Người Việt mình ngộ quá phải không anh
Họa theo bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" của cô giáo Trần Thị Lam.
Người Việt mình ngộ quá phải không anh
Khi ra đường hễ đụng xe là chửi
Chỉ biết dành phần mình, chẳng cần biết đâu là phải trái
Đèn đỏ đèn xanh đâu phải việc của mình!
Người Việt mình kỳ quá phải không anh
Miệng nói yêu biển xanh mà rác xả tràn bãi biển
Con “đường gốm” ngàn năm văn hiến
Tưởng nhà vệ sinh đứng xả giữa ban ngày
Người Việt mình lạ quá phải không anh
Hễ tranh được cho mình là anh hùng chiến thắng
Chẳng cần biết cụ già, trẻ em hay trời mưa trời nắng
Việc nhịn nhường của người khác, đâu phải của ta
Người Việt mình dở quá phải không anh
Đi lễ chùa cúng giường, vừa siêng vừa nặng
Để cầu xin nào là tiền, nào là phúc lộc
Nhưng khi gặp đứa trẻ ăn xin thì quay mặt làm ngơ
Người Việt mình biết bao giờ mới lớn
Mới có tình thương, trách nhiệm với cộng đồng
Mới biết nói và làm là hai việc song song
Biết trách mình, trước khi chê kẻ khác
Người Việt mình biết đến bao giờ có ý thức
Biết vì cái chung, nhận cái thiệt về mình
Biết từ bỏ hư vinh vì đất nước, cộng đồng
Thì khi ấy người Việt mình mới lớn.
2.5.2016
Hà Hoàng Kiệm Phóng tác theo bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" của tác giả Trần Thị Lam.
Rác tràn ngập bãi biển sau mỗi kỳ có ngày nghỉ dài, người ta chỉ biết chê kẻ khác còn mình thì cứ tự nhiên tiện đâu xả đó.
Gì thế nhỉ?
Và đây là con đường gốm sứ Hà Nội, tâm huyết của bao người góp công góp của tạo nên. Những người đang đứng trong bức hình này có đáng trách không? Có, nhưng nhu cầu tối thiểu khi bức xúc mà không có chỗ nào để xả thì cái đáng trách là ở những nhà quản lí xã hội.
Đang đi trên đường bỗng dưng một túi rác bay ra khỏi cửa sổ của một chiếc xe sang trọng phía trước đập vào kính chắn gió trước, thật hú hồn. Đây là văn hóa của người Việt chăng, kể cả những người ngồi trong những chiếc xe sang trọng.
Suy ngẫm
Bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" của Trần Thị Lam