Bài thơ Lậu thất minh

Cập nhật: 16/10/2019 Lượt xem: 5351

Lậu thất minh 陋室銘

(Bài minh về căn nhà quê mùa)

Thơ » Trung Quốc » Trung Đường » Lưu Vũ Tích

  




 ,

調

西
:「?」

Lậu thất minh

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh;
Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh.
Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh.
Ðài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh.
Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh.
Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh.
Vô ty trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình.
Nam Dương Gia Cát lưTây Thục Tử Vân đình.
Khổng Tử vân: “Hà lậu chi hữu?


Nguồn: Cổ văn Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, Tao Đàn xuất bản, 1966

 

Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê

Núi không tại cao, có tiên thì nổi danh;
Nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh.
Ðây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho.
Ngấn rêu biếc leo thềm, sắc cỏ xanh chiếu rèm.
Cười nói có đại nho, đi lại không bạch đinh.
Có thể gảy cây đàn mộc mạc, đọc Kim kinh.
Không tiếng tơ tiếng trúc làm loạn tai, không giấy tờ, thư trát làm mệt thân hình.
Thảo lư của Gia Cát ở Nam Dương, nhà mát của Tử Vân ở Tây Thục.
Khổng Tử nói: “Có gì mà quê mùa?”


Lộ tòng kim dạ bạch,

Nguyệt thị cố hương minh.

 

Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Núi không vì cao, có tiên nổi danh
Nước không vì sâu, có rồng hoá linh
Ðây nhà quê mùa, đức ta thơm tho
Ngấn rêu leo thềm biếc, sắc cỏ chiếu rèm xanh
Đàm tiếu anh tài, đâu kẻ tầm thường
Gẩy đàn mộc, điểm sách cao cường
Không tơ trúc phiền tai, chẳng hồ sơ nhọc xác
Nam Dương lều Gia Cát, Tây Thục đình Tử Vân
Khổng Tử nói: “Quê mùa chỗ nào?”

 

Bản dịch của hieusol

Núi dẫu không cao, có tiên nên danh
Sông dẫu không sâu, có rồng nên linh
Căn nhà thô lậu, đức ta tỏa ngời
Rêu phủ giăng thềm biếc, sắc cỏ chiếu rèm xanh
Nói cười chỉ nho gia, qua lại chẳng kẻ phàm
Lại gảy mấy điệu đàn, đọc thánh kinh
Không âm thanh chi phiền tai, chẳng đơn từ gì nhọc mình
Nam Dương lều Gia Cát, Tây Thục Tử Vân đình
Khổng Tử rằng: “Thô lậu nơi nao?”

 

Bản dịch của Lê Thị Lý-văn 3A

Núi không cần cao, có tiên thì nổi tiếng
Nước không cần sâu, có rồng thì thiêng
Đó là căn nhà thô sơ, chỉ có phẩm hạnh của ta thì thơm
Ngấn rêu xanh ngập thềm, sắc cỏ thấm vào rèm
Cười nói có đại nho, qua lại không tục khách
Có thể gảy cây đàn mộc, đọc kinh phật
Không có tiếng sáo, tiếng đàn làm hại tai, không có điều quan phủ làm nhọc đến hình hài.
Căn nhà của Gia Cát Lư ở Nam Dương, Đình Tử Vân ở Tây Thục
Khổng Tử nói: có gì là thô lậu đâu.

 

Bản dịch của Cự Minh Sơn

Núi không cao tiên ở nên linh,
Nước không sâu rồng ở nên thiêng.
Nhà này tuy dột nát,
Nhưng đức ta toả ngát hương đời.
Rêu phủ thềm xanh mướt,
Cỏ bò cửa rèm xanh.
Nhà nho vẫn vui cười,
Khách qua đều có học.
Vẫn gảy đàn đọc kinh,
Âm thanh sao ấm áp,
Văn bản chi nhọc người.
Lều Gia Cát Nam Dương,
Nhà Tử Vân Tây Thục.
Khổng Tử đã nói rằng: Thô tục làm gì có!

 

Nguyễn Quê

Núi kia chẳng phải do cao
Nổi danh vì có tiên vào nghỉ chân
Sông sâu chưa hẳn đã cần
Chỉ mỗi rồng nằm là đủ hiển linh
Nhà tranh vách đất thô hình
Nhưng thơm tho bởi đức minh của người
Rêu leo thềm biếc sắc tươi
Cỏ như rèm, chiếu ngời ngời màu xanh
Nói cười có bậc cao thanh
Tới lui không bóng những anh tục phàm
Đọc Kim Cang, chất phác đàn
Cần chi tơ trúc để hoang mang tình
Văn từ thư trác phiền mình
Lều tranh GIA CÁT, nguyên đình TỬ VÂN
TRỌNG NI lớn tiếng cười rằng:
Có chi thô lậu, phải chăng! nơi lòng
 

Admin:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh
Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh

"Núi tuy không cao, nhưng có tiên là núi thiêng

Nước tuy không sâu, nhưng có rồng là nước linh"

Bảo sinh:

Núi cao không phải là thiêng
Núi thiêng bởi có thần tiên non bồng
Biển thiêng là bởi có rồng
Người cao bởi đạo chứ không bởi người


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Thơ của chủ bút

    Thơ sưu tầm

      SÁCH CỦA TÔI