Nguyên lý của chụp cắt lớp vi tính (CTscanner)

Cập nhật: 05/06/2015 Lượt xem: 71129

Only in my Website Hà Hoàng Kiệm, Hospital 103

NGUYÊN LÝ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

1. Nguyên lý cơ bản

1.1. Nguyên lý

Chụp cắt lớp vi tính còn được gọi là chụp CTscanner (computed tomography). Hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính được tạo ra dựa trên nguyên lý tạo ảnh kỹ thuật số. Nguyên lý này có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: trên mặt cắt của một cấu trúc được chia ra rất nhiều đơn vị thể tích liên tiếp nhau, mỗi đơn vị thể tích sẽ được hiện lên trên ảnh như một điểm nhỏ gọi là điểm ảnh (pixel).

http://cntt.bvtwct.vn/baiviet/xquang/image001.gif

Hình 1. Điểm ảnh (pixel).

Mỗi điểm ảnh là một đơn vị thể tích có chiều rộng (x) và chiều cao (y)

Các đơn vị thể tích được mã hoá các thông số về đặc điểm tỉ trọng, vị trí (toạ độ) và được máy tính ghi lại. Sau đó máy tính dựng lại hình ảnh của mặt cắt dựa trên các thông số đã ghi của các đơn vị thể tích để tạo ra hình ảnh của cấu trúc trên lớp cắt. Phương pháp này cho phép phân biệt các cấu trúc cơ thể trên cùng một mặt phẳng có độ chênh lệch tỉ trọng 0,5%. Nếu số điểm ảnh càng nhiều (các đơn vị thể tích càng nhỏ) thì hình ảnh càng mịn (ảnh càng nét). Số lượng điểm ảnh được gọi là độ phân giải của ảnh. Như vậy độ phân giải càng cao thì ảnh càng nét, cho phép phân biệt ranh giới giữa các cấu trúc càng rõ và cho phép phát hiện được các tổn thương có cấu trúc nhỏ.

1.2. Các thế hệ máy

1967 Housfield (Anh) dựa trên nguyên lý tạo ảnh đã thiết kế được một thiết bị dùng tia X-quang để đo những vật thể thí nghiệm bằng các chất nhân tạo và lập được chương trình cho máy tính ghi nhớ và tổng hợp kết quả.

1.10.1971 Housfield và Ambrose (Anh) đã cho ra đời chiếc máy chụp cắt lớp vi tính sọ não đầu tiên. Thời gian chụp và tính toán cho một quang ảnh lúc này cần 2 ngày.

1974 Ledley (Mỹ) hoàn thành chiếc máy chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) toàn thân đầu tiên, thời gian chụp một quang ảnh mất vài phút.

1977 trên thị trường thế giới xuất hiện loại máy chụp CTscan với thời gian chụp một quang ảnh chỉ 20 giây. Cho đến nay đã có 4 thế hệ máy chụp CTscan ra đời.

+ Máy thế hệ 1: máy có một đầu dò, sử dụng nguyên tắc quay và tịnh tiến. Chùm tia X-quang cực nhỏ chiếu qua cơ thể tới đầu dò để thu nhận kết quả. Bóng phát tia X phải quay quanh cơ thể 180o để hoàn thành một lớp cắt. Khi quay 1o thì phát tia và quét ngang cơ thể để đo, một quang ảnh mất vài phút.

+ Máy thế hệ 2: máy có nhiều đầu dò, sử dụng theo nguyên tắc quay và tịnh tiến. Chùm tia X-quang có góc mở 10o, đối diện có một nhóm 5-50 đầu dò. Do chùm tia X rộng hơn, nên giảm được số lần quét ngang. Thời gian chụp một quang ảnh từ 15-20 giây.

+ Máy thế hệ 3: máy có nhiều đầu dò (200-600 đầu dò), sử dụng nguyên tắc quay đơn thuần. Chùm tia X có góc mở rộng hơn, chùm hết phần đầu dò quay cùng chiều với bóng phát tia và ghi kết quả. Thời gian chụp một quang ảnh từ 1-4 giây, độ mỏng lớp cắt đạt 2mm.

+ Máy thế hệ 4: máy có hệ thống đầu dò tĩnh, cố định vào 360o của đường tròn, số lượng đầu dò lên tới 1000. Bóng phát tia X-quang quay quanh trục cơ thể và phát tia. Thời gian chụp một quang ảnh đạt tới 1 giây, thuận lợi cho khảo sát các tạng chuyển động. Loại máy cực nhanh với thời gian cần cho một quang ảnh chỉ 0,1 giây, hoặc chụp cine CTscan được dùng trong chẩn đoán tim mạch.

Toshiba Toshiba Aquilion 16 Slice

Hình 2. Máy chụp cắt lớp vi tính.

1.3. CT xoắn ốc

Thuật ngữ “CT xoắn ốc” (helical hay spiral CT) được dùng để chỉ các máy CT có thể chụp theo chế độ xoắn. Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các máy CT đều có thể đồng thời chụp theo hai chế độ: Cắt trục (axial) và cắt xoắn ốc. Cắt trục là khi bóng quay, bàn di chuyển từng nấc và bóng sẽ phát tia khi bàn dừng chuyển động. Chế độ cắt trục thường phục vụ cho các kỹ thuật xạ trị, GammaKnife và CyberKnife với mục đích là hình ảnh sau chụp có độ chính xác cao, không chịu ảnh hưởng chuyển động của bệnh nhân. Nhược điểm của chế độ này là chụp chậm, theo từng nấc chuyển động của bàn, bắt đầu từ đỉnh cho tới đáy của cơ quan thăm khám, bờ ngoài của hình ảnh dựng 2D hay 3D có dạng bậc thang. Cắt xoắn ốc là khi bóng quay và phát tia, bàn di chuyển liên tục, quỹ đạo của bóng so với cơ thể bệnh nhân là một đường xoắn ốc, tương tự như việc gọt vỏ một quả cam. Ưu điểm của cắt xoắn ốc là tốc độ chụp nhanh, khắc phục được nhiễu ảnh do cử động (hô hấp, nhu động...), đường ranh giới của hình ảnh dựng liên tục, không bị mấp mô.

alt

Hình 3. Chụp CT xoắn ốc.

1.4. Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt - MSCT (Multislice Computed Tomography)

Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt là các máy được tăng số dãy đầu dò phát tia X trong hệ thống phát tia, làm tăng số hình và độ mỏng thu được trong cùng một đơn vị thời gian chụp. Hiện nay có các loại máy chụp máy chụp cắt lớp đa lát cắt từ 2, 4 ,8 ,16 ,32 ,64 ,128, 256 đến 320 lát cắt.

Các máy chụp CTscan của các hãng khác nhau có các ưu thế phần mềm dựng hình  khác nhau giúp cho chất lượng hình ảnh khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng vẫn phụ thuộc vào vận tốc quét và độ dày lát cắt:

          Vận tốc quét càng cao thì thời gian chụp càng nhanh, bệnh nhân không phải nhịn thở lâu hoặc nhịn thở nhiều lần khi chụp hình, hoặc ở những bệnh nhân hôn mê hay chấn thương đầu, không thể nằm yên theo yêu cầu của nhân viên kỹ thuật được, thì buộc phải chọn thời điểm bệnh nhân nằm yên khoảng 10 giây là có thể chụp xong sọ não (Đây cũng là ưu thế của CTscan so với chụp cộng hưởng từ (MRI)).

          Độ dày lát cắt có vai trò rất quan trọng, lát cắt càng mỏng, càng sát gần nhau thì hình ảnh lấy được càng nhiều, tầm soát càng hiệu quả, không bỏ sót tổn thương. Và cũng nhờ vậy mà việc tái tạo lại hình ảnh các cơ quan trong cơ thể cũng rõ nét, sắc hơn, thậm chí ngày nay người ta còn gọi là “Volume CT”, nghĩa là không còn khảo sát từng lát nữa mà có thể đánh giá cả một thể tích khối cơ thể.

Máy C.T Scan 64 lát cắt với 64 dãy đầu dò, mỗi lần quét 64 lát, cùng với vận tốc cao, mội lần chụp sọ chỉ mất 8giây, ngực 15giây (phù hợp khả năng nhịn thở của người bệnh), chụp từ bụng xuống hết hai chân chỉ hết 35giây. Nhịp tim trung bình của người từ 60- 80 lần/ phút, vì thế chỉ có máy nhiều dãy đầu dò mới có thể quét hết quả tim và mạch vành nuôi tim chỉ trong vòng một nhịp đập mà không bị ảnh hưởng do sự co bóp liên tục của tim. Với 64 dãy đầu dò cùng với khả năng cắt mỏng trung bình 0,625mm (có khả năng chụp ở chế độ lát cắt mỏng đến 0,3mm), máy có thể phát hiện tổn thương từng millimet trong cơ thể.  Ốc tai hình con ốc sên nằm gọn ở tai trong thấy được với lát cắt mỏng 0,3mm.

http://cntt.bvtwct.vn/baiviet/xquang/image005.jpg  http://cntt.bvtwct.vn/baiviet/xquang/image006.jpg

Hình 4. Hình ảnh 3D của tim và mạch vành (hình trái) và hình ảnh ốc tai chụp bằng máy CTscan 64 lát cắt.

2. Đơn vị thể tích, đơn vị ảnh, tỉ trọng

Mỗi lớp cắt được chia nhiều đơn vị thể tích có bề mặt vuông mỗi cạnh 0,5-2 mm và dày 1-10 mm. Mỗi đơn vị thể tích sẽ hiện lên ảnh là một điểm nhỏ (điểm ảnh). Tổng hợp các điểm ảnh tạo thành một quang ảnh. Dựa vào độ hấp thu tia X của từng đơn vị thể tích, máy tính sẽ tính ra tỉ trọng trung bình của mỗi đơn vị thể tích và được ghi lại. Các cấu trúc hấp thu càng nhiều tia X thì tỉ trọng càng cao. Dựa vào hệ số suy giảm tuyến tính của chùm tia X, người ta tính ra tỉ trọng của cấu trúc theo đơn vị Housfield (đơn vị H) theo công thức:

N(h) =    [m(x) - m(H2O)] x K / m (H2O)

N(h) là trị số tỉ trọng tính bằng đơn vị Housfield của cấu trúc x.

m(x) là hệ số suy giảm tuyến tính của quang tuyến X khi đi qua đơn vị thể tích x.

m(H2O) là hệ số suy giảm tuyến tính của quang tuyến X khi đi qua đơn vị thể tích nước tinh khiết.

K là hệ số 1000 theo Housfield đưa ra và đã được chấp nhận.

Theo công thức trên người ta tính được:

          Nước có trọng lượng 1g/cm3                 = 0 đơn vị H

          Không khí có trọng lượng 0,003g/cm3  = -1000 đơn vị H

          Xương đặc có trọng lượng 1,7g/cm3     = +17 000 đơn vị H

3. Bậc thang xám

Để phân tích những số đo của các cấu trúc cơ thể trên một lớp cắt, cần biến chúng thành ảnh. Vì mắt thường chỉ phân biệt được dưới 20 bậc thang xám từ đen đến trắng, nên ảnh chụp CTscan thường có 14-16 bậc thang xám khác nhau. Như vậy, ảnh CTscan không phải là ảnh tia X, mà là ảnh được tái tạo lại từ bộ nhớ của máy tính.

4. Đọc phim CTscan

4.1. Phim chụp CTscan không dùng thuốc cản quang

Phim chụp CTscan cho hình ảnh của các lớp cắt theo những mặt phẳng khác nhau do thầy thuốc tự chọn. Chẳng hạn: lớp cắt ngang, lớp cắt nghiêng, lớp cắt dọc. Những máy sản xuất gần đây còn cho phép hiện ảnh không gian ba chiều. Điều này đặc biệt có ích khi cần khảo sát các khoang. Các ảnh này đặc biệt quý cho các phẫu thuật viên sọ não.

+ Đánh giá các cấu trúc trên các lớp cắt bằng số đo trung bình theo đơn vị tỉ trọng Housfield để nhận xét. Ta có ba loại cấu trúc dựa theo tỉ trọng:

- Cấu trúc tăng tỉ trọng: khi cấu trúc có số đo tỉ trọng cao hơn mô lành cùng loại của bệnh nhân.

- Cấu trúc giảm tỉ trọng: khi cấu trúc có số đo tỉ trọng thấp hơn mô lành cùng loại của bệnh nhân.

- Cấu trúc đồng tỉ trọng: khi cấu trúc có số đo tỉ trọng ngang bằng mô lành cùng loại của bệnh nhân.

+ Những biến đổi chính:

- Cấu trúc dịch: dịch trong các nang thận, dịch thấm có tỉ trọng gần với tỉ trọng nước. Tỉ trọng này phụ thuộc nhiều vào lượng protein có trong dịch. Dịch nang là dịch vô mạch, nên tỉ trọng sẽ không đổi khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.

- Dịch tiết hoặc dịch viêm có lượng albumin cao trên 30g/l, có thể đạt tỉ trọng 20-30 đơn vị H.

- Máu, ổ máu tụ: tỉ trọng phụ thuộc nhiều vào lượng albumin của các phân tử hữu hình. Máu mới có tỉ trọng 55 đơn vị H, khi các thành phần hữu hình tan hết, tỉ trọng giảm xuống 15-20 đơn vị H. Máu cục có tỉ trọng cao hơn hẳn máu trong tuần hoàn. Hiện tượng tăng tỉ trọng của ổ máu tụ chỉ tồn tại đến ngày thứ 7 sau chảy máu, sau đó tỉ trọng trở nên cân bằng với mô mềm. Sau 2 tuần, tỉ trọng thấp hơn mô mềm. Những ổ máu tụ lớn, đến giai đoạn muộn do fibrin lắng đọng tạo nên một bao xung quanh, bên trong là dịch lỏng, trông giống như một nang dịch.

- Ổ áp xe: thông thường, dịch mủ có tỉ trọng 30 đơn vị H, tổ chức bao quanh giàu mạch máu, nên khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ta sẽ thấy một bao tăng tỉ trọng bao bọc quanh ổ áp xe. Tỉ trọng của mủ trong ổ áp xe theo thời gian sẽ giảm dần xuống gần bằng tỉ trọng của nước.

- Các ổ hoại tử: là ổ giảm tỉ trọng rõ.

4.2. Chụp CTscan có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch

+ Chất cản quang dùng trong chụp CTscan khác với chụp X-quang thông thường, bao gồm:

- Dung dịch phải có độ cản quang ổn định, không lắng đọng hay kết tủa.

- Dung dịch cản quang phải có độ thẩm thấu cân bằng với độ thẩm thấu của cơ thể.

- Độ cản quang không được cao quá để tránh nhiễu ảnh.

+ Đánh giá tổn thương:

Những tổn thương giàu mạch máu sẽ tăng cản quang, như các khối u giàu mạch máu. Trái lại, những vùng không có mạch máu như các nang dịch, tỉ trọng không thay đổi, nhưng sẽ phân biệt rõ do tương phản với nhu mô lành ngấm thuốc cản cản quang.

 

Hình 5. Hình ảnh chụp Ctscanner sọ não.

Ảnh trái sọ não bình thường.

Ảnh phải một ổ sán não ở thùy chẩm phải (mũi tên).

  

Hình 6. Hình ảnh chụp Ctscanner sọ não.

Ảnh trái khối u não lớn thùy trán (khối giảm tỉ trọng). Ảnh phải sau tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch khối u ngấm thuốc đậm (nguồn ảnh Hà Hoàng Kiệm).

 

Hình 7. Hình ảnh chụp Ctscanner sọ não.

Ảnh trái chảy máu não vùng bao trong bên trái (khối tăng tỉ trong, xung quanh là hình ảnh giảm tỉ trọng của phù não). Ảnh phải nhồi máu não diện rộng vùng thái dương phải (vùng giảm tỉ trọng vùng thái dương phải đề đẩy đường giữa và não thất bên).

HÌNH ẢNH GIẢI PHẪU TRÊN CT SCAN BỤNG

  1. Thuỳ phải gan
  2. Cơ chéo ngoài
  3. Tĩnh mạch chủ dưới
  4. Thuỳ đuôi gan
  5. Thuỳ trái gan
  6. Đường trắng
  7. Động mạch thân tạng
  8. Động mạch vị trái
  9. Cơ thẳng bụng
  10. Dạ dày
  11. Góc kết tràng trái
  12. Cơ hoành
  13. Cuống đốt sống
  14. Cơ gai
  15. Mỏm gai
  16. Mạc ngực lưng
  17. Lỗ đốt sống và tủy gai
  18. Thân đốt sống
  19. Cơ ngực dài
  20. Cơ chậu sườn (phần ngực)
  21. Lách
  22. Động mạch vị mạc nối
  23. Cơ lưng rộng
  24. Phổi trái

                       

  1. Thùy phải gan
  2. Tĩnh mạch chủ dưới
  3. Thùy đuôi gan
  4. Tĩnh mạch cửa
  5. Thùy trái gan
  6. Động mạch vị trái
  7. Cơ thẳng bụng
  8. Cơ hoành
  9. Dạ dày
  10. Góc kết tràng trái
  11. Cơ chéo ngoài
  12. Ống ngực
  13. Tĩnh mạch đơn
  14. Động mạch chủ bụng
  15. Thân đốt sống
  16. Cơ ngực dài
  17. Lỗ đốt sống và tủy gai
  18. Cơ gai
  19. Cơ chậu sườn (phần ngực)
  20. Lách
  21. Phổi trái
  22. Cơ lưng rộng

  1. Thùy phải gan
  2. Thùy đuôi gan
  3. Tĩnh mạch chủ dưới
  4. Tĩnh mạch cửa
  5. Cơ thẳng bụng
  6. Dây chằng tròn gan
  7. Thùy trái gan
  8. Tá tràng (đoạn xuống)
  9. Đường trắng
  10. ĐM mạc treo tràng trên
  11. Động mạch thân tạng
  12. Dạ dày
  13. Tĩnh mạch lách
  14. Tụy
  15. Hỗng tràng
  16. Kết tràng ngang
  17. Kết tràng xuống
  18. Tĩnh mạch kết tràng trái
  19. Cơ chéo ngoài
  20. Cơ hoành
  21. Tĩnh mạch đơn
  22. Cơ chậu sườn (phần ngực)
  23. Ống ngực
  24. Thân đốt sống
  25. Cơ gai
  26. Lỗ đốt sống và tủy gai
  27. Động mạch chủ bụng
  28. Tĩnh mạch đơn bé
  29. Cơ ngực dài
  30. Động mạch thượng thận
  31. Tuyến thượng thận trái
  32. Thận trái
  33. Phổi trái
  34. Cơ lưng rộng
  35. lách

                                                                          

  1. Thùy phải gan
  2. Động mạch gan
  3. Túi mật
  4. ống mật
  5. tá tràng (phần trên)
  6. Dây chằng tròn
  7. Tĩnh mạch cửa
  8. Thùy trái gan
  9. Dạ dày
  10. Tĩnh mạch lách
  11. cơ thẳng bụng
  12. Đuôi tụy
  13. Hỗng tràng
  14. Kết tràng ngang
  15. Kết tràng xuống
  16. Cơ chéo ngoài
  17. Tĩnh mạch cửa
  18. TM chủ dưới
  19. Cơ hoành
  20. Thân đốt sống
  21. ĐM chủ bụng
  22. Cơ ngực dài
  23. Lỗ đốt sống
  24. Cơ gai
  25. Động mạch mạc treo tràng trên
  26. Tuyến thượng thận
  27. Cơ chậu sườn
  28. Thận trái
  29. Phổi trái
  30. Lách
  31. Cơ lưng rộng

  1. Thùy phải gan
  2. Tĩnh mạch chủ dưới
  3. Túi mật
  4. Cơ thẳng bụng
  5. Tá tràng (đoạn xuống)
  6. Thùy trái gan
  7. Tĩnh mạch cửa
  8. Tĩnh mạch lách
  9. Tuyến thượng thận trái
  10. Thân tụy
  11. Kết tràng ngang
  12. Hỗng tràng
  13. Cơ chéo trong
  14. Kết tràng xuống
  15. Cơ chéo ngoài
  16. Cơ chậu sườn (phần ngực)
  17. Cơ hoành
  18. Thân đốt sống
  19. Thần kinh gai
  20. Cơ gai
  21. Lỗ đốt sống
  22. Động mạch chủ bụng
  23. Động mạch mạc treo tràng trên
  24. Cơ ngực dài
  25. Thận trái
  26. Tháp thận
  27. Xoang thận
  28. Cơ lưng rộng
  29. Lách

  1. Gan
  2. Tĩnh mạch chủ dưới
  3. Túi mật
  4. Cơ thẳng bụng
  5. Tá tráng (phần xuống)
  6. Đầu tụy
  7. Động tĩnh mạch tá-tụy dưới
  8. Tĩnh mạch thận trái
  9. Kết tràng ngang
  10. Hỗng tràng
  11. Cơ chéo trong
  12. Kết tràng xuống
  13. Cơ chéo ngoài
  14. Cơ lưng rộng
  15. Vỏ thận
  16. Thận phải
  17. Cơ vuông thắt lưng
  18. Cơ hoành
  19. Lỗ đốt sống
  20. Cơ gai
  21. Thân đốt sống
  22. Cơ ngực dài
  23. Cơ thắt lưng lớn
  24. Cơ chậu sườn (phần ngực)
  25. Động mạch chủ bụng
  26. Tháp thận
  27. Xoang thận

  1. Gan
  2. Tĩnh mạch thận phải
  3. Tĩnh mạch chủ dưới
  4. Túi mật
  5. Góc kết tràng phải
  6. Tá tràng
  7. Động TM tá-tụy dưới
  8. Động tĩnh mạch mạc treo tràng trên
  9. Tĩnh mạch thận trái
  10. TM mạc treo tràng dưới
  11. Kết tràng ngang
  12. Cơ thẳng bụng
  13. Hỗng tràng
  14. Cơ chéo trong
  15. Kết tràng xuống
  16. Cơ chéo ngoài
  17. Thận phải
  18. Tháp thận
  19. Cơ chậu sườn (ngực)
  20. Động mạch thận phải
  21. Cơ vuông thắt lưng
  22. Cơ thắt lưng lớn
  23. Cơ hoành
  24. Lỗ đốt sống
  25. Cơ gai
  26. Thân đốt sống
  27. Tĩnh mạch thắt lưng lên
  28. Cơ ngực dài
  29. Động mạch chủ bụng
  30. Động mạch thận trái
  31. Xoang thận
  32. Đài thận
  33. Cơ lưng rộng

 

 

  1. Gan
  2. Động mạch thận phải
  3. Túi mật
  4. Góc kết tràng phải
  5. Tá tràng
  6. Tĩnh mạch chủ dưới
  7. Động tĩnh mạch mạc treo tràng trên
  8. Động mạch chủ bụng
  9. Tĩnh mạch thận trái
  10. Kết tràng ngang
  11. Cơ thẳng bụng
  12. Hỗng tràng
  13. Kết tràng xuống
  14. Cơ chéo trong
  15. Cơ chéo ngoài
  16. Thận phải
  17. Tháp thận
  18. Cơ vuông thắt lưng
  19. Vỏ thận
  20. Cơ thắt lưng lớn
  21. Cơ hoành
  22. Thân đốt sống
  23. Lỗ đốt sống
  24. Cơ gai
  25. Động tĩnh mạch thắt lưng
  26. Cơ ngực dài
  27. Động mạch thận trái
  28. Cơ chậu sườn
  29. Bể thận
  30. Cơ lưng rộng

 

  1. Gan
  2. Động mạch thận phải
  3. Túi mật
  4. Góc kết tràng phải
  5. Tá tràng
  6. Cơ thẳng bụng
  7. Tĩnh mạch chủ dưới
  8. Động tĩnh mạch mạc treo tràng trên
  9. Kết tràng ngang
  10. Góc tá hỗng tràng
  11. Động mạch chủ bụng
  12. Động tĩnh mạch hỗng và hồi tràng
  13. Tĩnh mạch thận
  14. Hỗng tràng
  15. Kết tràng xuống
  16. Cơ chéo trong
  17. Cơ chéo ngoài
  18. Vỏ thận
  19. Bể thận
  20. Cơ ngực dài
  21. Cơ hoành
  22. Thân đốt sống
  23. Cơ gai
  24. Lỗ đốt sống
  25. Động tĩnh mạch thắt lưng
  26. Cơ thắt lưng lớn
  27. Động mạch tinh hoàn trái
  28. Cơ vuông thắt lưng
  29. Động mạch thận trái
  30. Cơ chậu sườn
  31. Tháp thận
  32. Cơ lưng rộng

  1. Gan
  2. Tĩnh mạch thận
  3. Góc kết tràng phải
  4. Hồi tràng
  5. Tĩnh mạch chủ dưới
  6. Kết tràng ngang
  7. Tá tràng
  8. ĐM tinh hoàn phải
  9. ĐTM mạc treo tràng trên
  10. ĐTM hỗng và hồi tràng
  11. ĐTM tinh hoàn trái
  12. Tĩnh mạch thận
  13. Hỗng tràng
  14. Cơ ngang bụng
  15. Cơ chéo trong
  16. Kết tràng xuống
  17. Cơ chéo ngoài
  18. Thận phải
  19. Xoang thận (mô mỡ)
  20. Cơ vuông thắt lưng
  21. Cơ thắt lưng lớn
  22. TM thắt lưng phải
  23. Cơ hoành
  24. Lỗ đốt sống
  25. Cơ gai
  26. Đốt sống thắt lưng
  27. Động mạch chủ bụng
  28. Cơ ngực dài
  29. Bể thận
  30. Cơ chậu sườn (thắt lưng)
  31. Cơ lưng rộng

 

  1. Gan
  2. Kết tràng lên
  3. Hồi tràng
  4. Kết tràng ngang
  5. ĐM tinh hoàn phải
  6. Tĩnh mạch chủ dưới
  7. ĐTM mạc treo tràng trên
  8. ĐM chủ bụng
  9. ĐTM hỗng và hồi tràng
  10. niệu quản trái
  11. Cơ thẳng bụng
  12. Hỗng tràng
  13. Cơ ngang bụng
  14. Cơ chéo trong
  15. Cơ chéo ngoài
  16. Tháp thận
  17. Đài thận
  18. Xoang thận
  19. Niệu quản phải
  20. Cơ thắt lưng lớn
  21. Đốt sống thắt lưng
  22. Lỗ đốt sống
  23. Cơ gai
  24. Cơ ngực dài
  25. ĐTM tinh hoàn trái
  26. Cơ chậu sườn (thắt lưng)
  27. Cơ vuông thắt lưng
  28. Thận trái
  29. Mạc ngực-thắt lưng

  1. Cơ chéo ngoài
  2. Cơ ngang bụng
  3. Kết tràng lên
  4. Cơ thẳng bụng
  5. Kết tràng ngang
  6. ĐTM kết tràng phải
  7. Đường trắng
  8. ĐTM mạc treo tràng trên
  9. ĐM chủ bụng
  10. ĐTM hỗng tràng
  11. Hỗng tràng
  12. Kết tràng xuống
  13. Cơ chéo trong
  14. Thận phải
  15. Cơ chậu sườn (thắt lưng)
  16. Niệu quản
  17. ĐM tinh hoàn phải
  18. Cơ gai
  19. Lỗ đốt sống
  20. Đốt sống thắt lưng
  21. ĐTM tinh hoàn trái
  22. Cơ ngực dài
  23. Cơ thắt lưng lớn
  24. Cơ vuông thắt lưng
  25. Mạc ngực-thắt lưng

  1. Cơ chéo trong
  2. Kết tràng lên
  3. Cơ thẳng bụng
  4. Động tĩnh mạch kết tràng phải
  5. Niệu quản
  6. Tĩnh mạch chủ dưới
  7. Động mạch chậu chung phải
  8. Động mạch chậu chung trái
  9. Động tĩnh mạch tinh hoàn
  10. Kết tràng ngang
  11. Cơ thắt lưng lớn
  12. Hỗng tràng
  13. Kết tràng xuống
  14. Cơ ngang bụng
  15. Cơ chéo ngoài
  16. Cơ ngực dài
  17. Thần kinh đùi
  18. Đốt sống thắt lưng
  19. Lỗ đốt sống
  20. Cơ gai
  21. Cơ vuông thắt lưng
  22. Xương chậu

 

 

  1. Cơ chéo ngoài
  2. Cơ ngang bụng
  3. Kết tràng lên
  4. Đoạn cuối hồi tràng
  5. Cơ thẳng bụng
  6. Động tĩnh mạch hồi tràng
  7. Hồi tràng
  8. ĐTM chậu chung phải
  9. ĐTM chậu chung trái
  10. Kết tràng ngang
  11. ĐTM kết tràng giữa
  12. ĐTM tinh hoàn, niệu quản
  13. ĐTM kết tràng trái
  14. Cơ thắt lưng lớn
  15. Kết tràng xuống
  16. Cơ chéo trong
  17. Xương cánh chậu
  18. Cơ chậu
  19. Xương chậu
  20. Cơ ngực dài
  21. Đám rối thắt lưng
  22. Thần kinh thắt lưng V
  23. Lỗ đốt sống
  24. Đốt sống thắt lưng 5
  25. Cơ gai
  26. Mỏm ngang đốt sống thắt lưng
  27. Cơ mông giữa

  1. Cơ chéo ngoài
  2. Cơ ngang bụng
  3. Manh tràng
  4. Niệu quản
  5. Cơ thẳng bụng
  6. Động tĩnh mạch kết tràng phải
  7. Hồi tràng
  8. Kết tràng ngang
  9. Động tĩnh mạch chậu chung trái
  10. ĐTM hồi tràng
  11. ĐTM thượng vị
  12. ĐTM kết tràng trái
  13. Kết tràng xuống
  14. Cơ chậu
  15. Cơ chéo trong
  16. Xương cánh chậu
  17. Tĩnh mạch thắt lưng lên
  18. Đốt sống thắt lưng 5
  19. Cơ gai
  20. Lỗ đốt sống
  21. Đám rối thắt lưng
  22. Cơ mông lớn
  23. Cơ mông giữa

 

  1. Cơ chéo trong
  2. Cơ ngang bụng
  3. TM chậu chung phải
  4. Niệu quản
  5. ĐTM hồi tràng
  6. ĐTM thượng vị trên
  7. ĐM chậu chung phải
  8. Hồi tràng
  9. Cơ thẳng bụng
  10. ĐMchậu trong trái
  11. ĐM chậu ngoài trái
  12. Cơ thắt lưng lớn
  13. Kết tràng xuống
  14. Động tĩnh mạch kết tràng trái
  15. Cơ chậu
  16. Xương chậu
  17. Cơ mông giữa
  18. Cơ mông bé
  19. Đám rối cùng
  20. Thần kinh cùng trước
  21. Cơ gai
  22. Xương cùng
  23. Lỗ đốt sống
  24. Lỗ cùng I
  25. Thần kinh cùng sau I
  26. Động mạch mông dưới
  27. Cơ mông lớn

  1. Cơ mông bé
  2. Cơ thắt lưng chậu
  3. Hỗng tràng
  4. ĐTM chậu ngoài phải
  5. Trực tràng
  6. Kết tràng xích-ma
  7. Cơ thẳng bụng
  8. ĐTM thượng vị
  9. Niệu quản
  10. Cơ ngang bụng
  11. Cơ chéo trong
  12. Xương cánh chậu
  13. Cơ mông giữa
  14. Cơ mông lớn
  15. ĐTM chậu trong phải
  16. Xương cùng
  17. Thần kinh cùng II
  18. Lỗ cùng
  19. ĐM trực tràng trên
  20. Thần kinh cùng III
  21. Lỗ cùng III
  22. Lỗ cùng II
  23. ĐM chậu trong trái
  24. Khớp cùng chậu
  25. Tĩnh mạch chậu chung
  26. Động mạch chậu ngoài trái

  1. Cơ mông giữa
  2. Cơ mông bé
  3. Xương chậu (thân)
  4. Hồi tràng
  5. ĐTM chậu ngoài phải
  6. Bàng quang
  7. Cơ thẳng bụng
  8. Kết tràng xích-ma
  9. ĐTM thượng vị trên
  10. Thần kinh đùi
  11. Cơ thắt lưng chậu
  12. Cơ may
  13. Cơ mông lớn
  14. Đám rối cùng
  15. Cơ hình lê
  16. Túi tinh
  17. ĐM trực tràng trên
  18. Lỗ cùng
  19. Trực tràng
  20. ĐTM chậu trong trái
  21. Niệu quản

 

  1. Cơ may
  2. Cơ thắt lưng chậu
  3. ĐTM chậu ngoài phải
  4. Bàng quang
  5. Cơ thẳng bụng
  6. ĐTM thượng vị trên
  7. Niệu quản
  8. Xương chậu (thân)
  9. Cơ mông bé
  10. Cơ căng mạc đùi
  11. Cơ mông giữa
  12. Cơ mông lớn
  13. Cơ bịt trong
  14. Túi tinh
  15. Trực tràng
  16. Khe cùng
  17. Xương cùng
  18. Cơ hình lê

 

  1. Cơ mông giữa
  2. Cơ căng mạc đùi
  3. Cơ thẳng đùi
  4. ĐTM thượng vị trên
  5. Động mạch bịt
  6. Bàng quang
  7. Cơ thẳng bụng
  8. ĐTM chậu ngoài trái
  9. Thần kinh đùi
  10. Cơ thắt lưng chậu
  11. Cơ may
  12. Cơ mông bé
  13. Cơ hình lê
  14. Bóng ống dẫn tinh
  15. Trực tràng
  16. Túi tinh
  17. ĐTM mông dưới trái
  18. Cơ bịt trong
  19. Niệu quản
  20. Xương chậu (thân)
  21. Cơ mông lớn

  1. Cơ căng mạc đùi
  2. Cơ thẳng đùi
  3. Cơ thắt lưng chậu
  4. ĐTM chậu ngoài phải
  5. Thừng tinh
  6. Niệu đạo
  7. Dây chằng treo dương vật
  8. Cơ thẳng bụng
  9. Xương mu
  10. Động mạch bịt
  11. Cơ bịt ngoài
  12. ĐTM thượng vị trên
  13. Thần kinh đùi
  14. Cơ may
  15. Cơ mông bé
  16. Mạc đùi
  17. Cơ mông lớn
  18. Hố ngồi-trực tràng
  19. Tuyến tiền liệt
  20. Bóng trực tràng
  21. Xương cụt
  22. Cơ nâng hậu môn
  23. Cơ bịt trong
  24. Ụ ngồi
  25. Đầu xương đùi
  26. Thần kinh tọa
  27. Mấu chuyển lớn

  1. Mạc đùi
  2. Cơ căng mạc đùi
  3. Cơ may
  4. Tĩnh mạch hiển lớn
  5. Xương mu
  6. Thừng tinh
  7. Gốc dương vật
  8. Dây chằng treo dương vật
  9. Khớp mu
  10. Cơ lược
  11. ĐTM thượng vị trên
  12. Động tĩnh mạch đùi
  13. Thần kinh đùi
  14. Cơ thắt lưng chậu
  15. Cơ thẳng đùi
  16. Cơ mông bé
  17. ĐTM mũ đùi ngoài
  18. Xương đùi (phần gian mấu chuyển)
  19. Cơ mông lớn
  20. Ụ ngồi
  21. Niệu đạo
  22. Cơ nâng hậu môn
  23. Trực tràng
  24. Hố ngồi-trực tràng
  25. Tuyến tiền liệt
  26. Động mạch thẹn trong
  27. Cơ bịt trong
  28. Cơ bịt ngoài
  29. Cơ vuông đùi
  30. Thần kinh tọa

Tài liệu tham khảo:

1. Hà Hoàng Kiệm. Thận học lâm sàng. chẩn đoán X-quang hệ thống thận-tiết niệu. Chụp cắt lớp vi tính. NXB YH 2010. trang 269-275.

2. Moeller TB, Reif E, “Pocket Atlas of Sectional Anatomy Computed Tomography and Magnetic Resonance Imaging”, Volume II, 3rd edition.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI