động kinh có thể tác động theo một trong 3 cơ chế sau:
+ Làm tăng dẫn truyền ức chế ở các hệ tiết GABA.
+ Làm giảm dẫn truyền kích thích, thường là hệ tiết glutamat.
+ Làm thay đổi sự dẫn truyền ion qua màng nơron.
2.3.3. Điều trị theo thể động kinh
- Động kinh lan tỏa tiên phát:
+ Động kinh cơn lớn:
Depakin (acid valproic):Viên 250mg liều 20-40mg/kg.
Gardenal(Phenobarbital):3-5mg/kg.
+ Động kinh cơn nhỏ:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg
Seduxen
+ Cơn vắng ý thức:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg
Seduxen
Hoặc:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg.
Tegretol (Carbamazepin)100mg liều 20mg/kg
- Động kinh lan tỏa thứ phát:
+ Động kinh cơn rung giật cơ:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg.
Hydrocortisol.
Gardenal 3-5mg/kg.
+ Động kinh thể West:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg
Hydrocortisol
Benzodiazepin.
- Động kinh cục bộ:
+ Cơn rối loạn vận động:
Depakin (acid valproic): 20-40mg/kg.
Tegretol (Carbamazepin)100mg liều 20mg/kg.
Gardenal 3-5mg/kg.
Benzodiazepin.
+ Cơn rối loạn tâm thần:
Gardenal 3-5mg/kg.
Tegretol (Carbamazepin)100mg liều 20mg/kg.
Nguồn: http://www.dieutri.vn/benhhocnhi/13-12-2011/S1852/Co-giat-o-tre-em.htm