Những người kiến tạo nước Mỹ

Cập nhật: 27/11/2016 Lượt xem: 9652

Giữa hai cuộc chiến lớn, Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành nhanh chóng. Chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp, ranh giới dần biến mất. Đặc trưng bởi phát triển ngành luyện thép, động cơ hơi nước, năng lượng điện, phát triển khoa học và phát minh sáng chế. Các nhà máy lớn, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu công nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước.

 NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO NƯỚC MỸ

(Bài viết được chia sẻ từ trang http://www.history.com/shows/men-who-built-america)

Một nhà văn đã viết: “Cuộc Nội chiến đã tạo ra một vết thương lớn trong lịch sử nước Mỹ; cuộc chiến này đã tạo ra một cú sốc gây ra những thay đổi lớn đã bắt đầu diễn ra từ 20 hay 30 năm trước đó. Nhu cầu phục vụ chiến tranh đã kích thích mạnh mẽ sản xuất, thúc đẩy quá trình kinh tế dựa trên việc khai thác sử dụng quặng sắt, động cơ hơi nước, năng lượng điện và phát triển khoa học và phát minh sáng chế. Trong những năm trước 1860 có 36.000 bằng phát minh sáng chế đã được cấp; trong 30 năm tiếp theo có 440.000 bằng phát minh sáng chế được cấp và vào 25 năm đầu tiên của thế kỷ XX thì số bằng phát minh sáng chế được cấp lên tới con số xấp xỉ một triệu".

Ngay từ năm 1844, Samuel F. B. Morse đã hoàn thiện công nghệ điện tín; ngay sau đó các vùng xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ đã được kết nối với nhau bởi các cột điện và dây điện. Vào năm 1876, Alexander Graham Bell đã trình diễn công cụ điện thoại; chỉ trong vòng nửa thế kỷ, 16 triệu máy điện thoại đã khiến cuộc sống kinh tế xã hội của nước Mỹ diễn ra nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đã được đẩy nhanh nhờ phát minh ra máy chữ vào năm 1867, máy tính năm 1888 và máy đếm tiền năm 1897. Máy in sắp chữ li -nô được phát minh năm 1886 và máy in quay, máy gấp giấy đã giúp ta in được 240.000 tờ báo tám trang chỉ trong một tiếng đồng hồ. Chiếc đèn chiếu sáng của Thomas Edison đã thực sự chiếu sáng hàng triệu gia đình. Máy quay đĩa được Edison hoàn thiện và Edison đã kết hợp với George Eastman cùng nhau phát triển ngành điện ảnh. Những phát minh kiểu này và các ứng dụng khoa học khác đã khiến năng suất lao động được đẩy lên một mức cao mới ở hầu hết các lĩnh vực.

Đồng thời, ngành công nghiệp cơ bản của Mỹ - ngành sắt thép - cũng tiến bộ và được bảo hộ bởi mức thuế quan cao. Ngành luyện kim chuyển về phía Tây khi các nhà địa chất phát hiện ra các mỏ quặng mới, đặc biệt là mỏ ở dãy núi Mesabi rộng lớn nằm ở đầu nguồn hồ Superior đã trở thành một trong những mỏ lớn nhất thế giới. Do giá thành khai thác rẻ và dễ dàng, đặc biệt là không có lẫn tạp chất nên quặng ở Mesabi được sản xuất thành thép chất lượng tuyệt hảo với chi phí bằng một phần mười so với chi phí thông thường trước đó.

Có 5 doanh nhân thông thái, những "Nhà tài phiệt và Người khổng lồ" (Theodore Dreiser) đã tạo dựng nên một nước Mỹ thời tư bản lũng đoạn, đó là:

  • Cornelius Vanderbilt (Ông vua xe lửa)

  • John D. Rockefeller (Ông vua dầu mỏ)

  • Andrew Carnegie (Ông vua thép)

  • John Pierpont Morgan (Ông vua điện)

  • Henry Ford (Ông vua ô tô)

1/5 - Cornelius Vanderbilt

(Ông được mệnh danh là ông vua xe lửa)

Chỉ 5 ngày sau khi Nội chiến kết thúc, Tổng thống Abraham Lincoln là nạn nhân cuối cùng trong số 600 ngàn nạn nhân của cuộc xung đột đẫm máu trên đất Mỹ. Đất nước bị chia cắt,và thế giới coi nền dân chủ Mỹ như là một thử nghiệm thất bại. 

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/10991304_955058891185540_3582047052215064596_n.jpg?oh=442b11a1a0455cb990e52996f7425373&oe=58AE446F

Nhưng hầu hết mọi người không nhận ra một thời kỳ mới đang hé rạng. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển, và khoảng trống để lại của một chính khách vĩ đại nhất mà chúng ta từng biết, hạt giống lãnh đạo mới sẽ xuất hiện.

Những người như Rockefeller, Ford, Carnegie là thế hệ thứ nhất của những người thành đạt nhất trong giới kinh doanh, hay là những Buffet, Jobb hay Gate của hiện tại.Họ là những người hình thành nên tiêu chuẩn Mỹ.

Trong thời gian đầu của quốc gia non trẻ này, người có khả năng lãnh đạo nước Mỹ nhất không phải là một chính trị gia. Ông là một người làm giàu từ 2 bàn tay trắng, bằng nghị lực của mình đã biến những cầu tàu nghèo đói của Cảng New York thành một đế chế.

Năm 16 tuổi, Cornelius Vanderbilt mua một cái thuyền nhỏ từ 100 đô-la đi vay. Và nhanh chóng được biết đến như một doanh nhân quyết đoán, dùng mọi cách để tiến lên phía trước. Ngày ấy, đó là một cuộc cạnh tranh thuần túy. Trí óc của tôi đấu với trí óc của anh. Những cố gắng của tôi chống lại cố gắng của anh. Anh phải tranh đấu không ngừng. Và đó là cách họ nhìn về việc kinh doanh.

Ở Miền Tây hoang dã, bất kể là hợp pháp hay bất hợp pháp, chỉ có chuyện thắng hoặc thua và tốt nhất là bạn nên thắng. Ông ta là một người cứng rắn. Dính vào cuộc ẩu đả với những người khác, tẩn họ nhừ tử và khiến họ bất tỉnh. Khả năng đối đầu và sự cứng rắn đó tác động rất lớn tới tính cách ông ấy. Con tàu nhỏ của ông ấy nhanh chóng biến thành một đội tàu, vận chuyển hàng hóa và hành khách tới mọi ngóc ngách của đất nước đang phát triển này. Vanderbilt trở thành từ đồng nghĩa với vận tải và ông ấy được đặt biệt danh là "Commodore". 

- Tôi nghĩ là Vanderbilt nhận ra rằng điều sẽ trở nên quan trọng là vận chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác. Và ông ấy nghĩ tới cơ sở hạ tầng cần thiết và không phải cơ sơ hạ tầng do chính phủ xây dựng, mà do ông ta cung cấp. 40 năm tiếp sau, Vanderbilt xây dựng đế chế vận tải lớn nhất thế giới. Sau đó, trên đỉnh cao của quyền lực, trước cuộc Nội chiến, ông đã làm một điều không tưởng.

https://fb-s-b-a.akamaihd.net/h-ak-xpt1/t31.0-0/p480x480/10834868_955059054518857_7265382629052162973_o.jpg

Mọi công việc đều phụ thuộc vào tuyến Đường sắt xuyên quốc gia, và Đô đốc Vanderbilt nhận ra rằng nó sẽ thay đổi hoàn toàn nước Mỹ, rút ngắn thời gian đi xuyên quốc gia tới hàng tháng. 

Đường sắt hoàn toàn tự do, bởi vì đường sắt cho phép vận tải rẻ hơn và hiệu quả hơn từ nơi này tới nơi khác trên nước Mỹ. Vanderbilt nhìn thấy tương lại của mình. Ông ta bán hết toàn bộ tàu bè của mình và đầu tư mọi thứ ông ta có vào ngành đường sắt. Người ta thường nói: nhận thấy cơ hội là một yếu tố của thành công. Đó là sự khác biệt của một lãnh đạo giỏi. Không nhiều người có điều đó. Không nhiều người đoán trước được cơ hội. Đó là đặc điểm của những lãnh đạo vĩ đại. 

Quyết định đầu tư mạnh tay của ông ấy vào đường sắt đã có kết quả. Sau chiến tranh, Vanderbilt là người giàu nhất nước Mỹ, với gia tài hơn 68 triệu đô-la, tương đương 75 tỉ đô-la ngày nay. Nhưng số tiền đó không thể giúp ông tránh khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Sau cuộc Nội chiến, đất nước tiếc thương một cách công khai, trong khi Vanderbilt lại giấu trong lòng.

- Lá bài đầu tiên nói về quá khứ, lá thứ hai hiện tại, và lá thứ ba là về tương lai. Đó là một mất mát không mong muốn. Người nào đó rất gần gũi với ông. 
- Con trai tôi, George. Nó chết trong chiến tranh. Còn tương lai thì sao?
- Xe ngựa. Sẽ có một cuộc chiến tranh.
- Chiến tranh đã kết thúc.
- Không. Cuộc chiến của ông sắp bắt đầu.
- Này, để ý chứ, ông già!

Vanderbilt bị dày vò bởi cái chết của người con trai yêu quý, đế chế của ông dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đối với Vanderbilt, đó là một thảm kịch lớn. Ông ấy có một người con trai có sức mạnh thể chất và tài năng giống như ông nhưng cậu ta chết khi còn quá trẻ. Đó là một vấn đề nan giải đối với Đô đốc.

Vanderbilt đã mất hàng năm trời để chuẩn bị cho George tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Và bây giờ, Đô đốc buộc phải đặt niềm tin vào người con trai khác là William, kém tài hơn .
- Ta bổ nhiệm con làm giám đốc điều hành của Hudson Railroad.

Vanderbilt buộc William phải tham gia vào cuộc đàm phán với những người sở hữu Hãng đường sắt đối thủ.

- Vậy hãy ra giá đi.
- Nếu các ông trao cho chúng tôi hàng hóa các ông vận chuyển quanh năm, chúng tôi sẽ cho ông đặc quyền cho phép hành khách của ông có thể tới Manhattan với giá 2 trăm ngàn.
- Đặc quyền đó không đáng giá 2 trăm ngàn.
- 1 trăm ngàn thì sao? Đó là một đề nghị công bằng và hào phóng.
- Tôi không hứng thú với cái hào phóng của anh. Tôi chỉ quan tâm tới thỏa thuận có lợi nhất cho các cổ đông của tôi.
Và nó không bao gồm việc nhận hơn 1 trăm ngàn đô-la, hay thậm chí chỉ 1 đô-la.
- Cha tôi chỉ muốn cái mà ông ta cho là đúng.
- Vấn đề là, bố của anh không hiểu cái gì là đúng. Ông già đó nên về hưu đi thì hơn.

Thông điệp đã rõ ràng. Đối thủ không còn sợ Vanderbilt. Con người luôn muốn những người thành công gặp thất bại. Cái ngày mà mọi người không nhằm vào bạn nữa có nghĩa là bạn không còn ở trên đỉnh nữa. Nhưng chỗ mà họ cho là điểm yếu, Đô đốc lại nhìn thấy cơ hội để khẳng định vị thế thống trị của mình và dạy cho William cách để trở thành một Vanderbilt.

- Nếu chúng muốn chiến tranh, ta sẽ cho chúng chiến tranh.

Vanderbilt sở hữu cây cầu đường sắt duy nhất để vào New York. Đó là cửa ngõ của hải cảng lớn nhất đất nước, cung cấp hàng hóa cho toàn bộ lục địa. Vanderbilt biết đó là cây búa mà ông cần để buộc đối thủ phải phục tùng mình.

- Ngồi xuống.Ta muốn con đóng cửa cầu Albany. Không có cây cầu này, các hãng đường sắt khác không thể vào New York.

Về bản chất, Vanderbilt đã một tay phong tỏa thành phố lớn nhất quốc gia, chia cắt nó với phần còn lại của đất nước. Ông ta đã khẳng định được sự thống trị của mình.

Kính thưa các quý ông, quý bà, chuyến tàu sẽ không thể đi xa hơn!
- Chúng ta
sẽ đứng xem chúng chảy máu đến chết.

Cuộc Nội chiến đã để lại một đống đổ nát. Lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước phải được tái thiết. Hơn 50 ngàn dặm đường xe lửa đã biến đổi đất nước. "Đô đốc" Cornelius Vanderbilt lớn lên trong nghèo khó nhưng đã xây dựng một đế chế đường sắt, biến mình trở thành người giàu nhất đất nước. Ở tuổi 72, ông ta sống thọ hơn 30 năm so với tuổi thọ trung bình lúc đó, và đối thủ coi ông đã già yếu. Đó là sai lầm mà họ phải hối hận. Vướng vào cuộc chiến kiểm soát đường sắt nối liền phía đông Mississippi, Đô đốc không còn gì để mất. Phong tỏa cây cầu khiến hàng triệu tấn hàng hóa không thể tới được phần còn lại của đất nước, và đối thủ của ông dần dần cạn kiệt nguồn năng lượng.

Trước khi cổ phiếu thành mớ giấy lộn, chủ tịch công ty đường sắt đối thủ cố bán tất cả cổ phiếu của họ. Tin nhanh chóng bay tới phố Wall, gây ra một cuộc bán tháo lớn.

- Thôi nào, đặt tiền vào đi. Thôi nào.
- Cổ phiếu của New York Central rớt giá rất nhanh.
- Bao nhiêu?
- 20$ một cổ phiếu.
- Mua càng nhiều càng tốt.

Vanderbilt đã mua tất cả cổ phiếu đang tràn ngập thì trường với giá hời.

- Ba con Át. Ồ, tốt đấy.

Trong vài ngày, Vanderbilt tiếp quản công ty đường sắt đối thủ, tạo nên công ty đường sắt duy nhất lớn nhất nước Mỹ. Công ty đường sắt New York Central trở thành trung tâm của đế chế, và nó đến với ông ta như một kết quả của một chiến dịch trả thù khéo léo.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/10999507_955059517852144_6221696392558424485_n.jpg?oh=874421251a2e8b67204e65c1c7a45bbe&oe=58CB80F3

Các tuyến đường sắt đan xen khắp nước Mỹ, kết nối cả nước lại với nhau theo cách mà chỉ 15 năm trước không ai có thể tưởng tượng được, và cung cấp trên 180.000 việc làm. Lắp đặt các tuyến đường trở thành động cơ tăng trưởng chưa từng có cho nước Mỹ. Đường sắt cho phép nền công nghiệp bùng nổ theo cách chưa từng có. 
Một bước tiến khác, một điều quan trọng được dẫn đầu bởi ngành đường sắt, đó là sự cần thiết trong việc lấp đầy lỗ hổng giữa phía đông của Mississippi và phần bờ Tây. Vanderbilt đã tự biến mình thành ông vua độc tôn của ngành đường sắt. Và lúc này ông ấy muốn thế giới biết điều đó. Ông hình dung ra một tượng đài tượng trưng cho quyền lực rộng lớn của mình.

- Công nhân sẽ bắt đầu xây dựng nhà ga kết nối ba công ty đường sắt: Harlem, Hudson, và Central.

Đó sẽ là trái tim của New York, và nó sẽ được gọi là Grand Central Depot.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/10407766_955059624518800_1743547762037509668_n.jpg?oh=5ed9c94bd955b67e34b85c4804f598ab&oe=58CA8083

Hàng ngàn công nhân lao động trong 2 năm liên tiếp. Đó là một dự án xây dựng đô thị mà nước Mỹ chưa từng được chứng kiến. Grand Central là tòa nhà lớn nhất trong thành phố New York, và là nhà ga xe lửa lớn nhất cả nước, chiếm diện tích 90 nghìn m2 (22 mẫu Anh). Tòa nhà khổng lồ đó cao hơn tất cả các tòa nhà khác ở New York ở thời điểm đó. Đó là biểu tượng vật lý và sự khổng lồ và quyền lực của để chế đường sắt Vanderbilt. 

Sự lớn mạnh của đường sắt đã đẩy nước Mỹ vào một cuộc xây dựng mở rộng đất nước lớn nhất từ trước tới giờ, dẫn đầu bởi một hạt giống lãnh đạo mới. Cornelius Vanderbilt, một người, đã vượt qua bạo lực và chèn ép, đã xây dựng lên ngôi vị độc tôn trong ngành đường sắt. Giờ đây, ông ta sở hữu 40% các tuyến đường sắt của nước Mỹ. Nhưng ông ta muốn tất cả.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/11002588_955059777852118_5605332544629973238_n.jpg?oh=da12805b5817be6dd3613b61405cf3d5&oe=58CF602C

Chicago là thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Tuyến đường nối Chicago với New York là tuyến đường nhộn nhịp nhất và giá trị nhất thế giới. Và nó không thuộc về Vanderbilt. Để hoàn thiện đế chế của mình, ông ta cần giành quyền kiểm soát Erie Line. Vanderbilt có lợi thế là hàng triệu triệu đô-la. Túi tiền không đáy. Tiền vô hạn luôn là một lợi thế khi bạn cố giành quyền kiểm soát một tổ chức. Vanderbilt chỉ thị cho các đại diện của ông ta mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt.

- Mua Erie! Mua Erie!
...yêu cầu kiểm soát công ty vào cuối tuần.
- Mua Erie giá 45!

Đó là một nước đi cổ điển của Vanderbilt mà ông ta là người tiên phong-- ngày nay được biết đến với cái tên "thu mua cưỡng bức".

- Erie mua với giá, 50!

Nhưng nỗ lực của ông ta bị cản trở bởi một ý tưởng thậm chí còn tài tình hơn được xào nấu bởi 2 con người vô danh: Jay Gould và Jim Fisk.
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/10410618_955060957852000_964646412692477044_n.jpg?oh=109859ef5aa27859395ca9358b2ad310&oe=58B2B086
Sau nhiều năm quan sát Đô đốc thống trị, họ háo hức xậy dựng đế chế của mình. Họ nhận ra kế hoạch của Vanderbilt mua lại các tuyến đường sắt, và nhận thấy cơ hội mà họ đang chờ đợi.

Tranh đấu, tôi nghĩ vậy, đó là một hệ thống tốt và nó thật sự, là một công việc kinh doanh, đó là làm tốt công việc, và cạnh tranh với các đối thủ.

Gould và Fisk bắt đầu in những cổ phiếu mới, sử dụng máy in mà họ đặt ở tầng hầm của văn phòng Erie. Mỗi cổ phiếu mà họ in ra làm giảm đi tỉ lệ cổ phần của Vanderbilt trong công ty, và họ in hơn một trăm ngàn cổ phiếu. Có một vài điều khoản trong điều lệ công ty Erie, cho phép ban giám đốc in thêm cổ phiếu mà không cần thông báo cho cổ đông.

Và như vậy, Vanderbilt mua càng nhiều cổ phiếu, ông ta càng phải mua nhiều hơn để chiếm đa số. Kế hoạch đó được biết tới với cái tên "nước chảy đá mòn". Ngày nay thì đây là việc làm bất hợp pháp, nhưng ở thời điểm đó, nó chưa bao giờ được nghĩ tới. Đơn giản đó là thiên tài. Và ở phố Wall chưa từng có điều tương tự. Có duy nhất một nguyên tắc: đó là không có nguyên tắc nào. Dù dùng cách gì để đẩy đối thủ ra khỏi cuộc chơi, họ cũng sẽ làm. Không biết điều đó, Vanderbilt tiếp tục mua vào.

- Tưởng tượng khuôn mặt ông ta ra sao.
- Oh, chúa ơi, tôi ước tôi là con ruồi trên tường nhà ông ta.
Các cổ phiếu vừa được in xong được chuyển bằng tay tới cho Vanderbilt.
- Đây là cổ phiếu của Erie. Con cho là chúng ta đã kiểm soát công ty đó.
- Cạn ly!
- Cạn ly!
- Uống vì tiền!
- Vì tiền của Vanderbilt!

Vanderbilt đã mua 7 triệu đô-la cổ phiếu được in bởi Gould và Fisk. Ngày nay, số tiền đó tương đương 1 tỷ đô-la.

Đường sắt kết nối nhiều vùng rộng lớn của đất nước. Kiểm soát chúng đồng nghĩa với sức mạnh mà chỉ 5 năm trước không ai tượng tượng ra được. Rất nhiều người đã đặt cược. Tôi cho là có những người trong thế hệ của họ có cái nhìn vượt khỏi thời điểm của họ.

"Đô đốc" Cornelius Vanderbilt sở hữu chiều dài đường sắt hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhưng giống như những người quyền lực khác, ông ta phải đối mặt với những thử thách về lòng kiên trì. Cạnh tranh là một điều rất tích cực. Con người không biết điều đó tích cực đến mức nào. Và thỉnh thoảng, bạn thậm chí không nghe về nó, bởi vì những gì diễn ra sau lưng bạn không phải là một bức tranh đẹp.
Trên đỉnh cao quyền lực, Vanderbilt bị chơi xỏ bởi một cặp đôi vô danh. 

- Uống vì tiền của Vanderbilt.

Jay Gould và Jim Fisk đã gạt của Đô đốc hàng triệu đô-la. Và họ muốn thế giới biết về điều đó.

Cảm ơn, đừng bận tâm tới tôi. Bây giờ, những điều Vanderbilt muốn làm không còn là điều bí mật nữa. Ông ta sở hữu nhiều đường sắt hơn bất kỳ ai. Nhưng Gould và tôi, đã giáng một đòn vào một ông già bé nhỏ. Bây giờ, có thể ông ta giàu có, đúng thế, có thể ông ta quyền lực, nhưng phải có ai đó đứng dậy chống lại lão già đó.

Đây là một thất bại nhục nhã đối với Đô đốc, con người có tính chiến đấu mãnh liệt, người muốn chiến thắng tất cả mọi thứ, và với ông, tiền là điều đặc biệt quan trọng. Nhưng giờ đây, ông ta bị đánh bại, và bị sỉ nhục công khai bởi Gould và Fisk. Gould và Fisk có thể đang ở trên đỉnh của thế giới, nhưng họ đã đánh thức con sư tử đang say ngủ. Vanderbilt thề không bao giờ bị đánh bại thêm 1 lần nữa.
Họ không nghĩ đến chuyện tiền nong. Họ chỉ để tâm tới chiến thắng. Bây giờ, tất nhiên, nếu bạn chiến thắng một vụ lớn, tiền bạc sẽ chạy theo bạn, nhưng đó không phải chủ đích của bạn. Chủ đích của bạn là chiến thắng. 

Chiến thắng, chiến thắng, chiến thắng. Mọi lúc. Không phải thỉnh thoảng. Mà là mọi lúc.

Vanderbilt ngay lập tức bắt đầu tìm một lưỡi dao mới. Ông ta nhận ra rằng đường sắt đã bão hòa, và tương lai của nền công nghiệp không phải là xây dựng các tuyến đường sắt mới, mà là vận chuyển loại hàng hóa mới. Sáng kiến không phải lúc nào cũng là phát minh lớn. Sáng kiến là những thứ kiên định. Và nếu công ty bạn không đổi mới làm việc hàng ngày để tìm ra những đổi mới, tức là bạn chưa sở hữu một công ty. Bạn sẽ chết ngay từ trong trứng nước.

Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường bởi nguồn hàng mới, thứ mà có thể tiếp tục làm đầy các chuyến tàu của ông ta, ông ta sẽ có thể kiểm soát ngành công nghiệp đường sắt. Và Đô đốc biết phải tìm nó ở đâu.

Dầu lửa là cuộc cách mạng trong cuộc sống ở Mỹ. Dầu thô từ lòng đất được tinh chế thành dầu hỏa, nguồn cung cấp ánh sáng an toàn với giá rẻ, và việc tiếp cận với ánh sáng đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống ở Mỹ. Trước khi có dầu hỏa, người trung lưu ở Mỹ không thể tiếp cận với nguồn ánh sáng thích hợp. Khi mặt trời xuống núi, bóng tối bao trùm. Dầu hỏa là một hiện tượng thay đổi thế giới mãi mãi. Và Vanderbilt biết nó sẽ là cơ hội kiếm tiền tiếp theo của ông. Vanderbilt nhìn thấy nhu cầu dầu hỏa tăng vọt trên cả ngước. Và ông ta nhận thấy cần phải cung cấp, những người tinh chế dầu hỏa sẽ cần một cách mới để vận chuyển dầu. 

Kết quả hình ảnh cho giếng dầu

Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường trong việc vận chuyển dầu hỏa, ông ta sẽ tự đưa mình trở lại ngôi đầu trong ngành công nghiệp đường sắt. Việc ông ta cần làm là gặp người cung cấp. 

- Chúng ta sẽ mở rộng bờ phía Bắc tới Cleveland. Tại sao lại là Cleveland?

Cleveland là một thành phố nhỏ chỉ chưa đến 50 ngàn dân, nhưng nó nằm trên một biển dầu. Phía đông Ohio là Trung Đông ngày nay, và các vùng xung quanh Cleveland là một trong những cánh đồng dầu lửa lớn nhất thế giới. Vanderbilt biết được có một nhà máy lọc dầu gần tuyến đường sắt ở Cleveland.

Một điểm hoàn hảo trong kế hoạch bậc thầy của ông ta. Ông ta tiếp cận người chủ, một thanh niên làm dầu mỏ đang gặp khó khăn mà Vanderbilt hy vọng có thể lôi lên từ bóng tối. 

Người thanh niên đó là John D. Rockefeller.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/10998041_955061227851973_7954813391999592753_n.jpg?oh=4f4e6a1aba74b5e41d663307dbb9fbef&oe=58AEF40A

Nguồn: 

http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-cornelius-vanderbilt-p1-5/955055654519197?pnref=story

2/5 - John D. Rockefeller

(Ông được mệnh danh là ông vua dầu lửa)

Ở cái tuổi 24, Rockefeller đầu tư toàn bộ những gì mình có, khoảng 4 ngàn đô-la, vào việc xây nhà máy lọc dầu đầu tiên. 27 tuổi, Rockefeller đang bước đầu xây dựng công việc lọc dầu của mình, nhưng công ty của anh ta đang trên bờ vực phá sản. 



Vanderbilt nhận thấy anh ta là người mà ông ta có thể sử dụng trong kế hoạch của mình. Một thỏa thuận độc quyền vận chuyển dầu của Rockefeller sẽ đảm bảo các chuyến tàu của Đô đốc đầy hàng hóa. Vanderbilt mời Rockefeller tới gặp mình ở New York. Đối với chàng trai trẻ, cuộc gặp này là cơ hội của cuộc đời. Là lối thoát khỏi rắc rối và là lối thoát để cứu công ty khỏi đổ vỡ.

Rockefeller, tôn trọng Vanderbilt. Ông ta biết những gì ông ta có thể đạt được. Vanderbilt đã thiết lập lên một mô hình, một nguyên mẫu mà Rockefeller muốn đạt được. Ông ta muốn trở thành một Vanderbilt trong ngành dầu mỏ. Đó là cái cách ông ta tự soi mình.

Khi Rockefeller chuẩn bị cho chuyến đi tới New York, cũng là lúc kế hoạch của Vanderbilt bắt đầu thực hiện.

- Còn phải mất bao lâu?
- 5 tới 10 phút.

Chuyến tàu rời Cleveland lúc 6 giờ 25 sáng. Nước Mỹ đang chuyển mình. Đất nước đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chưa từng có. Đường sắt kết nối các bang, và thương mại tuôn chảy với tốc độ chưa từng có. Người đứng đầu cuộc thay đổi bùng nổ này là Cornelius Vanderbilt, nhưng ở tuổi 76, ông ta nhận ra rằng đường sắt đã phát triển đến mức bão hòa.

Để dẫn đầu trong cuộc đua, Đô đốc cần một ngành công nghiệp bùng nổ mới, và người thanh niên dầu mỏ đang gặp khó khăn, John D. Rockefeller. Vanderbilt mời anh ta tới gặp mình tại New York. Mọi doanh nhân đều phải hiểu rõ về con người. Người nào cần phải thông qua, người nào cần phải nắm lấy, người nào cần phải nhảy qua, người nào còn phải đẩy khỏi đường đi. 

Đó là một trò chơi. Cornelius Vanderbilt có thể là người giàu nhất quyền lực nhất đất nước, đạt được bất kỳ điều gì mình muốn, nhưng ông ta không biết mình sắp phải đối mặt với điều gì. 

- Anh có chơi bài không, anh Rockefeller?
- Không.
- Tiếc thật. Anh có thể học được rất nhiều trong các cuộc đọ sức.
- Tôi biết mọi thứ mà tôi cần biết.
- Vậy, tôi đang tìm kiếm một thỏa thuận với một nhà máy lọc dầu. Và có thể là với anh.
- Tôi sẵn sàng ký một hợp đồng độc quyền. 1,65 đô-la một thùng.
- Vậy là chiết khấu hơn một phần ba. Có một vài nhà máy lọc dầu ở Cleveland. Sao tôi phải chấp nhận thỏa thuận đó của anh.
- Bởi vì tôi sẽ lấp đầy các chuyền tàu của ông bằng dầu mỏ. Và nếu ông không chấp nhận thỏa thuận đó, Tôi sẽ tìm những chuyến tàu khác.

Rockefeller có thể có được cái giá ông ta mong muốn, nhưng ở phía ngược lại, ông ta chấp nhận cung cấp cho Vanderbilt hơn 60 toa xe lửa dầu mỗi ngày. Có duy nhất một vấn đề là, Rockefeller không có cách nào cung cấp nhiều dầu hỏa như vậy. Năng suất của anh ta chỉ đạt một nửa số đó.

Rockefeller đã thỏa thuận khống, nhưng ông ta biết thỏa thuận với Vanderbilt sẽ là cơ hội mà ông ta đang tìm kiếm. Anh ta chỉ cần tìm cách để sản xuất nhiều dầu hỏa hơn nữa. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng John D. Rockefeller luôn chiến thắng mọi thứ thách trong suốt cuộc đời mình. 

Rockefeller lớn lên trong một gia đình nghèo ở Cleveland. Khi đã là một thanh niên, anh khao khát thứ gì đó nhiều hơn nữa, lớn hơn nữa, dù biết không có được. Là một người trẻ, anh cho thấy năng khiếu kinh doanh mạnh mẽ, bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của mình bằng việc bán kẹo cho trẻ con trong khu nhà mình ở.

Ngay từ nhỏ, Rockefeller đã phải đi làm phụ giúp gia đình, cũng bởi chẳng trông chờ gì vào ông bố. Bố của cậu luôn bỏ đi đâu đó nhiều tháng khi gia đình hết tiền và trở về khi ngân quỹ gia đình còn dư vài xu. Mọi sự trong nhà dồn cả vào Rockefeller. 

Rockefeller nhận ra dầu mỏ có tiềm năng thay đổi thế giới. Và sẽ biến ông thành người giàu có. Nhưng Rockefeller biết việc đào dầu mỏ là một việc đánh bạc không cần thiết. Và từ khi ông ấy không còn tin vào may mắn, ông ấy bắt đầu tìm cách kiếm tiền từ dầu mà không phải mạo hiểm. Ông ấy suy nghĩ một cách có hiệu quả. 

Trong lần đầu tiên bạn đào giếng và nó khô ran. Và sau đó bạn lại đào giếng, và chạm phải giếng dầu phun, vậy là bạn mất một nửa số dầu. Điều đó xúc phạm đến tính hiệu quả của ông ấy. Rockefeller tin rằng có cách khác tốt hơn. Bạn cần biết ai đó có chuyên môn. Bạn cần những nhà khoa học. Lọc dầu biến dầu thô ở dưới lòng đất thành dầu hỏa, thứ chất đốt có thể dùng để thắp sáng.

- Dầu đun nóng ở nhiệt độ 350 độ, dầu hỏa bắt đầu bốc hơi. Sau khi được làm lạnh, anh sẽ có thứ sản phẩm tinh khiết và ổn định.
- Sản xuất một ga-lông tốn bao nhiêu?
- 50 tới 60 xu.

Nhận thức của Rockefeller đã đặt ông tiến lên một bước so với các đối thủ khác. Ông tin rằng trong khi các con bạc đi đào dầu mỏ, người kinh doanh sẽ lọc nó. 

- Bất kỳ ai kiểm soát việc lọc dầu có thể nắm được toàn bộ ngành công nghiệp.

Thỏa thuận với Vanderbilt cho phép ông vận chuyển với giá rẻ và cơ hội đưa hàng hóa tới mọi miền nước Mỹ. Nhưng ông đã hứa khống, chấp nhận cung cấp 60 thùng dầu một ngày, trong khi khả năng chỉ đáp ứng được một nửa. Và khi bạn đã thỏa thuận với người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, thất bại không có trong lựa chọn.

- Bạn phải thông minh, bạn phải có tầm nhìn, bạn phải có tất cả những thứ khác, nhưng hầu hết những người thành đạt là những người có ý tưởng đúng những người không bao giờ chạy trốn hay từ bỏ. Người thật sự thành đạt trong cuộc sống là người không bao giờ chạy trốn.

Rockefeller cần phải nhanh chóng mở rộng công ty của mình, và để làm được điều đó, ông ta cần nhà đầu tư. Vấn đề là, dầu hỏa đang mang phải tiếng xấu. Những câu chuyện về nhiên liệu phát nổ và đốt cháy nhà luôn có mặt trên trang nhất các tờ báo khắp đất nước, khiến cho những nhà đầu tư tiềm năng hoài nghi.

Do nhu cầu tăng cao, nhiều nhà máy lọc dầu bán ra thị trường loại dầu hỏa nguy hiểm rất dễ bay hơi. Rockefeller nhìn nhận vấn đề đó như là một cơ hội. Ông nhận ra rằng cần phải làm nỗi sợ của người dân lắng xuống và cung cấp cho họ một sản phẩm mà họ có thể tin tưởng. Cái tên Standard Oil ra đời

Rockefeller's Standard Oil xoa dịu nỗi sợ và ngay lập tức trở thành sản phẩm được săn đón trên toàn quốc, mang lại hết nhà đầu tư này tới nhà đầu tư khác. Nước Mỹ mở rộng với tốc độ chóng mặt. Đường sắt của Cornelius Vanderbilt kết nối mọi miền đất nước và thương mại bây giờ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. 

Nhưng nỗi ám ảnh mới của nước Mỹ là ánh sáng - ánh sáng an toàn và sạch. Thứ đó được cung cấp bởi John D. Rockefeller.

Dầu lửa đang thay đổi thế giới. Và những nhà lọc dầu Ohio đang dẫn đầu sứ mạng đó. Những người khổng lồ ngày đó đã cách mạng việc kinh doanh ở nước Mỹ. Nước Mỹ nhanh chóng thống trị nền kinh tế thế giới bởi vì nước Mỹ có thể làm ra hàng hóa, có thể tạo ra hàng hóa, có thể xây dựng hàng hóa, và nước Mỹ có quyền lực của hàng hóa.

John Rockefeller's Standard Oil bây giờ đã trở thành nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất quốc gia. Và thỏa thuận độc quyền của ông ta với Vanderbilt cho phép ông ta vận chuyển hàng hóa của ông ta từ nhà máy tới mọi miền đất nước với mức giá rẻ bất ngờ. Nhưng đối với Rockefeller đó vẫn là chưa đủ. Ông ta sản xuất nhiều hơn cả thỏa thuận với Vanderbilt. Từ lúc không thể lấp đầy các chuyến tàu của Vanderbilt, bây giờ ông ta có nhiều dầu hơn khả năng vận chuyển của Đô đốc, và đối thủ lớn nhất của Vanderbilt biết điều đó. 

Tom Scott là chủ tịch của một trong những hãng xe lửa lớn nhất quốc gia. Ông ta muốn vị trí của Vanderbilt, ngôi vương của ngành đường sắt, và ông ta biết thỏa thuận với Rockefeller chính là chìa khóa của vấn đề. 

Scott tới Cleveland với người học trò của mình, một người trẻ dám nghĩ dám làm tên là Andrew Carnegie. Là một trợ tá đáng tin cậy nhất của Scott, Carnegie đã giúp ông trong phi vụ này. 

- Cái tôi muốn đề xuất là một liên minh với Ông, giữa dầu lửa và đường sắt.
- Tôi thích gọi nó với cái tên--
- Hãy cho tôi một con số.
- Standard Oil sẽ được hạ giá 40% mỗi thùng dầu được vận chuyển. Chúng tôi sẽ chuyển các giấy tờ tới vào sáng mai.
- Không. Hợp đồng miệng là được rồi. 

Rockefeller nhận được một thỏa thuận tốt hơn từ Scott so với thỏa thuận từng đạt được với Vanderbilt. Với thất bại của Vanderbilt. Rockefeller đã rất khéo léo đẩy 2 công ty đường sắt chống lại nhau. 

Dầu lửa là thứ mà các công ty đường sắt không thể để mất, vậy nên họ chiến đầu kịch liệt để giành quyền vận chuyển. Với ngành đường sắt ở trong túi mình Rockefeller có thể cung cấp cho mọi nhà trên toàn quốc dầu hỏa của Standard Oil, và với lợi nhuận thu được Rockefeller bắt đầu mua lại các đối thủ.

Mục đích của ông ấy rất đơn giản: ông ấy muốn sở hữu tất cả các nhà máy lọc dầu trên toàn quốc. Đó là một khái niệm mà từ trước tới giờ vẫn là không tưởng. Ngày này, chúng ta biết tới nó với cái tên "độc quyền". Nhưng Rockefeller không chỉ muốn mở rộng công ty, ông ta còn tìm kiếm mức lợi nhuận lớn nhất bằng những phương pháp cần thiết.

- Chúng ta đã có thêm nhà máy lọc dầu. Thêm một cái nữa gia nhập.
- Anh có cần tôi để mắt tới nó không?
- Không. Tôi muốn anh đóng cửa nó.

Rockefeller quyết tâm tìm ra cách khác để vận chuyển dầu. Ông biết là nếu không tìm ra, liên minh đường sắt sẽ thắng. Giải pháp của Rockefeller một lần nữa tới từ nơi không ai nghĩ tới.

- Vậy chúng ta có thể tăng sản lượng dầu hỏa, nhưng sau đó chúng ta sẽ phải nhận chất thải dễ bay hơi nhiều hơn. Chúng ta có thể đốt một phần chúng dùng thay nhiên liệu của nhà máy, nhưng đặc tính dễ cháy của chúng khiến chúng ta gặp vấn đề lưu giữ. Khi chế biến sản phẩm ở nhiệt độ cao hơn chúng ta có thể tạo ra dầu bôi trơn.

Chúng ta cần nâng cấp nhà máy. Dầu hỏa trong nhà máy lọc dầu được vận chuyển bằng các đường ống lớn, và Rockefeller nhận ra rằng nếu những đường ống đó có thể vận chuyển dầu với khoảng cách ngắn, chúng cũng có thể vận chuyển ở khoảng cách xa hơn. Nếu Rockefeller có thể xây dựng hệ thống đường ống đủ lớn, ông có thể cắt bỏ hệ thống đường sắt ra khỏi công việc buôn bán của mình, dễ dàng. Hệ thống đường ống yêu cầu đầu tư rất lớn, và rất mạo hiểm. Nhưng nếu thành công, Rockefeller sẽ có khả năng làm được điều mà ông thích nhất, là chiến thắng.

Các công nhân của Rockefeller làm việc nhiều giờ, nổ mìn qua những vùng nông thôn, và đặt hơn 1,5 dặm đường ống mỗi ngày. Cuối cùng hệ thống đường ống cũng hoàn thành, nó dài hơn 4000 dặm, chạy thẳng từ Ohio tới Pennsylvania, và kết nối hàng ngàn giếng dầu hấp dẫn nhất thế giới tới thẳng nhà máy của Rockefeller. John Rockefeller cuối cùng đã tìm ra cách loại đường sắt ra khỏi công việc kinh doanh dầu lửa, và trong quá trình đó, ông đã cách mạng cách vận chuyển dầu mỏ mãi mãi.

Sau 25 năm, ngành đường sắt là ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia, xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Không ai có dũng khí hạ bệ nó, cho tới lúc này. Rockefeller biết nếu không có dầu của mình, đường sắt sẽ gặp vấn đề với sự sống còn. Đây là đòn đánh cực mạnh vào nền công nghiệp và đối với tất cả đó là đòn bẩy, Rockefeller đã đẩy Vanderbilt và ngành đường sắt về đúng chỗ mà ông muốn.

Liên Bang Hoa Kỳ đang thay đổi theo cách chưa từng có. Chỉ trong một thập kỷ, đất nước đã trở thành một trong những nước phát triển nhất trái đất, và bóng tối không còn có nghĩa là kết thúc một ngày nữa. 2 người đã dẫn đầu công cuộc tái thiết đất nước. John D. Rockefeller và Cornelius Vanderbilt đang bước vào một cuộc quyết chiến.

Vanderbilt và đối thủ đang chịu áp lực tìm kiếm hành khách và hàng hóa lấp đầy các toa tàu, chạy trên các tuyến đường sắt của họ. Dầu lửa của John D. Rockefeller' chiếm tới 40% số lượng hàng hóa đường sắt vận chuyển. Nhưng khi Vanderbilt bắt tay với đối thủ lớn nhất để tăng giá cước, Rockefeller đã coi đó là dấu hiệu của chiến tranh. Ông ta xây dựng các tuyền đường ống để đáp trả, và bắt đầu tự vận chuyển.

Và khi đường sắt phát triển tới mức bão hòa, mất hàng hóa có nghĩa là mất tiền. Cố phiếu giảm mạnh, tỷ lệ nghịch với nỗi sợ của các nhà đầu tư. Trong lúc bầu không khí hoảng loạn bao trùm, 360 công ty đường sắt, bằng khoảng 1/3 số công ty trên cả nước bị phá sản. Bất kỳ cuộc khủng hoảng kiểu bong bóng, dù là cuộc khủng hoảng 2008, hay 1873 đều có cùng một gốc rễ. Đó là sự không lường trước được. 

Vậy nên điều kiện cần thiết đối với 1 cuộc khủng hoảng là không ai mong đợi. Vụ sụp đổ kinh hoàng đầu tiên của nước Mỹ trong lịch sử non trẻ của mình. Không chắc có cách nào ngăn chặn hoàn toàn cuộc sụp đổ, thị trường chứng khoán bị tê liệt và đóng cửa trong mười ngày liền.

Cuộc hoảng loạn năm 1873 lần đầu tiên gây nên sự trì trệ trên toàn quốc gia và không ai biết được phải làm gì với nó. Lần đầu tiên, một lượng công nhân lớn, rất lớn, mất việc. Công nhân bị sa thải, nhưng các ông chủ, họ vẫn sống theo phong cách mà họ quen thuộc.

Nhưng không ai đổ bất kỳ giọt nước mắt nào cho John D. Rockefeller. Mọi người giữ những giọt nước mắt đó khóc cho chính mình khi họ phát hiện ra chính họ đang mất việc, bị đuổi khỏi nhà, không lương thực, không hy vọng. Trong khi những công ty lớn nhất quốc gia đang ngắc ngoải, Rockefeller nhận thấy cơ hội, niềm tin của ông vào chọn lọc tự nhiên. Trong khi những đối thủ gục ngã, Rockefeller thu nạp họ, mua lại các công ty dầu mỏ phá sản mà chẳng với lý do gì.

- Tôi nhận thấy tôi làm tốt hơn khi thị trường trở nên xấu đi. Tôi mua nhiều thứ khi thị trường xấu. Và bạn không thể làm điều đó khi kinh tế đang tốt đẹp. Bạn không thể mua nó. Hoặc là bạn sẽ mua nó rất đắt hoặc là bạn không thể mua toàn bộ nó.Vậy nên có rất nhiều cơ hội, tôi nhận thấy khi thị trường xấu.

Cơn trì trệ cũng qua đi, Rockefeller đã tạo lên một đế chế các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Ông ta chơi trò chơi thị trường, và ông ta đơn giản là chơi giỏi hơn bất kỳ ai khác. Ông ta coi thị trường như là nơi chọn lọc tự nhiên, và ông ta mạnh hơn bất kỳ ai khác, nên ông ta sống sót. Không chỉ như vậy, ông ta còn xứng đáng sống sót, còn đối thủ thì không.

Trong khi Rockefeller mở rộng công ty của mình, đối thủ của ông ta trong ngành đường sắt đang ngắc ngoải để tồn tại. Đúng lúc cuộc khủng hoảng ngành đường sắt Mỹ lên đến đỉnh điểm, vua của ngành đường sắt Hoa Kỳ, Cornelius Vanderbilt, mất ở tuổi 82. Vanderbilt để lại đế chế của mình, đáng giá 100 triệu đô-la, cho con trai, William. Rockefeller biết rằng nếu không có Vanderbilt, người con trai không thể nào xây dựng được đế chế của mình. 

Tom Scott, và học trò của mình Andrew Carnegie, đang xoay xở để sống sót. Và kể từ khi các đường ống của Rockefeller không được mở rộng tới Pittsburgh, ông ta bắt buộc phải tiếp tục sử dụng tàu hỏa của Tom Scott, và Andrew Carnegie. Nhưng Scott biết rằng nếu ông và Carnegie không kinh doanh đa dạng, họ sẽ không thể sống sót. Scott nghĩ ra một kế hoạch táo bạo để mở rộng đế chế của mình. Một kế hoạch mà chắc chắn thu được chú ý của Rockefeller. Ông ta thâm nhập vào kinh doanh dầu mỏ bằng cách xây dựng các tuyến đường ống của riêng mình. Nhưng điều mà John Rockefeller ghét hơn bất kỳ thứ gì khác, đó là cạnh tranh

Tom Scott đang khai chiến. Nước Mỹ lớn mạnh sau Nội chiến là nhờ đường sắt kết nối đất nước, và dầu lửa để thắp sáng. Không ai đầu tư cho sự tăng trưởng nhiều hơn John D. Rockefeller, người mà bây giờ đã kiểm soát 90% thị trường dầu mỏ Hoa Kỳ. Với cái chết của Cornelius Vanderbilt, chỉ còn người duy nhất cản trở con đường Rockefeller kiểm soát toàn bộ ngành dầu mỏ. Đó là Tom Scott.

Có một sự ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, nhưng sự ngưỡng mộ đó đi kèm với sự ngờ vực sâu sắc. Các nhà đầu tư lớn ngày nay nhìn nhau rất thận trọng. Rockefeller coi Tom Scott, của công ty đường sắt Penn Railroad, như là một đối thủ. Các chuyến tàu của Tom Scott vận chuyển dầu từ nhà máy của Rockefeller ở Pittsburgh, nơi mà các đường ống của Standard Oil không vươn tới được. 

Với tất cả những lợi thế, Scott tin rằng ông có đủ đạn dược để tấn công Rockefeller. Nhưng Rockefeller không phải là kẻ chạy trốn khỏi cuộc chiến.

-Tôi không muốn bất kỳ một giọt dầu nào của chúng ta được chuyển tới Pennsylvania.
- Nhưng còn nhà máy của chúng ta ở Pittsburgh?
- Đóng cửa nó. 

Đóng cửa nhà máy sẽ tốn của Standard Oil cả một gia tài về doanh thu, nhưng với Rockefeller, tiêu diệt đối thủ còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Không có dầu của Rockefeller, Scott mất gần một nửa doanh thu, khiến ông phải sa thải 10 ngàn lao động, và quyết liệt cắt giảm tiền lương. Những người công nhân đó xuống đường phản đối. Và khi bóng tối bao trùm Pittsburgh, bạo lực lên ngôi. Lửa bốc cháy ở sân ga của Tom Scott. Trước khi trời sáng, hơn 39 tòa nhà và 1200 toa tàu bị phá hủy. Công ty của Tom Scott nằm trong đống đổ nát. Đó là cách chủ nghĩa tư bản làm việc. Đường sắt từng là nhà cung cấp vận tải lớn nhất cho công nghiệp dầu mỏ. Nhưng cuối cùng họ tự đánh mất tất cả.

John D. Rockefeller đã thay thế Cornelius Vanderbilt trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Tài sản ròng của ông là hơn 150 triệu đô-la tương đương 225 tỉ ngày nay. Thật sự là đáng kinh ngạc rằng một cá nhân có thể cung cấp tới 98% lượng dầu hỏa và cuối cùng là tất cả các sản phẩm từ dầu trên toàn thế giới.

Nhưng tất cả các người khổng lồ đều có mục tiêu. Và giờ Rockefeller chuẩn bị đối mặt với thử thách lớn nhất của ông. Tom Scott người thày của Andrew Carnegie được chôn vào một ngày mưa ở ngoại ô Philadelphia. Ông chết trong thất bại. Bị thua cuộc và làm nhục dưới tay của John D. Rockefeller. 

Đó là sự mất mát rất lớn đối với Carnegie... Không có Tom Scott thì Carnegie cũng không có được như ngày hôm nay



Nguồn: 

http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-john-d-rockefeller-p2-5/955067087851387?pnref=story

3/5 - Andrew Carnegie

(Ông được mệnh danh là ông vua thép)

Andrew Carnegie là người đã tạo ra phần lớn những tiến bộ trong việc sản xuất thép. Carnegie tới Mỹ từ Ai-len khi còn là một cậu bé 12 tuổi và đã đi lên từ một cậu bé nhặt suốt chỉ ở một nhà máy bông, sau đó chuyển sang làm nhân viên điện tín và nhân viên ngành Đường sắt bang Pennsylvania. Trước khi 30 tuổi ông đã có những vụ đầu tư khôn ngoan và có tầm nhìn xa và từ năm 1865 trở đi ông chỉ tập trung đầu tư vào ngành quặng sắt. Chỉ trong vài năm, ông đã thành lập hay có cổ tức trong các công ty sản xuất cầu sắt, đường ray xe lửa và đầu máy. Mười năm sau, ông xây dựng xưởng thép lớn nhất nước Mỹ trên bờ sông Monongahela tại bang Pennsylvania. Ông không chỉ kiểm soát các nhà máy thép mới mà còn kiểm soát cả các mỏ than đá và quặng than, quặng sắt ở vùng hồ Superior, một đội tàu hơi nước trên vùng Hồ Lớn, một thành phố cảng ở hồ Erie và hệ thống đường sắt. Doanh nghiệp của ông liên minh với hàng chục doanh nghiệp khác làm chủ các tuyến đường sắt và đường thủy. Chưa bao giờ người ta lại thấy ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh như vậy ở Hoa Kỳ.

Khi 12 tuổi, Andrew Carnegie đã bắt đầu làm việc cho một công ty đường sắt địa phương ở Pittsburgh. Ở đó, ông ấy gặp chủ tịch của công ty, Tom Scott. Scott thích sự trẻ trung của Carnegie... ... và Scott thuê cậu bé làm trợ lý cho ông ta.

Khi Andy Carnegie thể hiện được sức mạnh của trí thông minh trong những việc mình chịu trách nhiệm, Scott đã nhận ra đây là con người đáng để bồi dưỡng, đáng để nuôi dạy. Ở tuổi 24, Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty. Làm việc cùng với Scott để nhìn xa trông rộng mở rộng đường sắt về phía Tây.

Vậy nên ta đã mua 100.000 cổ phiếu với giá 10 đô-la một cổ phiếu trước khi tin tức về hợp đồng lan đi. Khi mọi việc đã công khai, cổ phiếu tăng giá gấp đôi. Ngày hôm sau, cậu biết ta làm gì không? Ta bán sạch. Ta không phải xây thứ gì. Chìa khóa là mở rộng về phía tây.

- Vâng, thưa ngài.

- Đây. Đây là chỗ ta muốn xây một chiếc cầu. Ngay đây.
Cậu có tin là mình làm được không?
- Có, thưa ngài.
- Ta biết một nhà thiết kế giỏi. James Eads.
Hắn ta điên, nhưng là một thiên tài.
- Người đó sẽ xây cầu ư?
- Không. Nhưng anh ta làm việc nhanh, và giá thì rẻ. Anh ta có thể làm mọi việc. Đi thôi.

Cây cầu mà Scott vạch ra... ...sẽ là cây cầu lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề là, Carnegie không biết làm sao thế nào để xây nó. Cây cầu bắc qua sông Mississippi sẽ nối phía đông với phía tây; điều chưa từng có trước đây. Vượt qua sông Mississippi, đó là chìa khóa cho thành công đối với bất kỳ công ty đường sắt nào. Một khi đã vượt qua được sông Mississippi bạn có thể tiến về phía tây.

Câu hỏi là: làm cách nào để vượt qua sông Mississippi? Cây cầu sẽ phải dài hơn 1 dặm. Một trong 4 cây cầu xây vào lúc đó đã sập. Và không ai xây một cây cầu đường sắt to cả. Nhưng Carnegie biết phải mạo hiểm thì mới thành công lớn. Ông đầu tư mọi thứ ông có vào cây cầu. Andy Carnegie chuẩn bị cẩn thận từng bước một. Ông tin mình có thể làm được. Thép là kim loại cứng nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó. Được tạo thành bởi hỗn hợp sắt và các bon ở nhiệt độ hơn 2000 độ. Vấn đề là nó quá đắt đỏ và rất khó để sản xuất hàng loạt. 

Ở thời của Carnegie sắt rất hiếm, nó chỉ được dùng để sản xuất các đồ vật nhỏ. Nĩa, dao, và đồ trang trí. Cho tới tận lúc đó chưa ai từng dùng sắt để xây dựng các công trình lớn. Nhà phát minh người Anh Henry Bessemer, đã tạo ra thiết bị rút ngắn thời gian sản xuất thanh đường ray đơn bằng thép từ 2 tuần xuống 15 phút. 

Carnegie hiểu được vai trò của của công nghệ mới... ...Và bắt đầu vận dụng nó. Mỗi doanh nhân có một nét riêng, có một tài năng riêng biệt, một sản phẩm riêng biệt, khả năng riêng biệt. Điều quan trọng là đi tìm nó, và sau khi tìm thấy nó thì dùng nó làm vốn. 

Với thép trong tay, Carnegie đã có khả năng để bắt đầu xây dựng. Ở tuổi 33, Andrew Carnegie đã sẵn sàng đương đầu với những điều không thể... ...Xây dựng cây cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Mississippi là điều tưởng như không thể đầu tiên để kết nối nước Mỹ.

Nhưng quyết định sử dụng thép đã cho Carnegie thấy sự tốn kém. Sau 2 năm lập kế hoạch Carnegie mới bắt đầu xây dựng. Dù tính toán rất chi tiết nhưng chi phí xây dựng liên tục tăng. Ngân quỹ không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng. Giấc mơ đẹp của ông dần trở thành ác mộng. Nhưng ông sẽ không bỏ cuộc mà không chiến đấu.

Một nước Mỹ hiện đại đang hình thành. Các chuyến tàu đã tới 4 góc của châu lục. Các ngôi nhà trên toàn quốc sáng đèn mọi đêm. Và tham vọng xây dựng đất nước đang được tiến hành bên bờ sông Mississippi... ...được dẫn đầu bởi Andrew Carnegie. Carnegie đang kiên định xây dựng cây cầu của mình bằng thép... ...thứ kim loại chưa được kiểm chứng.

Với một mức giá khổng lồ. Công trình xây dựng vượt dự toán nhiều lần khiến quỹ xây dựng của Carnegie nhanh chóng trống rỗng. Đó là một áp lực không nhỏ mà Canegie phải giải quyết. Mọi người ai cũng từng sợ. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại, theo tôi nghĩ, là bạn sợ theo cách nào? Bạn có cố gắng vượt qua nó? Hay bạn để nó đánh gục? Và tôi cho là đó là sự khác biệt thực sự giữa người thành công và những người còn lại.

Tuyệt vọng, Carnegie tiếp cận các nhà đầu tư, tìm thêm nguồn tiền mặt.

- Các ông sẽ rất vui khi biết rằng tiến độ xây dựng cầu St. Louis đang rất thuận lợi. Tôi tin tưởng rằng thép rất có tương lai; tuy nhiên, cung cấp một số lượng lớn thép là một khó khăn, khiến chúng tôi bị trì hoãn. Nó cũng được chứng minh là rất tốn kém. Theo dự đoán của tôi chúng ta sẽ cần thêm một triệu đô-la trước năm mới. Nhưng tôi hoàn toàn tự tin khi khánh thành mọi người sẽ tới chiêm ngưỡng cây cầu như là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Trân trọng,

Andrew Carnegie.

Nỗ lực của Carnegie cuối cùng đã có kết quả: tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu được hoàn thành. Đó là một thành tựu thật ngoạn mục. Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép của ông, hơn nhiều lần khả năng ông có thể cung cấp.

Và khách hàng lớn nhất của ông là ngành công nghiệp mà ông nắm rõ nhất. Đường sắt đang tìm cách thay thế các cây cầu cũng như đường ray của họ bằng thép. Nhưng Carnegie không thể sản xuất đủ thứ kim loại mới này cho các đơn hàng. Ông cần phải tăng cường khả năng sản xuất của mình. Và để làm điều đó, ông cần huy động thêm vốn bổ sung. Vậy nên ông quay lại người thầy cũ của mình, Tom Scott.

Với sự giúp đỡ của Scott, Carnegie đã có số vốn hơn 21 triệu đô-la theo tỉ giá hiện nay. Với số tiền đó, ông bắt đầu xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. Ông nhìn thấy tương lai và ông sẵn sàng đầu tư vào nơi mà những nhà đầu tư Mỹ khác đang sẵn sàng đầu tư: xây dựng các nhà máy khổng lồ. Với diện tích hơn 4 ngàn (4 mươi ngàn) mét vuông tại ngoại ô Pittsburgh... ... nhà máy thép Carnegie là nhà máy lớn nhất quốc gia. Có khả năng sản xuất 225 tấn thép một ngày. 

Với nhà máy mới, Carnegie có thể cung cấp đủ số thép mà quốc gia cần. Và thép giúp ông có một gia tài. Nhưng thời kỳ của Carnegie đột nhiên không thể tồi tệ hơn. Sau nhiều năm phát triển quá mạnh, đường sắt phải vật lộn với vấn đề lợi nhuận. Có quá nhiều công ty đường sắt vào thời gian đó. Không có đủ lượng hàng hóa vận tải để duy trì chúng.  Với sự khan hiếm hàng hóa của đường sắt, John Rockefeller nhận thấy cơ hội. Và các cuộc thương lượng để giảm giá thành vận chuyển dầu. Thầy của Carnegie, Tom Scott, cố gắng điều chỉnh. Nhưng ông không thể tồn tại mà không có dầu của Rockefeller. Sự nghiệp của ông bị đập tan. Và Tom Scott không bao giờ có thể hồi phục lại được.

Cát bụi rồi cũng lại trở về với cát bụi. Andrew Carnegie mất đi người thầy của mình. Người có ý nghĩa với ông hơn bất kỳ ai khác. Và bây giờ Andrew Carnegie muốn trả thù. Sự phát triển của nước Mỹ sau cuộc nội chiến không phải là một thiên sử thi ngắn.

- Tàu hỏa kết nối phía Đông sang phía Tây là điều mà trước đây chưa từng có.

- Dầu lửa thắp sáng các ngôi nhà từ bờ bên này sang bờ bên kia đất nước. 

- Thép đã tái tạo lại cảnh quan. theo cái cách chưa bao giờ được ai nghĩ tới. 

Nhưng khi sự phát triển tưởng như không thể cản nổi... ...ngành công nghiệp đường sắt, xương sống của kinh tế Mỹ, sụp đổ. Và quốc gia bị đẩy vào một cuộc suy thoái tồi tệ nhất từng được biết.

Andrew Carnegie đang trên bờ vực mất tất cả. Không có đường sắt, ông bị mất đi một khách hàng mua thép. Và ông đổ lỗi cho đối thủ của mình John D. Rockefeller. Tuyệt vọng tìm thị trường mới, Carnegie nhận thấy một xu thế mới mà ông có thể tận dụng. Hàng ngàn người Mỹ thất nghiệp đổ về các thành phố như New York và Chicago, để tìm việc. Và để có chỗ ở cho sự gia tăng dân số đó, các tòa nhà đang được xây dựng càng nhanh càng tốt.

Carnegie bắt đầu nhận thấy một tương lai không phải ở những đường ray mà là ở những kết cấu thép, trong các dầm, các xà nhà, để xây dựng các tòa nhà chọc trời. Và một lần nữa, ông ấy đi trước 1 bước. Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được xây ở Chicago. Các bức tường gạch mỏng bao quanh những khung xà dày được sản xuất từ thép của Carnegie.

Trong vài năm tiếp theo, chỉ riêng tại Chicago, đã có hơn 100.000 tòa nhà mới được xây dựng. Nước Mỹ vươn mình theo chiều dọc bởi thép. Nước Mỹ hiện đại được xây dựng bởi thép của Carnegie. Sự bùng nổ của các tòa nhà chọc trời đã đưa Andrew Carnegie trở thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Nhưng với Carnegie, như vậy là chưa đủ. Tài sản cá nhân của John Rockefeller gấp 7 lần tài sản của Carnegie. Của cải mà ông ta có được là nhờ những tính toán tàn nhẫn. Carnegie tin rằng để trả thù cho cái chết của người thầy của mình, ông ta phải vượt mặt John Rockefeller để trở thành người quyền lực nhất nước Mỹ.

Và để làm điều đó, Carnegie cần sự giúp đỡ từ người khác, một người tàn độc hơn cả đối thủ của ông ta. Và Carnegie biết một người hoàn hảo với công việc đó. Henry Frick là một tỷ phú tự lập ở tuổi 30. Ông ta là một trong những nhà cung cấp than lớn nhất miền Trung Tây Hoa Kỳ. Một doanh nhân tàn độc, Frick nổi tiếng về việc giành được cái mình muốn... ...bằng mọi cách. 

Sự hợp tác giữa Carnegie và Frick tương tự như các hợp tác kinh doanh tốt ngày nay. Bạn muốn một người nào đó hoàn toàn trái ngược và khác biệt với bạn mà bạn có thể chấp nhận. Việc giao quyền cho Frick đã khiến công ty thép Carnegie dần thành hình. Sếp của ông ta, Carnegie tin rằng Frick sẽ dùng sự cứng rắn để cắt giảm giá thành và giảm sự lãng phí.... tức là kiếm được lợi nhuận lớn hơn.
Nhiều người coi việc trao cho Frick nhiều quyền lực là một rủi ro lớn. Nhưng Carnegie quyết định đó là rủi ro xứng đáng. Đế chế thép của Carnegie đang mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 2 năm, lợi nhuận đã tăng gấp đôi. Với việc đẩy mạnh sản xuất, Carnegie và Frick đã có khả năng tiến hành mua lại các đối thủ ở Ohio và Pennsylvania.

Quyết định thuê Henry Frick được xem như là một cố gắng thiên tài. Frick bằng cả đe dọa và tạo nỗi kinh sợ đã tái đàm phán các hợp đồng một cách thuận lợi với các nhà cung cấp. Các chi phí không cần thiết được loại bỏ... trong khi vẫn tăng sản lượng. Những năm cuối cùng của thập kỷ, Công ty thép Carnegie kiếm được lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết. 

Carnegie bổ nhiệm Frick là chủ tịch của công ty ông ta. Người quyền lực thứ 2 trong ngành thép. Nhưng với Frick, như vậy là chưa đủ. Ông ta muốn ghế của sếp của mình. Cha của Frick là một kẻ thất bại. Và giờ ông muốn đảm bảo mọi người biết rằng ông không giống như cha của mình. Frick mua lại khu đất trên đồi phía đông Pittsburgh. Trên đó, ông ta xây dựng một câu lạc bộ mà thành viên là những người giàu có nhất đất nước. 

Câu lạc bộ câu cá và săn bắn South Fork nằm trên một hồ nước nhân tạo lớn, nơi các hội viên có thể chèo thuyền và câu cá. Ngay cả Carnegie cũng tham gia câu lạc bộ. Để tạo nên cảnh quan, câu lạc bộ tiếp quản con đập South Fork, ngăn giữ 20 triệu tấn mét khối nước. 

Con đập thuộc loại lớn nhất thế giới so với các con đập cùng loại. Chỉ cách đó 22 km dưới về phía hạ lưu là Johnstown...nơi ở của một công đồng các công nhân nhà máy thép và gia đình họ, những người sống với nguy cơ mưa lớn sẽ làm vỡ đập. Các quan chức thành phố đề nghị Frick gia cố con đập. Nhưng ông ta phớt lờ hoàn toàn những lời cầu xin.

Frick bắt các công nhân hạ thấp mặt đập để mở rộng đường cho xe ô tô của ông dễ dàng qua được, phớt lờ mọi sự cảnh báo tằng con đập sẽ bị yếu đi. Cuối cùng, đến một ngày, sau đợt mưa lớn, con đập vỡ tung. Nước tràn về thị trấn nơi 10.000 dân đang sinh sống. Khi nước dừng cuốn rút, hơn 2 ngàn người chết. Cứ ba người thì có một người bị vùi lấp đến mức không thể nhận dạng. 1.600 ngôi nhà bị phá hủy... ...và hơn 10 km2 thị trấn hoàn toàn bị nhấn chìm. Trận lũ Johntown là thảm họa kinh hoàng nhất do con người gây ra tại nước Mỹ tính đến trước thảm họa ngày 11 tháng 9. Xác chết vẫn còn được tìm thấy sau đó nhiều năm. Một số trôi tới tận Cincinnati, cách Johntown hơn 350 km.

Tình nguyện viên tới từ khắp nơi trong cả nước để giúp khắc phục thảm họa. Đây là nỗ lực cứu trợ trong thời bình gần đây nhất của tổ chức chữ thập đỏ Mỹ. Sự phẫn nộ sau trận lụt ngày càng tăng, mọi người tìm người để đổ lỗi. Hầu hết mọi người đổ lỗi cho những hội viên của câu lạc bộ câu cá và săn bắn South Fork. Nhưng các hội viên phủ nhận trách nhiệm. Các đơn kiện được nộp... ...nhưng cuối cùng chúng không có tác dụng. Trong mắt của công chúng đang giận dữ, các hội viên của South Fork, bao gồm cả Henry Frick, đáng phải nhận án giết người.

Trong khi đó đế chế dầu lửa của Rockefeller vẫn lớn mạnh không ngừng, thép trở thành sự lựa chọn của những công trình. Và việc kinh doanh của Carnegie cất cánh. Thép của Carnegie đã khởi động việc mở rộng các thành phố Hoa Kỳ. Nhưng nếu ông ta muốn thế chỗ Rockefeller với danh hiệu doanh nhân quyền lực nhất Hoa Kỳ... ...Carnegie phải kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nhưng ông ta sẽ phải trả giá cho tham vọng của mình. Nó sẽ đe dọa phá hủy mọi thứ mà ông ta gây dựng. 

Việc xây dựng nước Mỹ hiện đại đang phát triển với tốc độ của ánh sáng. Đướng sắt kết nối bờ Đông với bờ Tây theo cái cách chưa từng có. Dầu lửa cháy hàng đêm. Và thép đã đẩy thành phố lên tầm cao không thể tưởng tượng.

Dẫn dắt sự phát triển đó là sự cạnh tranh giữa 2 người đàn ông. Andrew Carnegie và John D. Rockefeller. Một là ông vua Dầu lửa không thể tranh cãi, người kia không chút nghi ngờ là người đàn ông Thép. Và mỗi người đều không chịu thua kém người còn lại.

Để vượt qua người giàu nhất đất nước Rockefeller, không thể chỉ là một người kinh doanh thép có lãi. Andrew Carnegie phải trở thành người có lãi nhất. Và để làm điều đó, ông ta cần một vũ khí. Ông để ý tới một nhà máy thép đang gặp khó khăn ở ngoại ô Pittsburgh. Carnegie lên kế hoạch biến nó thành nhà máy lớn nhất trong đế chế luyện thép của mình. Nhiều triệu đô-la được đầu tư lắp mới máy móc mới cho nhà máy. Nhà máy luyện thép Homestead là cổ tích giữa hiện đại. Nhưng nó không thể được quản lý nếu thiếu một người quyền lực. Một trong những chi phí lớn trong nhà máy thép là nhân công. Carnegie biết rằng để có lãi. Ông ta phải giữ giá thành thấp. Và cách duy nhất lúc đó để giữ giá thép thấp là giảm tiền lương và tăng thời gian lao động. Để kiếm lợi nhuận hơn nữa, Carnegie cần tiếp tục giảm giá thành: Bao gồm cả tiền lương.

Nhưng Carnegie cũng xác định phải bảo vệ hình ảnh của mình. Có những việc ông không thể làm trong các tranh chấp lao động. Vậy nên ông ta để chủ tịch của mình làm công việc bẩn thỉu đó. Henry Frick chẳng bao giờ quan tâm đến người khác nghĩ gì trong những giải pháp của ông ta. Ông ta chỉ quan tâm tới 1 điều... ...Chiến thắng.

Carnegie không thích làm người xấu, làm nhân vật phản diện còn Frick thì không thèm bận tâm. Bây giờ, chỉ có một câu hỏi duy nhất chúng ta kiếm được bao nhiêu vào năm tới. Frick được chỉ định làm chủ tịch của công ty Thép....Carnegie sếp của ông ta tới Scotland để nhường lại đất cho Frick độc diễn. 

Những nhà công nghiệp thời kỳ đó là những người mà sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ để kiếm được một món lợi lớn càng nhanh càng tốt, thậm chí có thể là mở rộng định nghĩa những việc họ phải làm. Frick bắt đầu lột sạch tất cả những gì mà ông ta có thể lấy khỏi những người công nhân ở Homestead. 

Frick quyết định đó là cách duy nhất để nhà máy hoạt động hiệu quả 12 giờ một ngày, 6 ngày trong tuần. Điều đó có nghĩa là một điều kiện lao động không thể chấp nhận. Không ai có thể làm việc 12 tiếng 1 ngày. Điều kiện lao động nguy hiểm. Và một nhóm nhỏ người lao động liên kết với nhau để nêu lên mối quan tâm của họ.

Rất nhiều lao động ở nhà máy thép cảm thấy thay đổi điều kiện lao động là điều cần thiết. Họ đã kiệt sức và họ muốn tiền lương đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Công đoàn còn tương đối mới ở Mỹ. Và Frick không để nó bén rễ trong công ty của ông ta. Nhưng trước khi hành động, ông ta tìm đến ông chủ của mình để nhận ý kiến.

" Gửi Andrew, có thể một cuộc chiến là cần thiết vào mùa hè này. Một khi đã nổ ra, sẽ phải chiến đấu đến cùng”. 

Andrew Carnegie nhận thức được sự hiếu chiến của Frick. Đó là lý do ông ta tránh xa gần 5 ngàn km.

"Anh Frick, không nghi ngờ gì nữa, anh sẽ lập lại lẽ phải ở Homestead. Anh sẽ làm mọi thứ trở nên đúng đắn với sự kiên trì của mình."

Có một ranh giới rất nhỏ, giữa làm thế nào để bảo vệ công nhân, và cùng lúc đó, tiếp tục bôi trơn bánh xe của chủ nghĩa tư bản? Đôi khi cả hai đều có mục đích khác. Frick coi những lời của Carnegie như một chỉ thị rõ ràng đã đến lúc bắt đầu chiến tranh. Ông đẩy mạnh sản xuất, bắt người của mình lao động vất vả hơn bao giờ hết. Trong trường hợp đình công, ông ta có một kho thép thành phẩm dự trữ. 
Các tai nạn trên nền tại nhà máy tiếp tục tăng lên. Cho đến khi một vụ được chứng minh là tử vong. Cái chết có khả năng đoàn kết các lực lượng lao động đang quá tải. Frick biết chuyện gì sắp diễn ra.

"Gửi Andrew, tôi không tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng mà không cần một cuộc đấu tranh nghiêm trọng. Tôi rất tiếc phải nói là không còn lối thoát nào khác mở ra cho chúng ta. Tốt hơn là chúng ta nên chuẩn bị chiến đấu và chiến thắng”.

"Henry, một điều mà chúng ta chắc chắng là không có cuộc chiến nào đều dẫn tới thất bại. Chúng tôi tin tưởng vào những gì anh làm. Chúng tôi sẽ bên anh đến phút cuối”.

Biết rằng được ông chủ chống lưng, Frick tung cú đấm đầu tiên. Ông ta tuyên bố với công nhân rằng công ty Thép Carnegie sẽ không thương lượng. Tất nhiên là chất lượng lao động sẽ không được cải thiện. 

Ai muốn đình công, thì giơ tay lên...lập rào cản trước nhà máy chính của công ty Carnegie Steel, và khi Frick quyết định dùng vũ lực chiếm lại nhà máy...Để ngăn Frick thay thế người khác, 2 ngàn công nhân thép tạo chướng ngại vật phía trước nhà máy. Cuộc chiến chuyển thành chuyện cá nhân. Nhưng Frick không lùi bước. Ông ta gọi quân tiếp viện. 

Andrew Carnegie sản xuất thép nhiều hơn tất cả những người khác trên thế giới. Để đạt mức sản xuất đó, công nhân của ông ta phải lao động 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Điều kiện đó thúc đẩy họ lập hàng rào trước nhà máy, khiến cho chủ tịch công ty Carnegie, Henry Frick, gọi tới lực lượng lính đánh thuê.

Trong nhiều năm, các thám tử Pinkerton đã xây dựng một lực lượng bảo vệ tư nhân, lực lượng này nổi tiếng với những vụ theo dấu các tên trộm đường sắt. Họ thậm chí còn được thuê làm người bảo vệ cho Tổng thống và từng ngăn chặn được 1 vụ ám sát Abraham Lincoln. Nhưng bây giờ họ trở thành lính đánh thuê. Có nhiều nhân lực và súng đạn hơn cả quân đội Hoa Kỳ. 

Và nếu có tiền, họ sẽ chiến đấu vì bạn. Và Frick thì có nhiều tiền. Pinkertons là lính đánh thuê. Họ tới từ ngoài thị trấn. Họ không có quan hệ gì với Pittsburgh, không có quan hệ gì với các công nhân. Họ được trả tiền để sử dụng sức mạnh của họ mình. Thời điểm Frick quyết định mang Pinkertons tới, thần chết đã được thả ra và chỉ có duy nhất một cách để cuộc đình công kết thúc, đó là trong bi kịch.

- BẮNNN!

2 ngàn người làm hàng rào sống bên trong Nhà máy Homestead. 

Bắn! Bắn

Khi cuộc chiến kết thúc, 9 công nhân công ty thép Carnegie đã chết cùng vô số người bị thương. Tình hình nghiêm trọng đến mức thống đốc Pennsylvania phải gửi quân tội tới lập lại trật tự. Homestead trở lại tay của Frick. Nhưng khi cuộc tàn sát kết thúc... ...sự phản đối của cộng đồng cũng bắt đầu.

Đến đêm, Homestead trở thành biểu tượng héo úa của sức sống nền công nghiệp Mỹ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng và công cuộc mở rộng nước Mỹ đang diễn ra hết công suất. Đường sắt đã kết nối 44 bang. Dầu lửa là tài nguyên quý giá nhất quốc gia. Và thép thì đang xây dựng các thành phố của chúng ta. 

Đất nước dần khôi phục sau một cuộc nội chiến dài, và giờ đây vững mạnh hơn bao giờ hết. Cornelius Vanderbilt đã dùng vũ lực và sự uy hiếp để tạo nên một đế chế đường sắt liên kết mọi miền đất nước. 

John D. Rockefeller bắt đầu từ xuất phát điểm khiêm tốn, nhưng với sự quả quyết tuyệt đối và tàn nhẫn của mình, ông đã độc quyền ngành công nghiệp dầu. Và kế đến, một sản phẩm mới đã làm thay đổi diện mạo nước Mỹ. Tôi tin tưởng rằng thép chính là tương lai. Và nhờ có thép của Andrew Carnegie, giờ đây các thành phố của nước Mỹ vươn cao tới bầu trời. Không có gì là không thể cả. Nhưng sau khi ông có liên quan đến một trong những thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đế chế của Carnegie bắt đầu lung lay. Chủ tịch của ông, ngài Henry Frick, thúc ép công nhân đến điểm giới hạn... khiến họ đứng lên đấu tranh...
Rồi Frick bị ám sát

Andrew Carnegie buộc phải suy tính lại mọi thứ. Với các sự kiện như chủ tịch bị bắn, và công nhân thì chống đối, Andrew Carnegie đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty của ông... danh tiếng của ông... đang bị đe doạ. Và đế chế ông dành cả đời để xây dựng đang bên bờ vực của sự sụp đổ. Với mong muốn cứu vãn gia tài của mình, Carnegie đành rút ngắn chuyến đi nước ngoài của mình, và mau chóng trở về Pittsburgh.

Henry Frick sống sót qua khỏi vụ mưu sát. Chỉ 3 ngày sau khi bị bắn và đâm, ông đã trở về văn phòng ở Carnegie Steel. Cuộc gặp gỡ hụt giữa Frick và thần Chết chỉ càng khiến ông kiên quyết hơn. Nhưng đối với ông chủ Andrew Carnegie thì khác, sự kiện nhắc nhở ông rằng chủ tịch giờ là một gánh nặng. 

Đã có những lúc Frick cho rằng "Ta điều hành công ty này. Là kẻ giỏi nhất vùng Pittsburgh. Là kẻ phải nai lưng làm 12 tiếng/ngày. Là kẻ phải chịu một viên kẹo đồng vào đầu. Nên ta phải là số một. Mối quan hệ giữa Carnegie và Frick trở nên xấu đi, và ông nhận ra rằng mình cần phải thay đổi nó. 

Carnegie không vui vì chuyện này. Ông to nhỏ với phóng viên vùng Pittsburgh rằng nếu không phải do ông đi công tác nước ngoài, thì tình hình đã khác. Rồi thì sẽ không có vụ đổ máu này. Rằng ông sẽ tôn trọng công nhân hơn. Và ông giảm thiểu quyền của Frick. Tức giận vì bị Carnegie trừng phạt, Frick thậm chí âm mưu và chỉ đạo một vụ thôn tính. 

Carnegie Steel từ từ mục ruỗng từ trong ra ngoài. Nhưng thách thức lớn nhất cho đế chế của Carnegie không phải từ bên trong. Một mối đe doạ mới đang nổi lên. J.P. Morgan là một giám đốc ngân hàng, người đi kiếm bạc tỉ từ việc hợp nhất các ngành công nghiệp yếu kém, mua lại các công ty thất bại, và đưa chúng trở lại thời kì hoàng kim của chúng. Những công ty như Carnegie Steel chẳng hạn.


Nguồn: 

http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-andrew-carnegie-p3-5/955079114516851?pnref=story

4/5 - John Pierpont (J.P) Morgan

(Ông được mệnh danh là ông vua điện)

Bạn nhìn vào J.P. Morgan, và cách ông ấy điều hành các ngân hàng. Về cơ bản mà nói ông ấy là một người thống trị ngành công nghiệp ngân hàng, và quan trọng nhất là thống trị tài chính của cả đất nước. 

Phi vụ mới nhất của Morgan là hợp nhất các phần bị phá sản của ngành công nghiệp đường sắt, làm cho chúng sinh lãi được bằng việc loại bỏ các cạnh tranh không cần thiết. Ngân hàng Morgan sẽ mua lại đường sắt ở bờ biển phía Tây và cho chính phủ thuê lại. Đồng thời cũng mua phần vốn chính ở phía Nam Pennsylvania để đổi lấy cổ phần của một công ty đường ray khác. 

Do Frick quá nhẫn tâm, Andrew Carnegie lo sợ rằng ông sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp của Morgan. Ông đi một nước cờ táo bạo. Một lối thoát duy nhất: Loại bỏ Frick

Trong khi Carnegie gồng mình sửa chữa đế chế điêu tàn của ông, J.P. Morgan tiếp tục nhắm vào các công ty thất bại, và tiếp tục sát cánh bên người bố huyền thoại của mình.

Junius Morgan là nhà sáng lập nên một trong những ngân hàng đầu tư kiểu mới đầu tiên, một đế chế tài chính được biết đến với cái tên Triều đại Nhà Morgan. J.P. Morgan được sinh ra là cho kinh doanh ngân hàng. Bố ông là người thuộc thế hệ những chủ ngân hàng đầu tiên bên kia Đại Tây Dương, và vì thế ông xác định tài chính sẽ là ngành chỉ đạo các ngành khác trong tương lai.

Bố của Morgan luôn căn dặn ông rằng tránh mạo hiểm nhiều, nhưng J.P. Morgan quá mệt mỏi khi phải làm mọi việc theo cách của bố ông. Ông không đơn thuần chỉ muốn mua lại việc kinh doanh, ông muốn xây dựng một ngành mới riêng của mình. Ông chứng kiến John Rockefeller và Andrew Carnegie xây dựng đế chế của họ từ hư vô. Và ông muốn mình là người kế tiếp.

Nhưng để được thế, Morgan phải tìm cho mình một sự đột phá. Ông liền để ý đến một trong những nhà phát minh tài ba nhất thế giới. Thomas Edison đã là nhà cách tân nổi tiếng khi mới chỉ 19 tuổi. Ông nổi lên sau khi hoàn thiện máy điện tín rồi đến phát minh máy điện báo tỉ giá cổ phiếu, và máy hát đĩa. Suốt cuộc đời, Edison nắm giữ hơn 1000 bằng sáng chế.

Nhưng hiện giờ, ở tuổi 31, Edison đang thử nghiệm phát minh vĩ đại nhất của ông. Edison có một khả năng đặc biệt giúp ông quan sát một vật, rồi tìm ra cách sử dụng nó mà trước đó không ai nghĩ tới. Morgan quan tâm tới một phát minh: bóng đèn điện, và dòng điện. Một dòng chảy năng lượng vô hình đốt nóng sợi dây tóc nhỏ trong bóng đèn như ma thuật, và làm sợi dây phát sáng. 

Ánh sáng điện sẽ cách mạng hoá thế giới. Như lửa, hay bánh xe, nó sẽ thay đổi cách sống của con người. 

J.P. Morgan thấy được ngay tiềm năng nơi công nghệ mới mang tính cách mạng này, và biết rằng đây chính là cơ hội để ông gây dựng cơ đồ của riêng mình. Cơ đồ đó sẽ làm thay đổi thế giới mãi mãi.

Khi thế kỉ 20 sắp cận kề, nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đường sắt, dầu, và thép tạo nên tiền đề phát triển. Nhưng một công nghệ mới đang hình thành có thể còn đột phá hơn những thứ đó. Điện sở hữu tiềm năng thay đổi hoàn toàn cả thế giới, và J.P. Morgan cho rằng mình có thể chiếm hữu nó.

Rất nhiều năm, J.P. Morgan phải sống dưới cái bóng vĩ đại của người bố huyền thoại. Ông tuyệt vọng tìm cách gây dựng dấu ấn cho riêng mình, và điện có thể là dấu ấn đó. Morgan đang xem xét đầu tư vào công ty của Thomas Edison, và đầu tư cho phát minh bóng đèn điện Edison mới phát triển. Ông thuê Edison lắp đặt đèn điện cho nhà ông ở Đại lộ Fifth, New York.

Nhà của Morgan nhanh chóng trở thành phòng thí nghiệm cho các thử nghiệm bóng đèn điện nổi tiếng của Edison. Edison lắp đặt một nhà máy điện nhỏ trong nhà nuôi gia súc trên đất của Morgan. Rồi ông chạy hơn 1219 m dây sau tường và trần của ngôi nhà, gần 400 trăm bóng đèn điện được lắp đặt, những chiếc đầu tiên từng được sản xuất. Sau nhiều tháng thử nghiệm và thất bại, ngôi nhà đã sẵn sàng cho việc trưng bày. Morgan mời đến rất nhiều người, kể cả bố ông, đến xem sự tuyệt diệu của áng sáng điện. Lần đầu tiên, ông biết rằng buổi trình diễn sẽ đưa ông đến vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp mới. Điện lúc đó được coi như một thứ gì đó kì diệu, và mọi người rất kinh ngạc. 

Trước hết là do họ không hiểu điện vận hành thế nào, vì bạn không thể nhìn thấy điện được, vì vậy nó như là ma thuật đối với đa số mọi người. Nhà của J.P. Morgan là tư gia đầu tiên trên thế giới được thắp sáng bằng điện.

Điện trở thành một thứ không thể thiếu đối với giới quyền lực của đất nước. ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý, John D. Rockefeller. Rockefeller tạo dựng cơ đồ lớn nhất nước Mỹ bằng việc lọc dầu thô cho đèn dầu. Ông nhận ra rằng ánh sáng điện có tiềm năng thay thế dầu hoả và trở thành nguồn sáng chính của nước Mỹ. Nếu công nghệ đó thành xu thế chủ đạo, Rockefeller sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước tới giờ.

Nối tiếp sau thành công trưng bày ánh sáng điện tại tư gia, Morgan tin rằng điện có thể là cơ hội mà ông hằng chờ đợi, cơ hội để ông điều hành công ty riêng của mình, và trở thành người tiên phong như Carnegie và Rockefeller.

Nhưng đầu tư cho Edison sẽ đi ngược lại toàn bộ những gì mà bố J.P. Morgan đã dạy cho ông. Bạn phải dám mạo hiểm mới thành công được. Không thể có chuyện đạt được mọi thứ nếu không mạo hiểm. Không thì ai cũng dễ dàng có được thứ họ muốn. Nếu không có mất mát nào, hay không có khả năng thất bại lớn hay sự thụt lùi, thì bạn không có triển vọng phát triển.

Morgan đầu tư cho Edison một khoản tương đương 83 triệu đô-la ngày nay, và cùng nhau họ thành lập một công ty mới, Công ty Ánh sáng điện Edison. Morgan và Edison bắt tay vào làm việc ngay, biến một toà nhà ở vùng hạ Manhattan thành trung tâm phát điện đầu tiên của thế giới, một kỳ quan công nghệ cao chứa đầy các máy phát điện cỡ lớn đủ sức thắp sáng hàng ngàn ngôi nhà.

Ý tưởng ban đầu là từ trạm trung tâm này sẽ sản xuất dòng điện trực tiếp đến mọi nơi, nhưng đồng thời cũng cần phải có phương thức truyền tải điện đi. Tương lai của điện không phải chỉ là sự ảo tưởng. Nó là năng lượng, và năng lượng thì phải truyền tải mới đi xa được. Công nhân của Edison làm việc suốt ngày đêm để hoàn thành một mạng lưới dài trên 24 km. Họ lắp đặt hơn 30 km dây đồng, kết nối trạm phát của Edison tới hàng trăm ngôi nhà và công ty ở New York. Hệ thống lưới điện của Edison trở thành khuôn mẫu cho cách thức truyền tải điện ở nước Mỹ

Nhờ có trạm phát điện của Edison được xây dựng và vận hành, bình minh của kỷ nguyên mới đang đến. Thành phố lần đầu tiên sáng ngời. Và sau đó không lâu, hệ thống tải điện của Edison bao phủ một nửa Manhattan. Các tuyến đèn đường điện ở đại lộ và các ngôi nhà xuyên suốt New York lách tách tiếng điện.

Edison có một ý tưởng lớn rằng: "Chúng ta có thể xây các trung tâm phát khổng lồ và như vậy thì điện sẽ rẻ cho tất cả mọi thành phần xã hội." Thật là một ý tưởng tuyệt vời. J.P. Morgan và Thomas Edison có khả năng thu về bộn tiền. Nhưng thành công của họ lại là tin dữ cho người đàn ông quyền lực nhất đất nước. Cho đến hiện tại, John Rockefeller hầu như chưa bị thách thức trong việc cung cấp ánh sáng đến từng ngôi nhà. Nhưng càng ngày hệ thống tải điện của Edison càng được mở rộng, ông nhận ra đế chế dầu hoả của mình đang gặp nguy. Cứ một ngôi nhà sử dụng điện của Edison là John Rockefeller mất đi một khách hàng. 

Những người khổng lồ vĩ đại của cuối những năm 1800, như Rockefeller, họ thường có xu hướng nhẫn tâm. Họ chỉ quan tâm đến việc thống trị thị trường, và làm mọi cách họ có thể để bành trướng thị phần của mình với mục đích là đảm bảo lợi nhuận của họ. Các nhà tư bản công nghiệp thời bấy giờ đơn thuần chỉ là nhà tư bản. Họ chỉ chăm chăm làm giàu, và họ muốn xây dựng thứ gì đó trường tồn. 

Như Rockefeller muốn Standard Oil của mình là công ty dầu lớn nhất thế giới. Rockefeller phát động một chiến dịch truyền thông chống lại điện. Ông mô tả công nghệ mới này là nguy hiểm, thậm chí gây chết người, rồi từ đó cảnh báo sẽ có hàng loạt các sự cố bị điện giật và các đám cháy ngoài tầm kiểm soát. 
Rockefeller biết rằng nếu ông có thể làm dân chúng hoảng sợ với điện, dầu hoả sẽ tiếp tục là nguồn sáng chủ yếu. Nhưng John D. Rockefeller sẽ chỉ là mối lo ngại thứ yếu cho Morgan. 

Một đối thủ cạnh trạnh xuất hiện.

- Thưa quý ông và quý bà, xin giới thiệu Nikola Tesla!

Một cuộc chiến về tương lai của điện đang đến, và J.P. Morgan có thể là người đầu tiên hứng chịu tổn hại. Những thay đổi lớn của nước Mỹ khiến cho cách thế giới nhìn đất nước này thay đổi. Ở những nơi từng là thất bại, thì giờ đây các phát kiến đang dẫn dắt đất nước vào một thời đại mới. Đường sắt, dầu, và thép đã tái thiết đất nước, và điện đang tạo ra các tiến bộ vượt bậc.

Âm mưu muốn chiếm ngôi vị người đàn ông thắp sáng nước Mỹ từ tay John D. Rockefeller của J.P. Morgan đã dẫn ông tới hợp tác với Thomas Edison để thành lập nên một trong những công ty điện đầu tiên, và cùng nhau, họ cấp điện cho vô số ngôi nhà ở New York.

Các phát minh, những thứ mà hầu như xuất hiện từ hư vô, đòi hỏi tầm nhìn phải xa và có sự hỗ trợ to lớn từ ban lãnh đạo, vì đó là những bước nhảy vọt vĩ đại. Nếu lãnh đạo không chấp nhận phát minh đó và thực sự không biết nắm lấy và sở hữu nó, thì phát minh đó sẽ không thành hiện thực. 

Morgan đã đi ngược lại lời khuyên của bố ông qua việc giúp đỡ Edison, nhưng ông vẫn duy trì một quy tắc ông học được.

- Bao nhiêu người đang cạnh tranh với anh, Edison?
- Không có gì đáng phải để tâm.

Edison đang phớt lờ khả năng của thách thức lớn nhất đối với thiết kế điện của ông, và nó lại xuất phát từ chính phòng thí nghiệm của ông. 

Tập sự của ông, Nikola Tesla

Nikola Tesla, từ khi còn rất trẻ đã bị ám ảnh bởi điện. Và khi lần đầu ông gặp Thomas Edison, ban đầu thì ông thần tượng Edison...

- Ngài Edison.
- Có gì sao?
- Tôi băn khoăn không biết liệu ngài có thể xem qua thiết kế động cơ AC của tôi không.
- Không ai quan tâm thiết kế của cậu đâu, Tesla.
- Dòng điện xoay chiều không an toàn, vì vậy mà ta mới phải sử dụng dòng một chiều.

Tesla đã phát triển một dạng mới của điện được biết đến là "dòng xoay chiều", hay "AC". Nhưng Edison tin rằng dòng AC có điện thế cao nguy hiểm hơn nhiều dòng điện một chiều chuẩn mà ông tạo ra. Edison có lẽ coi Tesla chỉ là một nhân viên trẻ.

Dù gì thì Edison nổi tiếng thế giới, còn Tesla chỉ là một trong nhiều chàng trai trẻ thông minh làm việc cho ông, và việc Tesla phát triển AC không là vấn đề gì với Edison, vì Edison xem bản thân là người thực sự giải quyết vấn đề điện này và thương mại hoá nó.

- Gì đây?
- Đơn xin nghỉ việc của tôi.
- Sẽ không có ai tuyển cậu đâu.
- Tôi sẽ thành lập công ty của riêng mình.
- Chúc cậu may mắn kiếm được người đầu tư.

Giờ đây được tự do theo đuổi lý tưởng của bản thân, Tesla bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư tài trợ cho công nghệ AC của mình. Ông tìm được George Westinghouse, một nhà phát minh làm kinh doanh.

- Khi từ trường chuyển động, thì động cơ quay theo. Tự động cơ cấp điện cho nó. 
- Cậu nghĩ truyền tải AC được bao xa? Ý tôi là, tiềm năng của nó cỡ nào? 
- Chỉ cần xây một nhà máy phát điện, thì đủ cung cấp điện đến vùng phía đông của nước Mỹ. 
- Thế thì quá tuyệt vời.

Morgan và Edison có thể là người thắp sáng điện cho New York, nhưng Westinghouse và Tesla tin rằng năng lượng tuyệt vời dòng xoay chiều đem lại thì hiệu quả hơnTesla du hành khắp đất nước, biểu diễn với xung điện AC qua người mình. Các buổi trình diễn thành công khiến nhu cầu thành lập các trạm phát điện Westinghouse tăng cao. Những người hiểu được khoa học điện nhận ra rằng Tesla là người khổng lồ mới, và là một đối thủ ghê gớm.

J.P. Morgan bỗng dưng thấy mình trong một tình thế không hề dễ chịu. J.P. Morgan đặt cược mọi thứ vào Thomas Edison. Nhưng theo thời gian cuộc chiến giành cấp điện cho đất nước nóng dần lên, áp lực Morgan đặt lên vai Edison đã đẩy ông vào con đường đen tối.

Những tiến bộ của nước Mỹ trong 3 thập kỉ qua khiến ai cũng phải choáng ngợp. Đường sắt thay cho đường xe ngựa kết nối đất nước, và các thành phố của đất nước cao ngất trời nhờ thép. Đầu tiên là dầu hoả biến đổi màn đêm, và bây giờ, sắp tới là điện thắp sáng mọi ngôi nhà.

Chỉ có John D. Rockefeller là không để cho J.P. Morgan và Thomas Edison tự tung tự tác. Ông quyết tâm giữ cho dầu hoả dẫn đầu trong trò chơi ánh sáng này. Ông bắt đầu một chiến dịch để ngăn chặn điện trước khi nó đủ lực tiến, mặc dù có thể ông đã đánh giá thấp sức hấp dẫn của năng lượng mới mẻ kì diệu này. 

J.P. Morgan có nhiều thứ phải lo lắng hơn là Rockefeller.

Bố của Morgan luôn dặn ông phải tránh cạnh tranh bằng bất cứ giá nào. Và giờ ông và Thomas Edison mắc kẹt trong cuộc chiến nảy lửa xem cái nào sẽ trở thành loại điện thống trị thị trường. Nikola Tesla đã phát triển thành công một cách tải điện hoàn toàn mới, và công nghệ của ông đe doạ huỷ diệt mọi thứ mà Morgan và Edison xây dựng.

Công nghiệp điện hiện đang có hai hệ thống đối nghịch nhau: xoay chiều và một chiều. Thế giới này chỉ có chỗ cho một. Nếu Morgan thua, ông có thể sẽ mất danh tiếng và địa vị của mình. Morgan tăng sức ép đối với Edison, bắt Edison phải loại bỏ cạnh tranh bằng mọi giá.

Cảm thấy được sức ép của Morgan trên vai, Edison lao vào nhiệm vụ chứng tỏ rằng dòng một chiều của ông là dạng điện an toàn nhất. Cuộc chiến về dòng điện này là mặt tối của Thomas Edison. Chiến thuật mà Edison sử dụng là thuyết phục công chúng rằng dòng xoay chiều gây chết người. Đây là một mặt của Edison mà ta thường không thấy. Ông bắt đầu sử dụng dòng xoay chiều của Tesla trong một loạt các chứng minh, hi vọng làm dân chúng sợ năng lượng của AC. Edison dùng mọi loại thủ đoạn tồi tệ nhất hòng cố gắng làm mất uy tín AC. Ông giết các con vật trước mắt người xem. Nhưng không có gì xem ra ngăn cản được sự nhiệt tình công chúng dành cho dòng điện mạnh hơn của Tesla.

Trong lúc tuyệt vọng tìm cách làm hài lòng Morgan. Edison thở phào nhẹ nhõm khi nhận được một bức thư có thể là cơ hội cho ông. Một nhà tù ở New York đang tìm kiếm một phương thức tử hình thay cho phương thức treo cổ. Rất nhiều người tin rằng phương thức treo cổ thời Trung cổ này là độc ác và vô nhân tính. Điện có thể là phương án thay thế hữu hiệu.

Thiết kế Edison hình dung ra khá đơn giản, nhưng mang tính mới mẻ. Edison rất vui mừng giúp đỡ phát triển một loại ghế điện, miễn là ghế điện đó sử dụng nguồn phát dòng xoay chiều Westinghouse. Edison tập trung mọi sự chú ý của phòng thí nghiệm vào việc phát triển chiếc ghế điện đầu tiên của thế giới.

Đây là cơ hội hoàn hảo để chứng minh rằng AC của Tesla là cực kì nguy hiểm..... thậm chí gây chết người. Nhà tù mời báo giới đến chứng kiến buổi trình diễn rợn người không tưởng tượng được.

Buổi tử hình đầu tiên trên thế giới... ...bằng điện.

- Sẵn sàng chưa?
- Rồi.
-Tạm biệt, William.
- Cậu ấy chết rồi.
- Cậu ấy chảy máu kìa.
- Cậu ta còn thở.
- Tôi bệnh mất.
- Cơ bản mà nói họ nướng sống người này.
- Họ làm hỏng buổi tử hình.

Hành động khủng khiếp này lại gậy ông đập lưng ông đối với Edison. Công chúng không hề liên kết AC tới Tesla. Tất cả những gì họ nhớ là điện được sử dụng để giết người. Và Edison đứng sau vụ này. Danh tiếng của ông bị tổn hại nặng nề. 

J.P. Morgan thì còn phải chịu số phận thảm khốc hơn. Morgan dấn thân thực hiện mong muốn trở thành một nhà cách tân huyền thoại. Nhưng giờ đây mong ước đó đã sụp đổ. Edison đã rơi vào đúng con đường mà John Rockefeller mong muốn. Con đường chứng minh điện rất nguy hiểm và gây chết người. Morgan biết rõ nếu thu hồi vốn đầu tư vào Edison thì ngành điện sẽ sụp đổ hoàn toàn. Và sẽ chỉ còn Rockefeller ở đỉnh cao của trò chơi ánh sáng này. Nhưng mặc kệ sự phản đối của bố ông... ...Morgan vẫn tin rằng điện chính là tương lai. 

Và không lâu sau, tin tức về một dự án mới đã thắp lại ngọn lửa khát vọng của ông. Một dự án sẽ xoá vết nhơ thí nghiệm của Edison......và khôi phục niềm tin của công chúng về ngành điện.

Dự án nhà máy thủy điện ở thác Niagara

Nhà máy điện lớn nhất thế giới đang được xây dựng. Và 1300 con người đang đào một đường hầm đồ sộ dài 4 km vào nền đá. Một khi hoàn thành, sức nước của thác chảy sẽ tạo ra một năng lượng không tưởng khoảng 120.000 mã lực. Nhiều hơn tất cả lượng điện được sản xuất xuyên suốt đất nước... ...cộng lại. Niagara là một bước ngoặt lịch sử của ngành điện. Nó không những cho thấy truyền tải điện đi xa là khả thi mà còn là thực tế. 

Trạm phát điện Niagara đủ sức cấp điện thắp sáng toàn bộ vùng Đông Bắc. Việc lợi dụng một nơi cực kì nổi tiếng có sức nước mạnh phi thường thế này và khai thác sức mạnh đó cho điện sẽ cho thế giới thấy rằng đây là điều có thể thực hiện bất cứ đâu. Nhưng Công ty Điện lực Niagara vẫn chưa quyết định ai sẽ cung cấp điện cho máy phát......DC của Morgan và Edison hay AC của Tesla. 

Trạm phát điện lớn nhất thế giới này sẽ là một lá bài làm thay đổi toàn bộ cục diện trận đấu. J.P. Morgan biết rằng đây chính là cơ hội để ông tạo ra đế chế ông hằng mong muốn. Nhưng ông cũng cân nhắc rằng để có hợp đồng cấp điện cho Niagara sẽ đòi hỏi một số tiền lớn đầu tư. 

Một số tiền mà bố ông sẽ không bao giờ cho phép. Morgan rối như tơ vò suy nghĩ nước đi kế tiếp... ...thì bi kịch ập đến. Bố ông gặp phải tai nạn xe ngựa khủng khiếp. Junius Morgan qua đời do bị thương quá nặng. Giờ J.P lên nắm quyền điều hành Triều đại Nhà Morgan. Đế chế của họ Morgan có vô số khoản đầu tư kinh doanh vào đường sắt, bất động sản, hàng hải, sản xuất... ...và điện. Bố ông qua đời đồng nghĩa không gì ngăn cản Morgan được nữa. 

Junius qua đời là môt cú sốc rất lớn đối với Morgan. Nhưng đồng thời nó cũng là sự giải tỏa phần nào, vì sau khi bố qua đời ông được là con người mình mong muốn. Sự tự do đó giúp ông nhận ra tiềm năng thực sự theo khía cạnh nào đó. Mạng lưới của Morgan đáng giá hơn 4 lần tài sản bố ông.

Và ngay lập tức ông có được hàng trăm triệu đô-la. Morgan tính sử dụng số tiền đó để có được hợp đồng Niagara. Chọn đúng thời điểm là tất cả trong kinh doanh. Ai cũng muốn mình là người tiến đầu tiên.  

Ai cũng muốn sở hữu thứ vượt trội tương thích tương đối, hoặc thứ mới mẻ, vượt trội. Bạn phải chọn đúng lúc, đúng thời. Chọn thời trong kinh doanh cũng như nắm bắt cơ hội trong cuộc sống vậy. Nó có lẽ quan trọng tương đương các yếu tố đơn lẻ khác. Việc xây dựng trạm điện Niagara vẫn tiếp tục với cường độ khắc nghiệt. Các công nhân sắp hoàn thành việc lắp đặt đường ống dài 4 km. Và sẽ không còn lâu trước khi nước đổ vào đó... ...làm quay các tua-bin to cỡ ngôi nhà. Morgan hiểu rõ để có được hợp đồng đó, ông cần phải loại bỏ đối thủ của mình. Công ty của Tesla và Westinghouse đang tiến triển tốt với dòng điện xoay chiều. 

Nhưng sau khi công ty nhanh chóng được mở rộng thì Westinghouse lại ngập đầu trong núi nợ. J.P. Morgan nhìn thấy cơ hội. J.P. Morgan có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán khi thị trường vận hành thất bại. Trong trường hợp của George Westinghouse, công ty của ông rất nhiều lần mất giá trên thị trường chứng khoán do ảnh hưởng của Morgan. 

Morgan lợi dụng sự suy thoái trong kinh tế. .......phát động một chiến dịch bẩn thỉu nhằm đẩy giá cổ phiếu của Westinghouse xuống. Ảnh hưởng của ông lên phố Wall rất lớn, khiến tác động của chúng mang tính phá huỷ ghê gớm. Trong vài tuần kế tiếp, các nhà đầu tư liên tục bán cổ phiếu của Westinghouse, khiến giá trị công ty rớt thê thảm. 

Chỉ trong vòng vài ngày, công ty suýt nữa phá sản. Không kiếm ra cách nào kêu gọi tài trợ, Westinghouse sẵn sàng chấp nhận thua cuộc.

- Tesla, lý do tôi ở đây là để báo với cậu rằng công ty của tôi đang bên bờ vực phá sản. 
- Ông có thiết kế động cơ AC của tôi mà. Sẽ kêu gọi tài trợ được thôi.

Thực tế là ngược lại. 

- Không ai chịu cho tôi mượn tiền vì vấn đề tiền bản quyền của phát minh đó.
- Ích lợi mà nền văn minh này hưởng được từ hệ thống điện đa pha của tôi có ý nghĩa nhiều với tôi hơn số tiền được đầu tư. Ngài Westinghouse, ngài sẽ cứu được công ty của mình để phát triển phát minh của tôi. Đây là bản hợp đồng, và tôi sẽ xé nát nó. Và ngài sẽ không còn gặp bất cứ vấn đề gì với tiền bản quyền phát minh của tôi. 
- Cám ơn cậu, Nikola.

Tesla giao Westinghouse quyền điều khiển AC, và tử bỏ mọi quyền sở hữu phát minh. Nhờ đó tiền đầu tư rót vào liên tục. Và Điện lực Westinghouse lại tiếp tục tồn tại. Westinghouse biết rõ để đánh bại được Morgan, ông phải đi một nước cờ táo bạo. Và không lâu sau đó, ông có được cơ hội hoàn hảo. 

Chicago sắp tổ chức một trong những sự kiện tầm cỡ thế giới... Hội chợ Thế giới. Các nhà tổ chức muốn sự kiện là nơi trưng bày hoành tráng nhất từng được thấy cho công nghệ. Họ quyết định thắp sáng suốt sự kiện bằng điện. Chính quyền và nhà tổ chức Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1893 muốn có một thành phố hoàn toàn chạy điện. 

Họ muốn có sự vượt trội về công nghệ. Họ mời các công ty đến thầu hợp đồng cấp điện cho hội chợ. Morgan cho rằng ông và Edison chắc chắn sẽ có được hợp đồng này. Nhưng Westinghouse lại có kế hoạch khác. Ông quyết liệt bỏ thầu dự án rẻ hơn... ...chắc nịch rằng ông có thể thắp sáng hội chợ với giá ít hơn một phần tư Morgan và Edison thầu.

Nước đi táo bạo giúp ông có được hợp đồng, và Westinghouse và Tesla ngay tức khắc bắt tay vào làm việc nối dây khắp hội chợ. Và cuối cùng, vào đêm khai trương, với mọi con mắt trên thế giới tụ tập về Chicago này, họ bật công tắc. Hơn 200 nghìn bóng đèn ngay tức thời đã được thắp sáng. 27 triệu người đến với hội chợ đã chứng kiến một thế giới được điện hoá. 

Việc đó có tác động rất lớn, giúp tiếng tăm công nghệ lan truyền. Mọi người nhận ra rằng một tương lai điện đang đến rất gần. Đây là một sự kiện trưng bày lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Và nó được cấp điện bởi dòng điện xoay chiều của George Westinghouse và Nikola Tesla.

Hội chợ mãi mãi là minh chứng cho sự an toàn và khả năng đứng vững của AC. Buổi trình diễn ấn tượng của Westinghouse và Tesla còn đem đến một kết quả khác. Đã có quyết định ai sẽ là người cấp điện cho trạm Thác Niagara.
Hai bức thư được gửi đi... ...nhưng chỉ một người sẽ có được hợp đồng. Nếu như bạn thực sự không đang cố gắng chỉ tạo ra một công ty, mà tạo ra cả một ngành công nghiệp mới và thay đổi cơ bản thế giới, bạn phải tin vào ý tưởng và theo đuổi nó qua mọi gian khó bởi vì con đường sẽ không bằng phẳng.

J.P. Morgan đã đầu tư hàng triệu đô-la vào ngành công nghiệp điện... ...mong thay thế được John D. Rockefeller với cương vị là người thắp sáng nước Mỹ......và Nhà máy điện Niagara có thể cho ông cơ hội điều khiển tương lai của điện. Bất cứ ai có được hợp đồng ấy sẽ sở hữu công ty điện ưu việt nhất... không chỉ của nước Mỹ, mà là của thế giới. 

Nhà máy ở thác Niagara đã ra quyết định. Và hai bức thư được gửi đi. Nhưng chỉ có một người chiến thắng. Một bước ngoặt đầy bất ngờ... ...George Westinghouse thắng thầu dự án điện của nhà máy.

J.P. Morgan bị hạ bệ một cách trầm trọng. Giấc mơ xây dựng một ngành công nghiệp mới hoàn toàn của ông đã sụp đổ. Cố gắng tạo dựng tiếng tăm riêng cho mình... ...đã bị huỷ hoại.

Chỉ là đồ chơi trong mấy lễ hội và hội chợ. 
Còn con thì như thằng ngốc bị chơi một vố.

Bỗng ông nhận ra rằng có thể bố ông nói đúng. Nhưng không bao giờ sẵn sàng chấp nhận thất bại... J.P. Morgan thấy mình phạm sai lầm là tài trợ cho Thomas Edison. Morgan cương quyết giành được quyền điều hành ngành công nghiệp điện. Và ông sẽ làm theo cách của nhà Morgan. 

Nếu như bạn là cái gai trong mắt ông, hay ông thèm muốn công ty bạn, hay là công nghệ mà công ty bạn sở hữu, bạn sẽ không muốn mình ở trong tình thế đó đâu. 
Morgan quay lại với các bài học bố dạy cho ông. Ông định ép cuộc chiến thành sự quy phục. Ông bắt đầu cuộc tấn công bằng việc đuổi theo Westinghouse, và mọi thứ ông ấy sở hữu... ...kể cả bằng sáng chế AC của Tesla.

- Chúc mừng anh, Westinghouse.
- Tôi nghe rằng anh thắng thầu hợp đồng thác Niagara.
- Tôi sẽ đưa anh ra toà vì vi phạm quyền sở hữu phát minh thiết kế AC.
- Tôi muốn khởi kiện một vụ sẽ tốn cả triệu của anh... một vụ mà anh chắc chắn sẽ thua kiện; bởi vì anh không có đủ nguồn lực để theo đuổi một vụ kiện như thế này... và anh sẽ thất thế. 
- Anh muốn gì?
- Anh biết rõ câu trả lời mà. 

Westinghouse không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng yêu cầu của Morgan. Biết rõ chi phí của vụ kiện có thể khiến ông phá sản, ông buộc phải kí giao bằng sáng chế điện xoay chiều của Tesla. Nhưng Morgan không dừng ở Westinghouse. Do không có được hợp đồng Niagara, công ty Morgan thành lập cùng Thomas Edison sụp đổ. Và điện DC của Edison như là một thất bại. Thomas Edison có thể nói là nhà phát minh tài ba nhất mà nước Mỹ từng có. Và như bao nhiêu người tài ba khác, ông cũng có thể đưa ra các lựa chọn sai lầm tầm cỡ. 

Như Morgan lo lắng, chỉ có một cách để sửa chữa Điện lực Edison. Ông sẽ tái cơ cấu công ty. Và bước đầu tiên là loại bỏ Thomas Edison. Morgan mua lại toàn bộ cổ phần của cổ phiếu Điện lực Edison... cho đến khi ông giành được quyền điều hành tuyệt đối công ty. Giờ cứ quên chuyện Niagara, và Điện lực Tổng hợp Edison sẽ tiến tới những thứ tuyệt vời hơn. 

Tên công ty đã đổi thành... Điện lực Tổng hợp-GE

Công ty điện lực mới của Morgan... Điện lực Tổng hợp... nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất địa cầu... ...trị giá khoảng 50 triệu đô-la, hay khoản tương đương hiện tại là trên 1 tỷ đô-la. Không còn Edison nữa, Morgan chuyển công ty thành điện AC. Loại chuẩn ngày nay vẫn sử dụng.

Với Điện lực Tổng hợp, bạn có thể thấy ngay rằng họ đang xây dựng một công ty lớn và thứ gì đó sẽ thay đổi thế giới này. Nhờ thành lập Điện lực Tổng hợp, J.P. Morgan đã thống nhất ngành công nghiệp điện. Y như ông đã làm với đường sắt và Phố Wall. Đó là một nước đi ông học từ bố ông. Một nước đi mà J.P. Morgan giờ lĩnh hội thành của riêng mình.

Luôn có một lý do tại sao bạn không làm được gì đó, nhưng nếu sâu bên trong bạn nó là điều bạn cực kì khao khát, thì bạn sẽ nắm lấy cơ hội, đo lường thời cơ và đến được nơi bạn muốn.

Cùng với Rockefeller và Carnegie, J.P. Morgan gia nhập vào hàng ngũ những con người quyền lực nhất nước Mỹ. Nhưng Morgan càng tiến tới đỉnh cao nhanh bao nhiêu thì ông lại càng tham lam nhiều hơn. Và vì quyền lực của ông gia tăng...các đối thủ của ông buộc phải thay đổi cho phù hợp.

Nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Kết nối bởi đường sắt, cung cấp nhiên liệu bởi dầu, và xây dựng bằng thép. Đất nước đã trở thành đấu trường cho các phát kiến mới kì diệu.

Điện đang biến đổi thế giới. Và với Điện lực Tổng hợp, J.P. Morgan là người lãnh đạo không đối thủ trong ngành điện... ...đầu tư hàng triệu đô-la để xây dựng các trạm phát từ bờ biển này đến bờ biển khác. Và lần đầu tiên đưa điện đến với mọi người. Nhưng J.P. Morgan không hề muốn yên thân ở một ngành công nghiệp. Ông muốn sở hữu tất cả.

Với cương vị là lãnh đạo ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, Morgan sở hữu quyền lực không ai sánh được. Và để có được ảnh hưởng to lớn, ông đã trở về với cách cũ của mình. Chỉ khác giờ đây ông đưa Triều đại nhà Morgan lên một tầm khác. Tầm với của Morgan rất rộng trong công nghiệp nước Mỹ. Ông trở thành nhân vật được kính trọng nhất, đáng tin cậy nhất và kỳ vọng nhất, không phải vì quyền lực và gia sản ông nắm giữ, mà vì tính cách của ông ấy. Sau hai năm khủng hoảng, Kho bạc nước Mỹ tiến rất gần tới phá sản. Và chỉ có một người chính phủ có thể nhờ cậy được. J.P. Morgan được gọi tới Washington để trợ giúp.

Chúng ta coi những giám đốc ngân hàng ngày nay là những kẻ tham lam như găng-xtơ làm ngân hàng vậy. Morgan có thể là một trong những kẻ tham lam nhất, nhưng ông đồng thời cũng có mặt tốt này, mà theo mặt này thì "Tôi có lòng tin vào con người, tôi có lòng tin vào đất nước, và tôi sẽ cho đất nước vay". Morgan cho vay một khoản trị giá trên 100 triệu đô-la, khoảng 3 tỷ đô-la ngày nay để cứu vớt chính phủ liên bang. Cứu nền kinh tế nước Mỹ khỏi tình cảnh sụp đổ hoàn toàn. J.P. Morgan đích thực là giám đốc ngân hàng của nước Mỹ.

Quyền lực Morgan mới có được là một gáo nước lạnh lớn dội vào đối thủ đang yên giấc. Họ xem Morgan là mối đe dọa cần phải xử lý. Trước khi ông xử lý họ. John Rockefeller chưa bao giờ cảm thấy sức ép giữ đế chế của mình nguyên vẹn như thế này. Mặc dù ông đã cố gắng hết sức ngăn chặn......nhưng điện đã trở thành xu thế chủ đạo.

Để giữ cho Standard Oil có lời được, Rockefeller cần phải tìm ra một sản phẩm thay thế dầu hoả. Và câu trả lời có thể ngay trước mắt ông từ trước tới giờ. 

- Chỉ cần trên 100 độ thì sẽ có hỗn hợp các chất an-kan. Tiếc là không sử dụng hỗn hợp đó làm gì được.
- Tại sao lại không?
- Dễ bay hơi.

Rockefeller nhắm đến một sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu mà nhiều năm trời không ai để ý đến. Dòng chảy cực kì dễ cháy này ngấm vào trong lòng đất, và làm ô nhiễm các con sông. Chất độc hại đó được gọi là xăng......và đến lúc đó, vẫn chưa có ai tìm ra cách sử dụng nó.

Rockefeller thuê một đội ngũ các nhà khoa học để tìm ra cách sử dụng loại chất độc hại này. Đầu tiên, họ tạo ra các sản phẩm nhỏ... ...như là sáp ong tổng hợp, và nhớt. Nhưng Rockefeller ngày càng tin rằng xăng có một tiềm năng lớn hơn.
Việc chế tạo ra một loại động cơ mạnh mẽ hơn dẫn đến sự phát triển của động cơ đốt trong. Đặc tính dễ cháy khiến xăng cực kì nguy hiểm, nhưng cũng lại là sự lựa chọn hoàn hảo để làm nhiên liệu cho động cơ. Nhưng ngay lúc Rockefeller thấy được tương lai ngành dầu khí. Một mối đe dọa từ bên ngoài xuất hiện.

- Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền này!

...người này có thể huỷ hoại toàn bộ những gì ông... và cả đối thủ của ông... đã gây dựng nên.

- Nghe thấy tôi chưa Carnegie?
- Nghe chưa hả Rockefeller?

Sắp bước sang thế kỉ 20. J.P. Morgan  và John Rockefeller mắc kẹt trong trận chiến giữa điện và dầu hoả. Đối thủ của họ, Andrew Carnegie, không tham dự trận chiến này. Ông vẫn âm thầm mở rộng đế chế thép của mình, xây dựng nó lớn mạnh hơn bao giờ hết. Carnegie ký các hợp đồng với Hải quân Mỹ để cung cấp thép cho tàu chiến. Những hợp đồng đó ghi tên ông trở thành nhà thầu quân sự đầu tiên của nước Mỹ

Các biểu tượng của kinh doanh vĩ đại... không phải vấn đề là chúng đáng giá trăm triệu đô-la, hay tỷ, hay ngàn tỷ đô -la, mà là chúng đẩy xã hội tiến lên. Không cần biết động lực là gì, hay sản phẩm là gì, họ... sự tồn tại của họ và tham vọng thành công, quyền lực, tiền tài, danh tiếng của họ... đẩy chúng ta tiến tới

Thành phố New York.

Ở đây, những năm cuối thế kỷ 19, J.P. Morgan sắp sửa đưa kinh doanh lên một tầm cao mới. Ông bắt đầu tìm kiếm các cách khác để kiếm ra tiền. Dựa vào hình mẫu kinh doanh của bố ông, Morgan tạo ra một chiến thuật cực kì mới mẻ, nó được biết đến là "hình thức Morgan".

"Hình thức Morgan", thực tế là chiếm lấy những công ty đang đối đầu nhau, đưa chúng lại với nhau, và điều hành công ty theo một cách mà cạnh tranh giảm, lợi nhuận tăng. Nói cách khác, đó là cố gắng áp đặt luật lệ lên những ngành công nghiệp cạnh tranh nhau dữ dội này.

Morgan bắt đầu tái cơ cấu các công ty trong mọi ngành trong toàn đất nước. Sa thải công nhân và loại bỏ các thành phần không hiệu quả. Trong khi đó vẫn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Và các đối thủ của Morgan cũng nhanh chóng tiếp cận phương thức tương tự.

Những mặt tối... lòng tham, khát vọng, những kẻ mơ mộng, những điều về nhà kinh doanh, nhìn kĩ vào những mặt đó, bạn có thể sẽ không thần tượng họ như bạn từng thần tượng họ sau sự thanh công nào đó.

Carnegie và Rockefeller cũng bắt đầu áp dụng "hình thức Morgan" cho công ty họ. Tối đa hoá lợi nhuận bằng cách cắt giảm nhân công. Những ai còn việc làm... buộc phải làm việc nhiều giờ hơn. Lương thấp hơn.

Những gì chúng ta thấy trong thời kì hoàng kim của tư bản chủ nghĩa là không có ai giám sát mọi thứ. Điều kiện làm việc của công nhân trên đất nước trở nên cực kì tệ hại... ...cũng như việc đi làm đối với người Mỹ, trở thành một công việc nguy hiểm. Bạn có nhóm công nhân hoặc thậm chí là những người thất nghiệp chịu khổ một thời gian dài. Họ nhận lương rất thấp, nếu may mắn trong khoảng thời gian này, thì trên đồng lương chết đói một chút, rất nhiều người như vậy.

Sự gia tăng phân biệt giàu nghèo trong khoảng thời gian này gây bất công xã hội tăng cao. Cái cách mà người ta định nghĩa xã hội là có và không có, giàu sụ, những gã bên quỹ đầu tư, và những người cố gắng trả thế chấp. Chưa bao giờ có tình trạng như những gì diễn ra ngày xưa, bạn biết đấy, công nhân thực sự bị ngược đãi. Khoảng cách giữa giàu và nghèo tiếp tục lớn dần...với mức độ không thể hình dung.

Trong khi công nhân phải oằn mình ra làm...thì lợi nhuận của Carnegie, Morgan, và Rockefeller tăng không ngừng. Đối với hàng triệu công nhân khắp đất nước, những người khổng lồ công nghiệp là biểu tượng cho mọi thứ sai trái ở nước Mỹ. Cơn giận dữ sôi sục trong lòng công nhân nhanh chóng bùng nổ. Với năm bầu cử cận kề, một chính trị gia đến từ Nebraska đang thay đổi sự thất vọng của công chúng.

- Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền đó. 
- Và nhắm vào những con người giàu nhất nước Mỹ.
- Nghe thấy tôi chưa Carngegie?
- Nghe chưa hả Rockefeller?

William Jennings Bryan là một thế lực chính trị nổi lên đang thu hút đông dân chúng lao động... và ông thề rằng sẽ chấp dứt sự độc tài trong đất nước. Lời hứa của Bryan về một sự thay đổi lại là tin chẳng lành cho những người đứng đầu các hệ thống thương mại nước Mỹ. Đối với nhiều người thì những tập đoàn lớn, tiền nhiều, như Standard Oil, đang giành quyền kiểm soát đất nước thay vì chính phủ.

Từ đây nổ ra nhiều phong trào tiến bộ. Và phần quan trọng của nền móng phong trào đó là xây dựng luật chống độc quyền. Không chỉ xây dựng luật, mà phải truy tố những kẻ độc quyền. Rockefeller, Carnegie, và Morgan tốn bao nhiêu công sức xây dựng đế chế của mình từ số không. Họ sẽ không để một chính trị gia có uy tín huỷ hoại đế chế của họ.

Nhưng người dân lao động thì nguyện một lòng chống lại họ. Và trong khi Bryan bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng...những người khổng lồ biết rằng chặn ông không phải là dễ. Họ nghĩ ra một kế hoạch táo bạo, chưa ai từng thử bao giờ. Nhưng có một vấn đề... ...để thành công, họ không thể làm một mình.

Lần đầu tiên trong lịch sử, những con người quyền lực nhất nước Mỹ...tạm gạt chuyện cạnh tranh sang một bên...để hợp tác với nhau. Họ sẽ cùng nhau lập nên một Tổng thống Hoa Kỳ...

...CHO RIÊNG MÌNH.

Tái thiết sau cuộc Nội Chiến đẫm máu, nước Mỹ đã phát triển trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Được dẫn dắt bởi một nhóm người kiệt xuất, nước Mỹ đang tạo dựng một tương lai tốt hơn. Vanderbilt không từ thủ đoạn nào để kết nối nước Mỹ bằng đường sắt của mình.

- Họ muốn Chiến tranh, ta sẽ cho họ toại nguyện.

Rockefeller khai thác lòng nhẫn tâm đặc trưng của mình để thắp sáng cho các gia đình khắp đất nước.

Nhưng còn nhà máy lọc dầu ở Pittsburgh thì sao?
Đóng cửa
.

Các thành phố được mở rộng và vươn tới bầu trời nhờ xây dựng dựa trên thép của Andrew Carnegie.

- Chuyện này là không thể thực hiện được.
- Không có gì là không thể cả.

Và dưới sự chi phối của J.P. Morgan, điện bắt đầu cung cấp năng lượng cho đất nước.

- Chào mừng đến kỷ nguyên ánh sáng điện.
- Chúng ta đang ở những ngày đầu của ngành công nghiệp mới.

Chỉ trong vòng 35 năm ngắn ngủi, nước Mỹ lột xác nhanh chóng đến không ngờ. Nhưng những tiến bộ vượt bậc đó cũng có cái giá của chúng.

- Những ai muốn đình công, thì giơ tay lên!

Sự bất bình ngày càng gia tăng...Bắn!

- Và rất nhiều người… muốn chiếm lại quyền điều hành đất nước nhưng những người khổng lồ quyền lực nhất nước Mỹ tin rằng họ không phải dè chừng bất cứ ai.

Cuộc bầu cử Tổng thống cận kề. Và với nước đi kế tiếp của họ...sẽ làm chấn động thế giới

Sau khi được thừa hưởng và mở rộng đế chế ngân hàng của bố để lại, J.P. Morgan giờ đây là một trong những người quyền lực nhất đất nước. Và chỉ có hai con người khác mới có tầm ảnh hưởng tới quốc gia như ông. Andrew Carnegie và John D. Rockefeller đã là đối thủ của nhau hàng thập kỉ, những cuộc đối đầu đó đã đưa hai người tới đỉnh cao.

Tại đỉnh cao của quyền lực, số tài sản mà J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie sở hữu tương đương hiện tại là 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Một số tiền lớn hơn cả tài sản của 40 người giàu nhất còn sống ngày nay. Sự giàu có, sau cùng thì cũng giống hoàng gia. Khác mỗi cách gọi thôi. Họ thật sự điều hành cả đất nước.

Trong khi Carnegie, Rockefeller và Morgan ngày càng giàu lên, những người khác thì phải oằn mình ra sống qua ngày. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn. Hơn 90% dân số nước Mỹ sống với số tiền ít hơn 100 đô-la một tháng, còn công nhân bình quân kiếm chưa tới 1 đô-la/ngày...thấp hơn rất nhiều so với mức sống tối thiểu. Điều kiện làm việc trong các nhà máy cực kì tồi tệ. Chỉ trong một năm, cứ 11 công nhân nhà máy thép thì có một người bỏ mạng khi làm việc.

Nước Mỹ hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống năm 1896, người nghèo nước Mỹ thì chán chường và tuyệt vọng. Có một người nhìn thấy được cơ hội khai thác cơn giận của công chúng và nhờ đó tiến cử bản thân mình vào Nhà Trắng...Đó là William Jennings Bryan.

Bryan chạy đua vào danh sách ứng cử với lời hứa đem lại bình đẳng cho mọi người, thề rằng mình sẽ là tiếng nói của người nghèo và khơi dậy trận chiến với nhóm người quyền lực của đất nước.

- Liên minh tư bản đó đã xâm phạm đến quyền của nhân dân. 
- Làm gì có chuyện một người trung thực kiếm một triệu đô-la chứ.

Ông ấy biến bản thân thành người phát ngôn của dân chúng. Ông ấy là "Thường dân vĩ đại." Ông ấy biết cách tận dụng tình trạng thiếu thốn những thứ thiết yếu trong đời sống của phần lớn người dân Mỹ.

Cộng hoà cố gắng lật đổ và làm mất uy tín những người chính trực thực thi luật pháp và cho phép nhiều kẻ làm những việc làm sai trái 
miễn là kẻ đó có đủ tiền. Nền độc quyền, các nhóm độc quyền trở thành mục tiêu công kích của Dân chủ, Chống độc quyền trở thành một tiếng nói chung của tất cả những ai bị những tập đoàn lớn xâm phạm lợi ích.

- Tôi sẽ đập nát những kẻ độc quyền đó.
- Nghe thấy không, Carnegie?

- Nghe thấy chưa hả, Rockefeller?

Sự xuất hiện của Bryan là mối đe doạ lớn nhất mà những người khổng lồ từng đối mặt. Bryan hứa sẽ giải thể công ty của những người khổng lồ và sẽ không nghỉ cho đến khi họ ở sau chấn song sắt. 

Đây là William Jennings Bryan tại cuộc họp của Dân chủ mới đây. 

- Hắn ta là một người ủng hộ luật cấm rượu, và là tín đồ sùng đạo của Giáo hội Scotland. Theo hắn thì thuyết tiến hoá của Darwin chỉ là bịp bợm. Hắn là kẻ thủ thù của kim bản vị và là kẻ thù của các doanh nghiệp lớn. 
- Việc hắn là đại diện cho Dân chủ là điều chắc chắn.

Hai anh thấy sao? Bên Cộng hoà cũng có ứng viên tốt mà.

- Không ổn. 
- Chúng ta phải tạo dựng Tổng thống riêng cho riêng mình.

Khi mà bạn có tiền, bạn biết đấy, bạn sẽ có tiếng nói, khi bạn có một lượng tiền vô hạn, người khác có thể làm gần như tất cả mọi điều nếu bạn trả tiền cho họ. Tuyệt vọng tìm cách bảo vệ đế chế mà họ mất cả đời xây dựng, những người khổng lồ hỗ trợ toàn bộ cho thống đốc bang Ohio, William McKinley.

Rockefeller, Morgan và Carnegie mỗi người đưa hơn 20 nghìn đô-la cho McKinley. Một số tiền tương đương 20 triệu đô-la ngày nay. Chiến dịch vận động đó là chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ; và số tiền McKinley chi gấp 5 lần số tiền của Bryan. Nhưng họ không chỉ tài trợ riêng ứng cử viên của họ. Họ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn và họ không ngần ngại sử dụng sức ảnh hưởng đó. Họ chi phối các báo và điều hành các chiến dịch PR nhằm giúp cho McKinley thắng cử. Việc mua quảng cáo và đăng điều bạn muốn trên báo ngày đó dễ hơn nhiều so với bây giờ. Truyền thông tin tức lúc đó chỉ là một thị trường nhỏ và dễ dàng đưa những tin tức bạn thích tới người đọc hơn ngày nay.

Bryan đánh trả lại. Ông thực hiện chuyến đi vận động tranh cử đầu tiên trong lịch sử. Đến mọi miền đất nước và đối thoại trực tiếp với người dân. Chuyến đi này đã trở thành kiểu mẫu của các chiến dịch tranh cử của Mỹ cho đến ngày nay. Bryan diễn thuyết hơn 500 lần ở các đám đông quần chúng xuyên suốt đất nước. Ông công khai tấn công những người giàu có và quyền lực nhất nước, và hứa sẽ đưa đất nước đến kỉ nguyên mới. Chiến dịch của Bryan ngày càng được ủng hộ, khiến các nhà tư sản công nghiệp hàng đầu quốc gia càng thêm lo sợ. 

Rất nhiều ông chủ lớn, các nhà tư sản công nghiệp nhận định, "nếu Bryan mà thắng cử, kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ đến mức thà đóng cửa còn hơn. Đảng Cộng hòa tuyên truyền: nếu Bryan mà thắng cử hôm thứ 3 tới, thì hôm sau không cần phải vác xác đến làm việc vì sẽ không còn việc làm nữa."

Vì thế, nếu bạn là công nhân và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn, bạn sẽ phải suy nghĩ một cách cẩn trọng...ngay cả khi bạn đã có ý định sẽ bầu cho Bryan, có thể nói là... như là trái tim bạn hướng về Bryan, nhưng túi tiền của bạn sẽ hướng về bên nào?

Và ngày bầu cử đến, cuộc chiến bắt đầu. Phố Wall đối đầu những khu ổ chuột, người giàu đối đầu người nghèo. Một trong những vấn đề của xã hội đang phát triển là... là sự phân hoá giàu nghèo và rõ ràng là chúng ta vẫn tranh cãi về điều đó và bởi nó xuất hiện trong mọi nền chính trị. Liệu việc chỉ có vài người sở hữu tài sản lớn có tốt không, hay phân chia đều cho mọi người sẽ tốt hơn, dù nhìn từ góc độ đạo đức hay kinh tế đều vậy. 90% cử tri đến nơi bầu cử.

Vào những năm này thì bầu cử là việc công khai, một bên là thùng phiếu Cộng hoà và bên kia là thùng phiếu của Dân chủ. Và do thế nên đốc công hoặc người của đốc công có thể thấy bạn bầu cho ai. Vì vậy Cộng hoà gây được sức ép nhất định lên công nhân thành phố. Công nhân có thể đã có quyết định cho riêng mình nhưng sức ép sẽ đảm bảo chiến thắng hơn. Khi thùng phiếu được niêm phong, tương lai của đất nước lơ lửng ở vị trí cân bằng.

Trong 20 giờ dài đằng đẵng, Carnegie, Morgan và Rockefeller...đứng ngồi không yên. Một nhóm người đã tạo dưng nên một đất nước hiện đại, xây dựng các đế chế không tưởng trong lĩnh vực dầu, thép và điện. Nhưng giờ đây, các đế chế đó đang bị đe doạ. Người dân khắp đất nước yêu cầu một sự thay đổi. Họ giận dữ với thứ họ coi như là nhũng nhiễu trong kinh doanh và điều kiện làm việc khắc khổ của công nhân.

Cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ năm 1896 chính là đấu trường quyết định tương lai của đất nước và những người khổng lồ đã làm mọi thứ họ có thể để đảm bảo cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng ý họ. Trong lúc nước Mỹ tổ chức bầu cử, Andrew Carnegie, J.P. Morgan, và John Rockefeller buộc phải chờ đợi. Rút cục thì, quyết định nằm trong tay của người dân nước Mỹ. Đất nước chia thành 2 phe, viên Dân chủ William Jennings Bryan đại diện cho phía nam và trung tây. Trong khi đó Thống đốc bang Ohio, William McKinley, thì có giới nhà giàu phía đông bắc.

Trong khi phiếu đang được kiểm, toàn nước Mỹ nín thở chờ đợi kết quả. 

Và cuối cùng, ai là Tổng thống đã được quyết định. Rockefeller, Carnegie và Morgan đã né được một viên đạn. Đất nước sẽ tiếp tục chịu sự điều hành của họ. 

Với việc McKinley lên làm Tổng thống, họ sẽ tiếp tục tự do kinh doanh theo cách quen thuộc McKinley tiếp tục giữ các quy định cũ. Kinh doanh tiếp tục bình thường và lợi nhuận với các nhà tài phiệt một lần nữa cao chót vót. Carnegie, Rockefeller hay Morgan ngày càng sở hữu nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Họ đã đánh bại kẻ thù chung của mình và mục tiêu cuối cùng cũng đã đạt được, liên minh gò ép ấy cũng tự động sụp đổ theo. Rockefeller là người đầu tiên bứt ra. Vì Rockefeller, và vì Carnegie quá giàu có đi, tài sản của họ quá lớn...họ có nhiều tiền đến nỗi nếu họ tái đầu tư chính công ty của họ thì vẫn dư...vì vậy mà họ tìm kiếm các thứ khác để đầu tư.

John Rockefeller đã tìm ra một trầm tích quặng sắt lớn ở vùng phía bắc Minnesota. Rockefeller không biết nhiều về kinh doanh thép. Ông chỉ biết rằng Andrew Carnegie là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và đây là cơ hội để ông hạ bệ đối thủ lâu năm trên chính lĩnh vực của đối thủ. Rockefeller lập tức cung cấp quặng cho đối thủ của Carnegie với giá cực kì thấp. Cạnh tranh ngày càng nóng hơn và khách hàng của Carnegie bắt đầu bỏ đi. 

Hậu quả là cực kì nghiêm trọng. Chỉ trong vài tháng lợi nhuận của Carnegie bắt đầu sụt giảm. Chưa dừng lại ở đó, Rockefeller nghĩ ra một mưu đồ táo bạo khác. Ông sẽ xây dựng một nhà máy thép. Một cái để cạnh trạnh với tất cả những gì mà Andrew Carnegie gây dựng nên.

Nhưng Carnegie cũng biết là không thể để chuyện đó xảy ra. Carnegie không chấp nhận chuyện có người sẽ lên nắm vị trí độc tôn của mình.... nếu Rockefeller gia nhập ngành thép thì ông sẽ tiêu diệt Rockefeller.

Carnegie liền đòi gặp mặt. Ông hi vọng sẽ đe dọa được Rockefeller tránh xa khỏi kinh doanh thép. Nhưng Rockefeller không trở thành người giàu nhất lịch sử nước Mỹ bằng cách khúm núm trong sợ hãi. Rockefeller đã có cả gia tài từ dầu mỏ rồi. Nên khoản đầu tư vào thép của ông chỉ là một khoản nhỏ trên giấy tờ.

Carnegie biết mình không có nhiều lựa chọn. Để giữ vững vị trí độc tôn của mình, ông phải làm tất cả những gì có thể để không cho Rockefeller lấn thò chân vào ngành thép.

- Tôi sẽ mua toàn bộ sản lượng quặng từ mỏ của anh. Đổi lại, anh phải từ bỏ quyết định xây dựng một xưởng thép. 
- Đồng ý.

Cả hai đều biết là đến một lúc nào đó hai người sẽ phải chấp nhận thoả thuận mà không ai có mọi thứ mình muốn. Nhưng cũng không ai bị huỷ hoại đến mức phải từ bỏ cơ nghiệp của mình. Rockefeller và Carnegie, cuối cùng thì, họ cũng đủ thông minh để nhận ra rằng cả hai đều quá vĩ đại để tham chiến. Thoả thuận này là một trong những hợp đồng Rockefeller hài lòng nhất. Ông đã ép được đối thủ lớn nhất phải dâng mình một khoản tiền khổng lồ để đổi lấy một mỏ quặng sắt, thứ mà ông không bao giờ quan tâm tới sở hữu. Rockefeller có thể đã có lợi thế hơn Carnegie nhưng thoả thuận giữa họ đã làm một đối thủ khác chú ý đến, người mà còn hình dung ra một tình thế vĩ đại hơn nữa.

Trong 3 thập kỉ qua, nước Mỹ được mở rộng phát triển hơn bất kì quốc gia khác trên thế giới. Bao phủ khắp lục địa, sự phồn vinh của nước Mỹ được tạo ra từ dầu, thép, và điện. John D. Rockefeller, Andrew Carnegie và J.P. Morgan đã tích cóp được số của cải không tưởng, điều đó khiến họ trở thành mục tiêu của công chúng. Nhưng sau khi hợp tác để đưa người của mình vào Nhà Trắng, giờ họ lại tự do làm những gì mình muốn. J.P. Morgan có được quyền lực bằng việc hợp nhất các công ty kinh doanh thất bại, loại bỏ các cạnh tranh không cần thiết, và sau khi Carnegie thoả thuận với Rockefeller, ông nhìn thấy tiềm năng để áp dụng mô hình của ông vào kinh doanh thép.

Morgan có nhiều quyền lực hơn của cải, và ông biết rằng mình có thể có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế hơn Rockefeller, hơn cả Carnegie, hơn tất cả mọi người khác. Và ông sử dụng sức ảnh hưởng ấy để theo đuổi giấc mơ kinh tế Mỹ của ông. J.P. Morgan sẽ phải khai triển thành công kế hoạch lớn nhất và táo bạo nhất của ông...đó là chiếm lấy toàn bộ cơ nghiệp của Andrew Carnegie.

Khả năng chọn thời điểm của Morgan là hoàn hảo. Morgan biết mình không thể trực diện tấn công Carnegie trực tiếp được. Ông cần một cách khác để thâm nhập. Nên ông sắp xếp một cuộc gặp với cánh tay phải của Carnegie là Charles Schwab

- Tôi dự định mua lại công ty Thép Carnegie. Và cậu sẽ là chủ tịch của công ty lớn nhất thế giới.
- Với tất cả lòng kính trọng, ngài Morgan, nhưng ngài Carnegie sẽ tiêu diệt ý tưởng đó ngay. Ngài Carnegie sẽ không bao giờ bán công ty cả.
- Ai cũng có cái giá của họ. Nhiệm vụ của cậu là tìm ra cái giá đó.

Carnegie không định mặc cả giá với Morgan. Carnegie chỉ viết vào một tờ giấy số tiền 4 trăm 80 triệu đô-la. Tương đương 400 tỷ đô-la ngày nay. Nhiều hơn gấp đôi tài sản Bill Gates và Buffet cộng lại. Carnegie thách thức J.P. Morgan mua lại công ty với cái giá cao không tưởng. Số tiền đó còn lớn hơn toàn bộ ngân sách của Chính quyền Liên bang Mỹ.

- Tôi đồng ý với giá này.
- Tôi tin rằng lúc này là sớm nhất trong ngày mà tôi từng uống sâm-panh.
- Chúc mừng, Carnegie. Anh giờ đã trở thành người giàu nhất thế giới.
- Liệu anh vẫn đồng ý chứ, Morgan, nếu tôi nâng giá thêm 100 triệu đô-la nữa?
- Tôi vẫn đồng ý.
- Tạm biệt, Carnegie.

Trong 30 năm, Andrew Carnegie đã đối đầu với John D. Rockefeller để giành danh hiệu người giàu nhất nước Mỹ. Và giờ ông cuối cùng cũng vượt qua Rockefeller. Thoả thuận này đem về cho Carnegie một số tiền tương đương hơn 410 tỷ đô-la ngày nay. Là tài sản cá nhân lớn nhất mà thế giới hiện đại từng biết tới. J.P. Morgan đặt tên cho công ty mới của mình là Thép Mỹ. 

Nó ngay lập tức trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới. Công ty đầu tiên trong lịch sử trị giá hơn 1 tỷ đô-la, và nó sẽ độc tôn ngành thép trong 100 năm tới, gần như là không có đối thủ. Nhưng việc thành lập được Thép Mỹ chỉ có thể xảy ra ở thời kì độc quyền không được kiểm soát này. 

Thời kì mà Morgan góp công tạo thành nên khi ông cùng các đối thủ đưa Tổng thống của mình vào Nhà Trắng. Họ có thể đã xử lý vụ Tổng thống, nhưng họ không thể tránh né chính trị mãi. Quyền lực của họ đối với các ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia sớm bị để ý bởi một chính trị gia đang nổi, Theodore Roosevelt

Roosevelt xuất thân từ một gia đình giàu có ở New York và có cơ hội trở thành một doanh nhân như Carnegie hay Rockefeller, nhưng ông đã chọn con đường khác. Từ bỏ sự nghiệp kinh doanh để theo đuổi chính trị. Nhưng cậu Roosevelt trẻ tuổi lại có vấn đề về hình tượng. Quần áo mắc tiền và cách ứng xử của giới nhà giàu khiến ông bị chế nhạo. Ông phải chịu nhiều khổ cực để tái tạo lại hình tượng làm người mẫu cho một xưởng ảnh ở thành phố New York mặc như một thợ săn ở Vùng đất cằn cỗi với một con dao trạm trổ tinh xảo bằng bạc từ Tiffany

Những tấm hình đó giúp Roosevelt biến bản thân từ một nhà quý tộc ở New York thành một người của công chúng. Và, khi ông gia nhập quân đội, những tấm hình ông chụp trở thành hiện thực. Theodore Roosevelt trở thành một người hùng trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Và chính trị gia trụ cột Cộng hòa ở bang New York nói với Theodore Roosevelt rằng, "anh là cậu bé vàng của tôi."

Nhờ các cử chỉ anh hùng cao đẹp ông nhanh chóng được trao quyền ứng cử đại diện Cộng hòa và trở thành Thống đốc bang New York. Roosevelt nhanh chóng thể hiện tính độc lập của mình, được biết đến như một chính khách không thể nào bị thao túng được. Với cương vị Thống đốc bang New York, Roosevelt thông qua nhiều điều luật thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp cỡ lớn. Các mục tiêu lớn nhất của ông là các ngành độc quyền thế lực nhất quốc gia và những ông chủ của các ngành đó. Rockefeller và Morgan đều biết không thể mua chuộc Roosevelt nên họ tìm cách khiến thế lực của ông yếu nhất có thể. Một cách để kìm giữ Roosevelt không cho ông trở thành một hình tượng trọng điểm ở hàng ngũ quốc gia là khiến ông trở thành Phó Tổng thống. 

Bởi vì, Phó Tổng thống không có nhiều việc để làm. Một năm bầu cử mới đang đến, đây là trận tái đấu của năm 1896 giữa McKinley và William Jennings Bryan. Thông qua hàng loạt các thỏa thuận ngầm, vài người quyền lực giàu nhất quốc gia thuyết phục Kinley đưa tên của Roosevelt vào danh sách ứng cử. 

Chức Phó Tổng thống vào những ngày đó, chỉ như là nơi để người ta biến mất. McKinley tái đắc cử với số phiếu áp đảo và Roosevelt thì trở thành Phó Tổng thống. Rockefeller và Morgan cho rằng họ đã bảo vệ thành công đế chế của họ.

Nhờ có McKinley ở cương vị Tổng thống 4 năm tới, John Rockefeller và J.P. Morgan sẽ tự do mở rộng đế chế của mình mạnh hơn nữa. Vào tháng 9 năm 1901, Tổng thống McKinley du hành tới Buffalo để diễn thuyết về dự báo sự phồn vinh của nước Mỹ. Nhưng sự phồn vinh đó không đến được với tất cả mọi người. Rất nhiều người vẫn phải vật lộn sống qua ngày và họ chán ngấy mối quan hệ mật thiết giữa McKinley và các ông lớn trong kinh doanh.

Leon Czolgosz từng là một công nhân, anh vừa mất việc tại một công ty J.P. Morgan mua lại trong lúc tạo nên Thép Mỹ. Trong lúc Czolgosz tìm cách tồn tại, anh tham gia vào các phong trào đấu tranh đang nổi lên. Anh ngày càng tin rằng Chính phủ đang giúp bọn nhà giàu bóc lột người nghèo và anh quyết định chấm dứt chuyện đó.

8 ngày sau buổi nổ súng, William McKinley qua đời do thương quá nặng trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ 3 bị ám sát. Đối với những người quyền lực nhất nước Mỹ, đây là viễn cảnh tồi tệ nhất. Chỉ một viên đạn của kẻ ám sát đã cướp đi Tổng thống của họ, một người họ tốn hàng triệu đô-la giúp thắng cử, và tệ hại hơn, cái chết đó giúp kẻ thù đáng sợ nhất của họ mạnh hơn.

Teddy Roosevelt sắp sửa trở thành lãnh đạo của một thế giới tự do. 

- Ngài Theodore Roosevelt có trang trọng thề rằng ông sẽ trung thành điều hành văn phòng Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Và với tất cả khả năng của mình, gìn giữ, bảo vệ và thực thi Hiến pháp của Hoa Kì không?

- Tôi xin thề!

Roosevelt khẳng định những nhà tư bản lớn chỉ nên coi mình đơn thuần là nhà tư bản. Và khẳng định những công chức được bầu cử của đất nước là những người do dân chúng chọn lựa. Không ai bầu J.P. Morgan vào danh hiệu gì cả. Cũng không ai bầu John D. Rockerfeller vào chức vụ gì. Nhưng người dân đã gián tiếp bầu Theodore Roosevelt vị trí Tổng thống và ông ấy sẽ tận dụng hết vị trí đó.

Roosevelt nhanh chóng khai triển một chiến dịch chống các ngành độc quyền lớn nhất nước. Mục tiêu đầu tiên đã được xác định, đó là tập đoàn đường sắt do J.P. Morgan sở hữu.

Morgan yêu cầu được gặp Tổng thống. Ông lao như cơn bão từ New York đến Washington, xông thẳng vào Nhà Trắng. Và ông nói:

- "Tôi không hiểu nổi, nếu có vấn đề thì cứ cử người xuống chỗ người của tôi và họ sẽ giải quyết xong chuyện ngay." . Và Roosevelt đáp, "Đây chính xác là vấn đề với Morgan. Hắn hành xử cứ như tôi là một ông trùm của ngành cạnh tranh hay gì đó."

Và Morgan, người nghĩ mình có thể thao túng Roosevelt, bất giác nhận ra Roosevelt không thể nào bị thao túng được. Roosevelt không chịu nhún nhường trước Morgan. Ông kiện công ty của Morgan lên Tòa án Liên bang. Vụ chống độc quyền đầu tiên của Chính phủ với một tập đoàn lớn.

Roosevelt tiến tới chiến thắng và thế độc quyền đường sắt của Morgan sụp đổ. Đây là một cú choáng váng đối với J.P. Morgan. Một cú ông không quên được trong nhiều năm và nó cũng là dấu hiện của những chuyện sắp đến với những người khổng lồ khác.

Roosevelt tái đắc cử nhiệm kì thứ 2, và trong suốt thời gian ông cầm quyền, ông đã kiện hàng tá các ngành độc quyền. Đó là một thời kì của những thay đổi lớn với quốc gia. J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie bỗng thấy mình yếu ớt và nhỏ bé. 

Những người khổng lồ có tuổi buộc phải ra tay bảo vệ đế chế đang lụi tàn của mình. Nhưng trong khi các ngành độc quyền khác sụp đổ, vẫn có một mục tiêu đứng vững. Standard Oil của John D. Rockefeller đã xoay xở chống đỡ được khỏi sụp đổ qua nhiều lần bị chính phủ sờ gáy. 

Nhưng Rockefeller không thể lẩn trốn mãi được. Standard Oil nổi tiếng là công ty bị ghét nhất nước Mỹ. Nó thực sự trở thành biểu tượng cho mọi tội lỗi của các doanh nghiệp lớn. Nó là ví dụ của các doanh nghiệp độc quyền lớn mạnh và không có gì, hay bất cứ ai đủ năng lực kìm hãm lại. 

Chính phủ lập hồ sơ kiện Standard Oil và đây hứa hẹn là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất lịch sử, và nhân vật hàng đầu của đơn kiện sẽ là bản thân John D. Rockefeller.

Liên bang gửi trát hầu tòa nhưng Rockefeller đã kịp trốn chạy. Từ California, đến Maine, đến Key West...Con người quyền lực nhất nước Mỹ giờ trở thành kẻ trốn chạy công lý. Ông đi khắp đất nước để trốn tránh phải hầu tòa. Cuối cùng, ông chấp nhận hầu tòa để biện hộ cho Standard Oil và biện hộ cho cả hình thức kinh doanh giúp Rockefeller tạo ra đế chế của mình.

Nước Mỹ đã nổi bật trên sân khấu thế giới, được tái thiết suốt 5 thập kỷ qua bởi John Rockefeller, Andrew Carnegie, và J.P. Morgan. Họ ở trên đỉnh cao nhiều năm cho đến khi Chính phủ xử lý các doanh nghiệp lớn một cách mạnh tay.

Phiên tòa bắt đầu làm việc.

- Xin hãy xưng danh.
-
John Rockefeller.
-
Ông Rockefeller, ông có thể cho tòa biết làm thế nào chỉ trong một năm, cụ thể là năm 1872, ông giành được toàn bộ nhà máy lọc dầu ở Cleveland?
- Tôi không nhớ. Chuyện 36 năm trước rồi.

- Ông đã đe dọa để loại bỏ cạnh tranh, có phải không? Ý tôi là, ông đã thực hiện một cách tàn bạo đến nỗi được biết đến là cuộc thảm sát ở Cleveland.
- Tôi không nhớ có cuộc thảm sát nào cả.
- Ông có biết gì về số tiền của Standard Oil trả cho một nghị sĩ, số tiền 15 nghìn đô-la để chặn một dự luật ảnh hưởng xấu đến Standard Oil không?
- Tôi không nhớ gì hết.

Trong lúc John Rockefeller đấu tranh bảo vệ tư bản độc quyền của mình thì một thế hệ doanh nhân mới đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới, họ đang phải đấu tranh để được mở công ty. 

Tôi đã nghiên cứu và chế tạo ra loại ô tô tốt nhất có thể sử dụng rộng rãi.

Henry Ford

Nguồn: http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-jp-morgan-p4-5/955090057849090?pnref=story

5/5 - Henry Ford

(Ông được mệnh danh là ông vua xe hơi)

Ô tô Ford có động cơ rất bền và nhẹ, chỉ nặng khoảng 450 kg. Nó có một động cơ 4 xi-lanh và có thể đạt vận tốc tối đa 72 km/giờ. Giá chỉ 900 đô la so với 1500 đô la của các xe khác. Nhờ đó mà đây là loại xe đầu tiên mà người bình thường cũng có thể mua được. 

Doanh nhân trẻ Henry Ford đã tạo ra một loại xe mới. Nhưng để bán được chiếc xe ông cần có sự cho phép của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô có đăng kiểm, còn được biết đến với cái tên ALAM. ALAM sở hữu bằng sáng chế ô tô nên họ có toàn quyền kiểm soát ai được phép sản xuất và bán ô tô. 

Theo một khía cạnh nào đó, họ là một liên danh tư bản độc quyền ô tô, vì thế tương lai của Ford giờ đây nằm trong tay họ. Khi Ford gia nhập ngành ô tô, người ta không tự lái xe mà có tài xế riêng. Và vì vậy ô tô được xem là hàng xa xỉ. Điểm sáng suốt của Ford là ô tô có thể trở thành vật dụng dùng hằng ngày. Nó có thể cực kì hữu dụng và thiết thực để những người bình thường cũng có thể sở hữu

Ford mất nhiều năm để phát triển mẫu ô tô dành cho mọi người này. Ông làm mẫu đầu tiên vào năm 33 tuổi và gọi nó là xe bốn bánh

Đây là nỗ lực thứ hai của Ford... Kiểu mẫu A... 


Chiếc xe có thiết kế phù hợp hơn với nhu cầu của nước Mỹ hiện đại. Nhưng ông không thể bán nó nếu ALAM không cho phép. ALAM rất thành công trong việc làm tiền các công ty ô tô khác, nói rằng "các anh phải có giấy cho phép của chúng tôi không thì lên tòa. Và chúng tôi sở hữu bằng sáng chế đấy".

Sau nhiều tháng cân nhắc, cuối cùng ALAM cũng có quyết định. Đơn của Henry Ford bị từ chối. Sau khi bị ALAM từ chối, Ford không còn nhiều lựa chọn nhưng ông không hề từ bỏ giấc mơ của mình. Ford nghĩ rằng toàn bộ chuyện này thật lố bịch. 

Rằng không thể nào có bằng sáng chế cho ý tưởng ô tô được. Rằng ô tô không phải là thứ của riêng ALAM được. Ford quyết tâm gỡ bỏ cái thòng lọng của ALAM trong ngành ô tô. Nhưng ông chỉ là một người đối đầu với cả một ngành độc quyền. 

Nếu ông muốn thành công mà không vướng ALAM, ông sẽ cần tạo danh tiếng riêng cho mình. Henry Ford thách đua xe với ông chủ của công ty ô tô lớn nhất nước Alexander Winton còn được biết đến là tay lái nhanh nhất nước Mỹ và là một thành viên kiệt xuất của ALAM.

Đánh bại được mẫu xe của Winton có khả năng Henry sẽ được thành lập công ty riêng. Nhưng có một vấn đề, Henry Ford chưa từng đua xe bao giờ. Nó giống như là trận đánh giữa David và Goliath vậy. Winton nổi tiếng, nắm giữ kỷ lục thế giới, có xe đua xịn. Còn Ford chỉ là cậu bé bản địa muốn làm điều tốt. Nhưng cuộc đua vẫn diễn ra

Và Henry Ford là người chiến thắng. Tên của Ford truyền đi khắp nước Mỹ, và ông tận dụng nó hết mức có thể, biến chiến thắng thành một nhân tố cực kì quan trọng để thu hút nhà đầu tư cho Công ty ô tô Ford.

Ford kiếm được 28.000 đô la, tức 700.000 đô la ngày nay. Số tiền vừa đủ để ông xây dựng nhà máy đầu tiên ở Highland Park, Michigan 

và ông nhanh chóng sản xuất được 15 xe/ngày, giá vừa đủ thấp cho hầu hết người dân Mỹ có thể sở hữu. Thành công của Henry Ford sớm giúp ông trở nên nổi tiếng. 

Nhưng ALAM lập tức chú ý đến và kiện ông, họ quả quyết rằng ông đang vi phạm bằng sáng chế ô tô của họ. Bạn liên tục thấy các tổ chức hợp tác lớn kiện tụng chuyện bản quyền sáng chế. Mấy ông lớn lợi dụng các doanh nghiệp nhỏ, tìm kẽ hở mọi ngóc ngách và sử dụng quyền uy. Và bên nào có kẻ dẻo mồm hơn sẽ thắng.

Trong lúc Henry Ford chuẩn bị lời biện hộ cho doanh nghiệp nhỏ cho phiên tòa ở Detroit, thì phiên tòa hạ bệ Standard Oil bắt đầu trở nên xấu xí.

- Ông Rockefeller, tòa có bằng chứng cho thấy ông khiến vô số nhà máy lọc dầu phá sản.
- Tôi không biết gì về chuyện đó.
- Ông có thừa nhận rằng Standard Oil có được khả năng sinh lời hơn đa số các ngành khác không?
- Khả năng thu lợi nhuận của chúng tôi không hề cao hơn của Thép Mỹ. Tôi không hề nghe có ai muốn thử kéo đổ Thép Mỹ.

Trong lúc Rockefeller chiến đấu để cứu công ty mình, J.P. Morgan vừa kịp cứu nền độc quyền thép của mình không nằm trong danh sách tấn công của Chính phủ. Ông sử dụng quyền lực và sức ảnh hưởng để thu xếp hàng loạt giao dịch của quốc gia, áp đặt quyền uy của Thép Mỹ để củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước.

Giao dịch lớn nhất của Morgan chỉ vừa mới bắt đầu với chính phủ Mỹ. Nhiều năm qua, có rất nhiều người nỗ lực thử xây dựng một kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh đào đó sẽ giúp thời gian di chuyển từ Đông sang Tây chỉ còn một nửa, tiết kiệm cho tàu bè hơn 12000 km mỗi chuyến. Nhưng chưa từng có ai đủ năng lực làm chuyện đó, cho đến bây giờ.

J.P. Morgan đóng vai trò là người trung gian cho Chính phủ và thu được 40 triệu đô la... tức 7 tỷ đô la ngày nay...để khởi động dự án. Kênh đào Panama là dự án xây dựng đầy tham vọng mà nước Mỹ từng thực hiện. Hơn 75 nghìn công nhân làm việc dưới cái nắng đổ lửa, chống chịu nhiều bệnh tật đào con kênh dài hơn 82 km từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Để có được nhân lực, nguyên vật liệu, và tài chính; và để đào một con kênh xuyên giữa nước Panama kết nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương thì chỉ có một quốc gia công nghiệp phát triển mới làm được. 

Kênh đào Panama là hiện thân của tất cả những gì làm nước Mỹ trở nên quyền lực nhất thế giới. Xây dựng bằng thép, vận hành nhờ điện và hoạt động nhờ xăng. Và làm được chuyện đó là nhờ có sức mạnh tài chính của một trong những người quyền lực nhất nước.

Nhưng thời đại của độc quyền vẫn đang bị xét xử và quyền lực không có thách thức của những người khổng lổ sử dụng để tích cóp cho đế chế sẽ không trường tồn. Sau nhiều thập kỉ phát triển vượt bậc nước Mỹ đã trở thành một siêu cường quốc công nghiệp. Các thay đổi được dẫn dắt bởi vài công ty lớn nhất mà thế giới từng biết đến: Thép Mỹ, Standard Oil và GE.

Nhưng cũng có cái giá cho của các thay đổi đó. Công nhân bất bình với điều kiện làm việc nguy hiểm tại các nhà máy khắp đất nước. Và khoảng cách giữa giàu và nghèo chưa từng lớn như thế. Rất nhiều người tin rằng các công ty lớn nhất nước Mỹ đang kìm hãm đất nước. 

Kỷ nguyên độc quyền đang bị đe dọa. Trong 40 năm sự nghiệp John Rockefeller sử dụng các phương pháp mới và sự khéo léo để tạo nên một tập đoàn mà thế giới chưa từng thấy. Nhưng ông cũng nổi tiếng là nhẫn tâm và nhiều người nghĩ là quá mức.

Đối với John D. Rockefeller, ngày phán xét là ở đây nơi xảy ra phiên xét xử của thế kỉ: Người dân đấu với Standard Oil. Bức tranh vẽ Standard Oil là một bức cực kì đầy vẻ thất vọng. Chưa từng có tổ chức độc quyền nào trong lịch sử Mỹ lại điêu tàn đến vậy trên con đường theo đuổi lợi nhuận. Hết lần này đến lần khác tòa nghe rất nhiều về cách Standard Oil dùng các khoản hối lộ từ ngành đường sắt, thường xuyên tham gia vào việc làm giá cao cắt cổ, đe dọa và lợi dụng các vùng bán độc quyền để làm các nhà máy lọc dầu khác phá sản.

Hơn 30 năm, Standard Oil đặt nhiệm vụ là tiêu diệt cạnh tranh và biến lọc dầu trở thành ngành độc quyền để nâng giá dầu hỏa lên

- Ông Rockefeller, trước khi toà đưa ra quyết định của mình, ông có muốn nói điều gì không?
- Khi tôi gia nhập ngành dầu, chỉ toàn là một mớ hỗn loạn. Tôi đã đem đến trật tự. 
- Tôi mua lại hàng kém chất lượng, thị trường không hiệu quả và xây dựng cả một ngành công nghiệp. Bắt buộc phải làm theo cách đó vì đó là cách duy nhất. 
- Đâu có ai phàn nàn khi tôi đưa ánh sáng đến mọi ngôi nhà. Không ai phàn nàn khi tôi tạo cả ngàn công ăn việc làm, hay hàng triệu đô la nhờ xuất khẩu. Nhờ có dầu mà đất nước mới tiến tới được. 
- Tòa gọi đó là độc quyền. Tôi đơn thuần chỉ coi là kinh doanh. Giờ, tòa nói tôi nghe. Tại sao tôi ở đây?

Cách xa New York hàng trăm km, một thế hệ doanh nhân mới, Henry Ford, cũng đang đợi. Một ban hội thẩm liên bang sẽ quyết định liệu Ford có được tiếp tục tự do sản xuất và bán xe Kiểu mẫu A không. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô ALAM kiện Ford tiền bản quyền cho mỗi chiếc xe ông bán được. Ford biết rằng tiền bản quyền đó sẽ làm tăng giá xe khiến người tiêu thụ bình dân không mua được. 


Đối với nhiều doanh nghiệp xe ban đầu, việc kiện tụng này sẽ là đòn trí mạng, nhưng đối với Ford lại khác...nó là một cơ hội. Ford bắt đầu trả cho công nhân số tiền lương có thể sống được, 5 đô la cho một ngày, nhiều hơn gấp đôi mức tiền lương của đa số nhà máy ở Mỹ. 

Nhưng Ford không chỉ đơn thuần trả lương cao hơn, ông cũng lợi dụng họ nhiều hơn. Ông tạo ra một hệ thống mới cho sản xuất xe. Thay vì phải ráp tay từng chiếc một, thì một hàng công nhân phụ trách lắp ráp từng bộ phận một. Nó được gọi là dây chuyền lắp ráp. Và nó sẽ thay đổi cách sản xuất mãi mãi.

Ford không sáng chế ra phương thức sản xuất hàng loạt. Mà ông làm cho phương thức trở nên hoàn hảo. Ông hiểu rằng một sản phẩm phức tạp như ô tô có thể được sản xuất đơn giản và chi phí ít đi nếu sản phẩm là đồng nhất và cứ sản xuất lại như thế. Nhờ sử dụng dây chuyền lắp ráp, công nhân của Ford có thể lắp ráp xe nhanh gấp 8 lần so với bất kì xưởng ô tô nào trên thế giới. 

Từng mất 12 tiếng để lắp một chiếc, giờ chỉ cần một tiếng rưỡi. Phát kiến này cho phép Ford tiêu chuẩn hóa làm việc 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần. Nhưng để Ford tiếp tục áp dụng phát kiến như vậy, ông phải thắng vụ kiện này.

Số phận của ông, giống như của John Rockefeller, giờ nằm trong tay của một tòa án liên bang. Henry Ford và John D. Rockefeller là hai hình tượng của Mỹ, từ hai thế hệ khác nhau, và trên hai chiến tuyến khác nhau đấu tranh cho tương lai đất nước.

Khi các lời tuyên được đọc lên từ phòng xử, cách kinh doanh ở nước Mỹ sẽ không còn như trước nữa. Nước Mỹ đang trở thành quốc gia quyền lực nhất thế giới. Được biến đổi từ một vùng đất hoang tàn sau Nội chiến thành một siêu cường quốc chớm nở bởi một nhóm những người nhìn xa trông rộng, làm được những điều không thể để tạo nên những đế chế không tưởng đưa đất nước tiến vào thế kỉ 20.

Thành phố New York, năm 1911.

Sau nhiều thập kỉ làm bất kì chuyện gì để loại bỏ cạnh tranh, John D. Rockefeller đang đấu tranh để cứu công ty ông xây dựng từ tay trắng thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới. Doanh nghiệp lớn là một thứ nguy hiểm trong mắt nhiều người bởi quyền lực của nó. 

Chính phủ Hoa Kì kiện Standard Oil. Vụ xét xử chống độc quyền lớn nhất lịch sử sắp sửa đến hồi kết. 444 nhân chứng đã kêu gọi ủng hộ, 12.000 trang lời khai đã được ghi lại, nhưng cuối cùng tất cả đều chỉ dồn vào lời khai của một người.

- Tòa gọi đó là độc quyền. Tôi đơn thuần chỉ coi là kinh doanh.

John Rockefeller đã làm mọi thứ có thể để giữ cho nền độc quyền của ông nguyên vẹn, nhưng ông không còn kiểm soát được số mệnh của Standard Oil được nữa. Trong vụ kiện giữa Hợp chủng quốc Hoa Kì và công ty Standard Oil, phiên tòa đã có kết luận.

- Phiền tòa quyết định chống lại Công ty độc quyền Standard Oil do các hoạt động kinh doanh không công bằng, các hoạt động đã vi phạm Đạo luật Chống độc quyền ShermanCông ty độc quyền Standard Oil phải bị chia tách trong vòng 6 tháng tới.

Đây có phải là kết thúc cho Standard Oil không?

Standard Oil của John Rockefeller sụp đổ hoàn toàn, bị chia ra thành 34 công ty nhỏ hơn. Thời kì của độc quyền đã chấm dứt. Standard Oil bị hạ bệ lại là một điềm tốt đối với những thành viên chủ chốt mới nổi, một thế hệ doanh nhân mới nhất như là Henry Ford. Ford đang đợi tương lai của công ty.

Tổ hợp ô tô quyền lực ALAM buộc tội Ford vi phạm bằng sáng chế ô tô của họ và cố gắng đóng cửa nhà máy của ông. Nó có thể là thời khắc thay đổi số mệnh không chỉ cho Ford, mà còn cho tương lai của mọi ngành của đất nước. 

Trong một quyết định đầy bất ngờ, tòa án lại phán xét ủng hộ Henry Ford. ALAM không có quyền yêu sách thiết kế của xe. Henry Ford được tự do đổi mới mà không sợ có hậu quả. Giấc mơ của Ford đã thành hiện thực. Ô tô thuộc về mọi người. Thành công của Ford giúp ông có được vị trí trong đời sống người Mỹ như là một kiểu doanh nhân mới nhưng quan trọng là, không giống như Rockefeller hay Carnegie, ông không hề định tạo ra độc quyền. 

Ông cố gắng đưa sản phẩm đến người dân. Dân số Mỹ sử dụng xe của ông nhiều hơn và họ coi Henry Ford như là một anh hùng. Ford nắm lấy đà này và các nhà máy của ông bắt đầu quá tải. Các dây chuyền sản xuất dòng xe mới mang tính cách mạng với tốc độ kỷ lục. Kiểu xe mới được gọi là mẫu T có giá chỉ 825 đô la. Lần đầu tiên, một người bình dân cũng có thể mua được ôtô. 

Henry Ford tạo nên thứ trở thành ngành quan trọng nhất trong kinh tế Mỹ. Ông không hề biết sức ảnh hưởng mà nó tạo ra lên hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống của người Mỹ. Ông thực sự đã thay đổi nước Mỹ, cách chúng ta sống, cách chúng ta làm mọi thứ, và cách chúng ta kinh doanh.

Danh tiếng của Ford sẽ không phải lúc nào cũng tích cực, nhưng cuộc cách mạng mà ông tạo ra truyền cảm hứng cho cả một thế hệ doanh nhân mới, những người sẽ thay đổi cơ bản của cuộc sống của người Mỹ.

Hai người bạn nối khố William Harley và Arthur Davidson gắn động cơ vào một xe đạp và bắt đầu bán xe máy cho dân chúng. Milton Hershey áp dụng kiểu mẫu dây chuyền lắp rắp của Henry Ford để sản xuất số lượng lớn sôcôla. Một nhà buôn khác ở Chicago, William Wrigley đưa kẹo cao su đến với Mỹ.

Và ở Hollywood, một người nhập cư Ba Lan, Max Factor, bắt đầu phân phối mỹ phẩm vốn chỉ dành cho ngôi sao điện ảnh đến các hiệu thuốc khắp đất nước, sáng tạo ra một sản phẩm tiêu dùng hoàn toàn mới...mỹ phẩm.

Thế hệ doanh nhân mới này đang làm mọi thứ theo một cách khác. Họ tạo ra sản phẩm cho toàn bộ dân chúng, cùng lúc đó trả lương với mức có thể sống được cho công nhân, với cả điều kiện làm việc an toàn và giờ làm tiêu chuẩn 40 tiếng/tuần.

Kỷ nguyên của Rockefeller, Carnegie và Morgan xem ra đã đến lúc kết thúc. Nhưng bộ ba quyền lực nhất nước Mỹ vẫn chưa hề thoái lui. Các trạm xăng Standard Oil có mặt khắp đất nước, cung cấp nhiên liệu cho xe của Henry Ford, những chiếc xe được làm từ thép của Carnegie trong các nhà máy được vận hành bởi điện của J.P. Morgan.

Thế hệ doanh nhân mới này có thể đang làm việc khác cách những người đi trước nhưng các phát kiến của họ sẽ không thành hiện thực nếu không có nền tảng trải sẵn bởi những người như Cornelius Vanderbilt, Andrew Carnegie, J.P. Morgan và John D. Rockefeller

Kết quả là khắp đất nước trở nên phồn vinh và có lẽ cả sự cách tân tuyệt nhất của nước Mỹ là tạo ra một tầng lớp trung lưu giàu có. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Nó tạo ra của cải mà trước đó ta không bao giờ tưởng tượng là có thể.

John Rockefeller có thể đã thua vụ kiện, nhưng các công ty nhỏ hơn hình thành từ Standard Oil sẽ tiếp tục phát triển lên thành những tập đoàn khổng lồ như Exxon, Mobil hay Chevron. Và John Rockefeller vẫn là cổ đông chính trong mỗi công ty mới đó. Ảnh hưởng của vụ kiện đối với John D. Rockefeller lại trở thành một cơ hội tạo dựng hạnh phúc. Kể cả khi đã bị đánh bại, John Rockefeller vẫn trở thành người giàu nhất lịch sử thế giới với số tài sản tương đương gần 660 tỷ đô la ngày nay.

Vào một bình minh trong lành, 2 năm sau khi Standard Oil chia ra, John Rockefeller cùng với đối thủ cũ Andrew Carnegie thương tiếc một người trong bộ ba. Chưa tới một tháng sau sinh nhật lần thứ 76 của mình, J.P. Morgan chết trong lúc ngủ. Morgan để lại một dấu ấn lớn trong tài chính Mỹ. Sở giao dịch chứng khoán New York đóng cửa để tưởng niệm ông,.J.P. Morgan đương nhiên là người lỗi lạc nhất ngành ngân hàng nếu nói về việc tạo ra tài chính hiện đại...

Các kình địch cũ từng xem nhau là đối thủ cạnh tranh kịch liệt giờ đây, trong những năm tháng bên kia sườn dốc, những người sinh ra thương mại Mỹ cuối cùng cũng tìm thấy sự tôn trọng chung.

Đối với Rockefeller và Carnegie, sự ra đi của Morgan là một lời nhắc nhở...thời gian không còn nhiều và hiện thực đó khơi mào một trận chiến mới. Cạnh tranh của họ không còn là ai kiếm được nhiều tiền hơn, mà là ai có thể cho đi nhiều hơn.

Andrew Carnegie là nhà tư bản lớn đầu tiên của thời kì đó bị cắn rứt lương tâm bởi quá khứ làm giàu. Ông quyết định mình sẽ dùng tài sản của mình cho mục đích tốt và ông nói rằng một người chết giàu thì chết đi sẽ bị ruồng bỏ. Andrew Carnegie không phải là một người được ưa thích trong đám bạn triệu phú của mình vì ông yêu cầu những nhà triệu phú đó phải cho hết tiền của họ đi. Carnegie cho đi hơn 350 triệu đô la tương đương 67 tỉ đô la ngày nay. Đa phần là cho giáo dục và nơi ông thích nhất... thư viện. Có hơn 2500 "thư viện Carnegie" được xây dựng ở 49 bang và trên toàn thế giới.

Nhưng ngay cả trong trận chiến này Carnegie vẫn sẽ bị đánh bại bởi đối thủ cũ. Vì John Rockefeller thọ hơn Carnegie 13 tuổi. Chừng ấy thời gian, cùng với giá trị tài sản lớn hơn, cho phép ông cho đi số tiền mà Carnegie không bao giờ có thể cho được. Suốt cuộc đời, Rockefeller biếu tặng hàng triệu đô la cho nhà thờ và vô số trường đại học.

Năm 73 tuổi, ông thành lập Quỹ Rockefeller với tiền đóng góp cá nhân ông là 100 triệu đô la tương đương 38 tỷ đô la ngày nay. Số tiền đó sẽ tiếp tục thúc đẩy y tế cộng đồng trên thế giới trong nhiều thập kỉ.

John Rockefeller thọ 97 tuổi và biếu tặng hơn 530 triệu đô la trong đời ông. Món quà mà ngày nay tương đương hơn 100 tỷ đô la. Từ một đất nước bị tàn phá thành quốc gia quyền lực nhất thế giới. Nước Mỹ không tự nhiên mà có. Con người đã xây dựng nên nó.

Hết!!!

Nguồn:http://www.history.com/shows/men-who-built-america

https://www.facebook.com/notes/steven-nguyen/những-người-kiến-tạo-nước-mỹ-henry-ford-p5-5/955363584488404?pnref=story

Các bạn có thể xem trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=PTSjaPGKJms&list=PLEN46rf9hl68ioujadfDkesBerG1SlLHd

  


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bài về chủ bút

    Tinh hoa nhân loại

      Khoa học

        Văn học

          SÁCH CỦA TÔI