Cách tính tuổi và trọng lượng thai nhi từ các chỉ số

Cập nhật: 28/04/2014 Lượt xem: 128011

Cách tính tuổi và trọng lượng thai nhi từ các chỉ số

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

          Tính tuổi thai và trọng lượng thai từ các chỉ số siêu âm hoặc dựa trên các cơ sở khoa học về thai kỳ là điều được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Nhờ các phương pháp tính chính xác mà các mẹ có thể biết được giai đoạn lâm bồn cũng như nắm được tình hình phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.

          Dưới đây là các phương pháp tính tuổi thai và trọng lượng thai nhi theo các phương pháp khoa học:

280 hay 266 ngày?

          Có nhiều cách tính tuổi thai: đo bề cao tử cung, siêu âm, X-quang, tìm điểm cốt hoá xương, xét nghiệm nước ối… xong cách tính thông dụng hiện nay là:

1. Thai nhi phát triển trong tử cung 266 ngày kể từ ngày thụ thai (38 tuần)

          Nếu như biết chắc ngày thụ thai hay ngày trứng rụng thì tuổi thai được tính từ ngày đó. Nhưng nhiều người kinh nguyệt không đều hoặc không tính được ngày trứng rụng thì cách tính tuổi thai phải dựa vào ngày đầu lần kinh cuối hoặc siêu âm.

2. Dựa vào ngày thấy kinh lần cuối trước khi có thai

          Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh thì mẹ mang thai được kể là 280 ngày (9 tháng 10 ngày hay 40 tuần theo tháng âm lịch 30 ngày).

Công thức Naegelée tính ngày dự sinh suy ra tuổi thai theo 280 ngày như sau:

  • Ngày: + 7
  • Tháng: – 3 (hoặc + 9)
  • Năm: + 1

Ví dụ: ngày tháng của kỳ kinh cuối là mùng 3 tháng 4

  • Tính ngày: 3 + 7 = 10
  • Tính tháng: 4 – 3 = 1
  • Ngày tháng sinh sẽ là ngày 10 tháng 1 năm sau.
  •  

Ví dụ: Nếu ngày tháng của kỳ kinh cuối là mùng 3 tháng 2 thì:

  • Ngày sinh là 3 + 7 = 10
  • Tháng sinh sẽ là 2 + 9 = 11
  • Ngày tháng sinh của bé là ngày 10 tháng 11 năm sau

3. Đo bề cao tử cung suy ra tuổi thai

          Điểm mốc 1: từ bờ trên khớp vệ.

          Điểm mốc 2: đáy tử cung là ranh giới phần rắn của thai với phần mềm của ruột (tử cung lớn lên về phía rốn).

  • Vào tháng thứ 1: thai nấp sau xương vệ.
  • Vào tháng thứ 2: nhô cao bằng ¼ đường rốn – vệ (khoảng 4cm).
  • Vào tháng thứ 3: tử cung cao bằng ½ đường rốn – vệ (khoảng 8cm).
  • Vào tháng thứ 4: tử cung cao bằng ¾ đường rốn – vệ.
  • Vào tháng thứ 5: tử cung ngang rốn.
  • Vào tháng thứ 6: tử cung cao khoảng 20cm.
  • Vào tháng thứ 7: tử cung ngang bằng ½ đường rốn – ức (khoảng 28cm).
  • Vào tháng thứ 9: tử cung cao khoảng 32cm.

         Từ cách tính trên, Bartholomen đã đưa ra công thức tính tuổi thai (luật phần tư của Bartholomen):

Thời gian mang thai (tháng) = (bề cao tử cung/4) + 1

         Ví dụ đo tử cung cao 20cm thì thai ở tháng thứ 6.

4. Dựa vào siêu âm

          Đo chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng… hay kết hợp cả ba cách…

  

4.1. Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)

          Công thức: Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5

          Ví dụ: chiều dài đầu mông 3,5cm tuổi thai sẽ là: 3,5 + 6,5 = 10 (tuần)

4.2. Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)

          Số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi:

          Công thức tính tuổi thai theo bảng sau:

BPD (cm)

2

3

4

5

6

7

8

9

 

x 4

+ 5

x 4

+ 3

x 4

+ 2

x 4

+ 1

x 4

x 4

x 4

x 4

Tuổi thai (tuần)

13

15

18

21

24

28

32

36

Bảng trên cho thấy: số đo lưỡng đỉnh 2cm, tuổi thai nhi là: (2 x 4) + 5 = 13 tuần

3. Dựa theo chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)

FL (cm)

2

3

4

5

6

7

8

 

x 5

+ 6

x 5

+ 4

x 5

+ 3

x 5

+ 2

x 5

+ 1

x 5

x 5

Tuổi thai (tuần)

13

15

18

21

24

28

32

Bảng trên cho thấy chiều dài xương đùi 5cm, tuổi thai nhi sẽ là: (5 x 5) + 2 = 27 tuần

4. Suy ra trọng lượng thai nhi từ siêu âm

4.1. Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:

Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg

Hoặc theo công thức sau:

Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g

4.2. Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:

Trọng lượng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995

Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g

4.3. Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), trọng lượng thai nhi (Pgam)

         Tính theo công thức:

Pg = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

         Siêu âm là phương pháp tiện lợi để tính tuổi thai và cân nặng. Tuy nhiên, trên đời không có gì tuyệt đối. Cả những số đo và công thức trên sẽ ít làm ta thoả mãn, nhất là thai nhi ở tuần thứ 34 trở đi. Ấy là chưa kể những thai nhi phát triển bất thường, chẩn đoán còn khó hơn nhiều.

5. Bảng trọng lượng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

         Trọng lượng và chiều dài trung bình của thai nhi giúp cha mẹ có thể đánh giá được tương đối sự phát triển của thai nhi và điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập được tốt hơn.

Dưới đây là bảng trọng lượng và chiều dài trung bình của thai nhi tính theo từng tuần tuổi:

Tuần tuổi

Chiều dài

Trọng lượng

Tuần tuổi

Chiều dài

Trọng lượng

Thai 1 tuần

- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần

25,6 cm

300 g

Thai 2 tuần

Thai 21 tuần

26,7 cm

360 g

Thai 3 tuần

Thai 22 tuần

27,8 cm

430 g

Thai 4 tuần

Thai 23 tuần

28,9 cm

500 g

Thai 5 tuần

- Hệ thần kinh hình thành.- Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần

30 cm

600 g

Thai 6 tuần

Thai 25 tuần

34,6 cm

660 g

Thai 7 tuần

- Phôi thai hoàn thiện

Thai 26 tuần

35,6 cm

760 g

Thai 8 tuần

1,6 cm

1 g

Thai 27 tuần

36,6 cm

875 g

Thai 9 tuần

2,3 cm

2 g

Thai 28 tuần

37,6 cm

1005 g

Thai 10 tuần

3,1 cm

4 g

Thai 29 tuần

38,6 cm

1150 g

Thai 11 tuần

4,1 cm

7 g

Thai 30 tuần

39,9 cm

1320 g

Thai 12 tuần

5,4 cm

14 g

Thai 31 tuần

41,1 cm

1500 g

Thai 13 tuần

7,4 cm

23 g

Thai 32 tuần

42,4 cm

1700 g

Thai 14 tuần

8,7 cm

43 g

Thai 33 tuần

43,7 cm

1920 g

Thai 15 tuần

10,1 cm

70 g

Thai 34 tuần

45 cm

2150 g

Thai 16 tuần

11,6 cm

100 g

Thai 35 tuần

46,2 cm

2380 g

Thai 17 tuần

13 cm

140 g

Thai 36 tuần

47,4 cm

2620 g

Thai 18 tuần

14,2 cm

190 g

Thai 37 tuần

48,6 cm

2860 g

Thai 19 tuần

15,3 cm

240 g

Thai 38 tuần

49,8 cm

3080 g

Thai 20 tuần

16,4 cm

300 g

Thai 39 tuần

50,7 cm

3290 g

20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.

Thai 40 tuần

51,2 cm

3460 g

Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi

 

Lưu ý: Bảng trọng lượng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi có sự sai số do cách tính tuổi thai có thể không hoàn toàn chính xác và sự phát triển của thai nhi không hoàn toàn đều. Do vậy bảng này chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ sản khoa để nắm vững hơn các thông số của bé.

6. Cách tính ngày dự sinh “chuẩn” cho các bà bầu

          Khi vừa chẩn đoán biết mình có thai, thai phụ cũng có thể tính ra ngay được thời gian sinh, trong y học goi là dự tính ngày sinh.

6.1. Dựa vào chu kì kinh nguyệt

+ Tính theo dương lịch: Lấy ngày đầu tiên của kì kinh cuối (ngày thứ nhất khi có kinh lần cuối) cộng thêm 9 tháng và 7 ngày. Ví dụ ngày 1/2/ 2009 là ngày đầu tiên của kì kinh cuối, cộng thêm 9 tháng là ngày 1/ 11, cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 8 tháng 11. Vậy ngày mùng 8 tháng 11 là ngày dự kiến sinh.

+ Tính theo âm lịch: Nếu ngày đầu kì kinh cuối nhớ theo âm lịch thì tốt nhất nên chuyển thành dương lịch rồi tính theo cách tính trên. Nếu thai phụ có thói quen nhớ ngày âm thì phương pháp tính dự kiến ngày sinh là: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng với 9 tháng và 15 ngày.

         Chẳng hạn: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối âm lịch là ngày mùng 1 tháng 2, cộng thêm 9 tháng là ngày mùng 1 tháng 11 và cộng thêm 15 vậy thành ngày 16 tháng 11 chính là ngày dự kiến sinh.

          Có sự chênh lệch giữa một bên là cộng thêm 7 ngày và một bên cộng thêm 15 ngày là do sự chênh lệch số ngày trong một tháng của ngày âm thường ít hơn ngày dương. Theo tính toán của các chuyên gia cộng dồn tất cả lại là 8 ngày.

          Thời gian mang thai chính xác quyết định ở thời gian trưởng thành của thai nhi và thời gian ngắn của chu kì kinh nguyệt ở người mẹ. Tỉ lệ như sau: Thông thường chu kì kinh nguyệt của một người phụ nữ cứ 3 tuần một lần, thời gian mang thai là 40 tuần – 1 tuần = 39 tuần; phụ nữ có kỳ kinh 4 tuần một lần thì mang thai là 40 tuần, phụ nữ có kỳ kinh 5 tuần một lần thì thời gian mang thai là 40 tuần + 1 tuần = 41 tuần.

6.2. Dựa vào thời gian phản ứng có thai

          Ngoài ra phản ứng mới có thai thường bắt đầu khoảng sau khi tắt kinh 6 tuần, khi xuất hiện ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần là tính ra ngày dự kiến sinh.

6.3. Dựa vào thời gian thai cử động

          Thời gian thai cử động thường bắt đầu vào cuối tháng thứ 4 đầu tháng thứ 5, ngày xuất hiện hiện tượng thai cử động thêm 20 tuần là thời gian dự kiến sinh.

          Biết được ngày sinh của bé là điều rất quan trọng để thai phụ chuẩn bị. Tuy nhiên độ chính xác của ngày dự kiến sinh không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, một nửa số trẻ sinh sớm hơn mười ngày hoặc sau mười ngày so với dự tính. Thai phụ có thể sinh sớm hoặc muộn hơn từ 1 đến hai tuần.

          Nếu trẻ được sinh ra từ tuần thai thứ 38 – 42 được gọi là đẻ đủ tháng. Ngoài ra thai phụ cũng có thể đoán trước được ngày sắp sinh dựa vào những linh cảm của bản thân hay các thay đổi của cơ thể

6.4. Cách tính tuổi thai theo siêu âm và khác biệt

       

          Thông thường khi siêu âm, máy sẽ đo kích thước thai nhi và tính tuổi thai dựa theo kích thước đó, vì vậy khi máy báo tuổi thai có thể sẽ sai lệch với cách tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối. Khi đó bạn cần lưu ý:

+ Nếu tuổi thai do máy siêu âm tính nhỏ hơn so với tuổi thai tính theo kỳ kinh cuối có nghĩa là thai của bạn nhỏ hơn so với thực tế, cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để bé phát triển tốt hơn.

+ Nếu tuổi thai do máy siêu âm tính lớn hơn so với tuổi theo tính theo kỳ kinh cuối có nghĩa là thai của bạn lớn hơn so với thực tế, khi đó cần căn cứ vào mức độ để điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, tránh để thai quá to, mẹ tăng cân quá nhiều.

Phần mềm sẽ tính cho bạn tuổi thai của bé tại thời điểm hiện tại và ngày dự sinh

dựa theo thông tin về kỳ kinh cuối và chu kỳ kinh do bạn cung cấp.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI