Cách đọc phim CTscan lồng ngực

Cập nhật: 02/10/2020 Lượt xem: 36568

Cách đọc phim CTscan lồng ngực

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm. BV103, HVQY.

1. Hình ảnh giải phẫu CTscan lồng ngực

1.1. Kỹ thuật chụp

- Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay giơ cao dọc 2 bên đầu.

- Khảo sát CTscan ngực không cản quang.

- Khảo sát CTscan ngực có cản quang: áp dụng trong các trường hợp u, viêm, bệnh lý mạch máu… Chất tương phản được sử dụng là dẫn xuất Iode, tiêm tĩnh mạch.

- Khảo sát thực quản hay các cấu trúc liên quan thực quản: dùng thuốc cản quang qua đường uống (barium hay iode pha loãng).

- Kỹ thuật CTscan độ phân giải cao (HRCT: High resolution CT) lát cắt mỏng 1-1,5 mm. Đánh giá tốt các bệnh lý phế quản - phổi đặc biệt bệnh lý mô kẽ, dãn phế quản.

- Đặt cửa sổ ghi hình, có ba loại:

      + Cửa sổ mô mềm hay trung thất.

      + Cửa sổ phổi.

      + Cửa sổ xương.

- Tái tạo hình ảnh có các loại:

      + MPR (Multiplanar reformation): tái tạo nhiều mặt cắt;  

      + MIP (Maximum Intensity Projection): tái tạo cường độ tối đa theo hướng chiếu;  

      + SS - VRT (Shaded surface display volume rendering): kỹ thuật hiển thị thể tích;

      + SSD (A shaded surface display): tạo bóng bề mặt vật thể;

       + Nội soi ảo phế quản;

       + Dựng hình tim- mạch vành…

Hình 1. Cửa sổ trung thất Không cản quang (hình trái) và có cản quang (hình phải): phình động mạch chủ ngực. Hình trái: (1) Động mạch chủ ngực; (2) Phình động mạch.

   

Hình 2. Hình trái: CTscan cửa sổ phổi với kỹ thuật phân giải cao HRCT, độ dày lát cắt 2mm. Hình phảiMPR (tái tạo nhiều mặt cắt).

 

Hình 3. MIP (tái tạo cường độ tối đa theo hướng chiếu).

Hình 4. Cấu trúc vùng rốn phổi và trung thất.

Bảng 1. . Trị số đậm độ ảnh của các cấu trúc theo đơn vị Hounsfield.

 

       

Hình 5. Hình trái: Cửa sổ trung thất: độ rộng cửa sổ (W): 350-500 HU, trung tâm cửa sổ (C): 30-50 HU. Hình phải: Cửa sổ phổi: độ rộng cửa sổ 1000-1500 HU, trung tâm cửa sổ: 600-700 HU.

Hình 6. Cửa sổ xương: độ rộng cửa sổ 1000-1500 HU, trung tâm cửa sổ: 30 HU.

1.2. Giải phẫu CTscan ngực

- Các lát cắt cửa số trung thất:

+ 1. Khớp ức đòn;  

+ 2. Tĩnh mạch thân cánh tay đầu (T)

+ 3. Cung động mạch chủ;

+ 4. Cửa sổ phế chủ;

+ 5. Động mạch phổi (T);

+ 6. Thân và động mạch phổi (P);  

+ 7. Nhĩ (T);

+ 8. Các buồng tim;  

+ 9. Khoang sau chân hoành.

Hình 7. Lát cắt ngang mức khớp ức đòn: Có 5 mạch máu gồm 3 động mạch phía sau: động mạch dưới đòn (s); động mạch cảnh (c); động mạch thân cánh tay đầu (b); và 2 tĩnh mạch phía trước thân cánh tay đầu phải trái (bv hình trái và v hình phải). T: khí quản, e: thực quản; cl: xương đòn; m: xương ức.

Hình 8. A: tĩnh mạch cổ trong bên phải; B: Động mạch cảnh phải; C: khí quản; D: Xương ức; E: Khớp cùng đòn; F: Xương đòn; G: Tĩnh mạch cổ trong bên trái; H: Động mạch dưới đòn trái; I: Động mạch cảnh trái; Đốt sống lưng 2-3; K: Động mạch dưới đòn phải; L: Gai xương bả vai, M Đầu ngoài xương bả vai.

Hình 9. Lát cắt ngang mức tĩnh mạch thân cánh tay đầu trái: Ibv: Tĩnh mạch cánh tay đầu trái chạy ngangtrước, qua phải hợp với nhánh phải (R) tạo thành tĩnh mạch chủ trên. T: thực quản, b: thân ộng mạch cánh tay đầu phải; c: động mạch cảnh trái; s: động mạch dưới đòn trái.

Hình 10. A: Xương ức; B: Động mạch cảnh phải; C: Động mạch cảnh trái; D: Động mạch dưới đòn trái; E: Thực quản; F: Đốt sống lưng thứ 3; G: Khí quản; H: Xương bả; I: Động mạch dưới đòn phải; J: Tĩnh mạch cánh tay đầu (Brachiocephalic) bên phải.

 

Hình 11. Hình trái: Lát cắt ngang mức cung động mạch chủ (ARCH). ARCH: cung ĐM chủ; S: tĩnh mạch chủ trên; T: Khí quản; e: thực quản. Hình phải: Lát cắt ngang mức cửa sổ phế chủ. Cửa sổ phế chủ là vị trí giữa cung động mạch chủ và động mạch phổi trái. Có vài hạch nhỏ ở vùng này (mũi tên). Tĩnh mạch Azygos chạy phía sau ra trước cạnh phải khí quản vào tĩnh mạch chủ trên. AA: động mạch chủ lên, DA: động mạch chủ xuống, S: động mạch dưới đòn.

Hình 12. A: Tĩnh mạch cánh tay đầu (Brachiocephalic) bên phải; B: thân động mạch cánh tay đầu  phải (Brachiocephalic); C: Xương ức; D: Tĩnh mạch cánh tay đầu (Brachiocephalic) bên trái; E: Động mạch cảnh trái; F: Động mạch dưới đòn trái; G: Thực quản; H: đốt sống lưng T3-4; I: Khí quản.

Hình 13. Cửa sổ phế chủ. ARCH: cung động mạch chủ, S: động mạch dưới đòn phải, T: khí quản, e: thực quản, AA: động mạch chủ lên, DA: động mạch chủ xuống, PA: thân động mạch phổi, LPA: động mạch phổi trái.

Hình 14. A: Tĩnh mạch chủ trên; B: phần trên xương ức; C: Quai động mạch chủ; D: Đốt lưng T4; E: Thực quản; F: Khí quản.

  

Hình 15. Hình Trái: Lát cắt ngang mức động mạch phổi trái. LPA: động mạch phổi trái tạo thành bờ trái trung thất. AA: động mạch chủ lên; PA: thân động mạch phổi. AA: động mạch chủ lên; S: động mạch dưới đòn; DA: động mạch chủ xuống. Hình Phải: Lát cắt ngang mức động mạch phổi phải và thân động mạch phổi (MPA) chạy sang phải phía sau động mạch chủ lên (AA).  RPA: động mạch phổi phải. DA: động mạch chủ xuống. Mũi tên chỉ các hạch.

Hình 16.  A: Tĩnh mạch chủ trên; B: Động mạch chủ lên; C: Phần thấp của xương ức; D: Cửa sổ chủ phổi; E: Thực quản; F: Động mạch chủ xuống; G: Đốt sống lưng T4-5; H: Khí quản.

       

Hình 17. Hình Trái: Lát cắt ngang mức nhĩ trái. MPA: thân động mạch phổi; RA: nhĩ phải; LA: nhĩ trái; AA: động mạch chủ lên. Hình Phải: Lát cắt ngang mức 4 buồng tim. Thấy các buồng tim. Màng ngoài tim tạo đường mờ giữa hai lớp mỡ (mũi tên M).

Hình 18.  A: Tĩnh mạch chủ trên; B: Động mạch chủ lên; C: Xương ức phần cuối; D: Thân động mạch phổi; E: Động mạch phổi trái; F: Phế quản gốc trái; G: Động mạch chủ xuống; H: Xương đốt sống T5-6;  I: Tĩnh mạch Azygos; J: Thực quản; K: Carina; L: Phế quản gốc phải; M: Động mạch phổi phải.

Hình 19. A: Tĩnh mạch chủ trên; B: Động mạch chủ lên; C: Thân động mạch phổi; D: Tĩnh mạch phổi trái; E: Động mạch phổi trái; F: Động mạch chủ xuống; G: Xương đốt sống T6-7; H: Tĩnh mạch Azygos; I: Thực quản; J: Động mạch phổi phải.

Hình 20. A: Nhĩ phải; B: Gốc động mạch chủ; C: Thân động mạch phổi; D: Thất trái; E: Tĩnh mạch phổi trái; F: Động mạch chủ xuống; G: Xương đốt sống T7-8; H: Tĩnh mạch Azygos; I: Thực quản; J: Góc dưới xương bả vai; K: Nhĩ trái.

Hình 21. A: Tĩnh mạch chủ trên; B: Nhĩ phải; C: Thất phải; D: Mũi xương ức; E: Vách liên thất; F: Thất trái; G: Nhĩ trái; H: Động mạch chủ xuống; I: Xư[ng đốt sống T8-9; J: Thực quản.

Hình 22. A: Tĩnh mạch chủ trên; B: Nhĩ phải; C: Van 3 lá; D: Màng ngoài tim; E: Thất phải; F: Vách liên thất; G: Thất trái; H: Nhĩ trái; I: Động mạch chủ xuống; J: Xương đốt sống T9-10; K: Thực quản; L: Đỉnh cơ hoành phải.

  

Hình 23. Hình trái: Lát cắt ngang mức khoang sau chân hoành. Các đầu mũi tên là chân cơ hoành bám vào thành bụng sau. E: thực quản; DA: động mạch chủ xuống. Hình Phải: Cây phế quản và các lát cắt cơ bản giúp khảo sát phổi.

         

Hình 24. Hình trái: Lát cắt ngang mức cung động mạch chủ. Hình Phải: Lát cắt ngang mức Carina.

           

Hình 25. Hình trái: Lát cắt ngang mức động mạch phổi trái. Hình phải: Lát cắt ngang mức động mạch phổi phải.

       

Hình 26. Hình trái: Lát cắt ngang mức nhĩ trái. Hình phải: Lát cắt ngang mức các phế quản phân thùy đáy.

 

2. Một số bệnh lý phổi

                

Hình 27. Hình trái: Viêm phổi đông đặc. Hình Phải: Phế quản phế viêm do tụ cầu.

 

Hình 28. Hình trái: Viêm phổi do virus. Hình phải: Abcès phổi (Ab)

Hình 29. Mủ màng phổi (hình trái), Abcès phổi (Ab) (hình phải).

 

Hình 30. Hình trái: Hình abcès phổi (2). Hình phải: U phổi hoại tử ở trung tâm tạo thành hang.

Hình 31. Các dạng tổn thương mô kẽ phổi.

          

Hình 32. Hình trái: Dày vách liên tiểu thùy (mũi tên ngắn), trơn láng cộng với dạng kính mờ (mũi tên dài)  ở bệnh nhân suy tim xung huyết. Hình giữa và phải: Hình ảnh xơ phổi vô căn.

 

Hình 33. Hình trái: Khí cạm (Air trapping). Khí cạm bất thường toàn thể hay một phần phổi thì thở ra do tắc đường dẫn khí hay bất thường về độ giãn nở phế nang (mũi tên). Hình phải: Bóng khí (Bullae). Một vùng khí phế thũng bờ rõ, đường kính vài centimet, vách dưới 1mm, bóng khí dưới màng phổi là do khí phế thũng dưới màng phổi tụ lại.

             

Hình 34. Hình trái: Bệnh Sarcoidosis, hình tổ ong (honeycomb), nang (cystic), xơ hóa (fibrosis). Hình giữa và phải: Đóng vôi trong hamartoma.

   

Hình 35. Hình trái: Đóng vôi trong bệnh u hạt lành tính (Granuloma). Hình giữa: Ung thư phổi ngoại biên, khối u bờ không đều hình tua gai, co kéo màng phổi. Hình phải: Mạch máu đến U (Rigler’s Umbilical sign).

 

Hình 36. Hình trái: Ung thư phổi, bờ không đều hình tua gai (đầu mũi tên), co kéo màng phổi và liên quan đến phế quản (mũi tên). Hình phải: Khối U có đậm độ không đồng nhất do hoại tử (ung thư tế bào lớn kém biệt hóa).

 

Hình 37. Ung thư phổi xâm lấm trung thất, tĩnh mạch chủ trên (đầu mũi tên đen dài), động mạch phổi phải (đầu các mũi tên ngắn), thực quản bị chèn ép hẹp lại (mũi tên đen).

  

Hình 38. Ung thư gan di căn phổi ở một bệnh nhân nam 41 tuổi (hình thả bóng bay).

          

Hình 39. Hình trái: Hình ảnh xẹp các thùy phổi phải. Hình phải: Hình ảnh xẹp các thùy phổi trái.

Hình 40. Xẹp thùy trên phổi trái.

 

Hình 41. Hình trái: Xẹp thùy dưới phổi trái. Hình phải: Xẹp thùy trên phổi phải.

Hình 42. Xẹp thùy giữa phổi phải.

       

Hình 43. Hình trái: Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy. Hình phải: Khí phế thũng toàn tiểu thùy.

            

Hình 44. Hình trái: Giãn phế quản dạng hình ống với dấu hiệu “đường ray” (tram line’ sign). Hình Phải: Giãn phế quản dạng hình ống (cylindrical bronchoestasis).

     

Hình 45. Hình trái: Tắc động mạch phổi cũ (mũi tên). Hình phải: Tắc động mạch phổi kèm nhồi máu phổi.

 

3. Một số bệnh lý trung thất

      

Hình 46. Hình trái: Viêm trung thất (mediastinitis): mất mỡ trung thất, có đậm độ khí (a), tăng viền sáng (mũi tên trắng). Hình phải: U tuyến ức (thymoma) đường kính 2cm, không xâm lấn, bệnh nhân bị nhược cơ.

      

Hình 47. Hình trái: Phình động mạch chủ ngực có huyết khối. Hình phải: Bóc tách động mạch chủ týp A (mũi tên).

     

Hình 48. Hình trái: Khối U trung thất giữa gây hẹp thực quản bên dưới và giãn thực quản ở lát cắt qua Carina khí quản ở phim không tiêm thuốc cản quang. Hình phải:. Khối u trung thất của cùng bệnh nhân trên cũng ở lát cắt qua Carina khí quản nhưng có tiêm thuốc cản quang.

 

4. Một số bệnh lý màng phổi

 

Hình 49. Hình trái: Tràn dịch màng phổi trái tự do (E). Hình phải: Mủ màng phổi phải khu trú (E).

 

Hình 50. Tràn khí màng phổi phải (P).

 

5. Một số bệnh lý thành ngực

      

Hình 51. Hình trái: Viêm xương tủy xương (mũi tên). Hình phải: Bệnh Kahler. Xương sườn bị phá hủy (mũi tên).

Hình 52. U mỡ (m).

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI