CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ CHỨC NĂNG ĐÔNG MÁU
Trích trong “Thực hành cấp cứu và điều trị bệnh nội khoa” Hà Hoàng Kiệm. NXB YH 2013. Tr 282 – 286.
1. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU TOÀN BỘ
Bảng 1. Giá trị bình thường của các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu
STT |
Xét nghiệm |
Giá trị bình thường |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 |
Thời gian máu đông, máu chảy Thời gian co cục máu Số lượng tiểu cầu Thời gian Howell Tỉ lệ prothrombin (thời gian Quick) Thời gian thrombin Thời gian PTT (cephalin - kaulin) Nghiệm pháp rượu Nồng độ fibrinogen ATIII (anti thrombin III) INR (international normal ratio) |
7 phút, 3 phút 2 giờ - 2 giờ 30 phút 200 - 400 ´ 109/lít 1 phút 30 giây - 2 phút 70% - 100% (12 giây) 15 giây 35 giây - 45 giây Âm tính 100 mg/dl 70% - 100% 1,2-1,8 |
2. Ý NGHĨA CỦA CÁC XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
2.1. Thời gian máu đông
Đánh giá toàn bộ các yếu tố đông máu, nếu thời gian máu đông tăng phải kiểm tra toàn bộ các yếu tố đông máu.
2.2. Thời gian máu chảy
Đánh giá tình trạng thành mạch và chức năng tiểu cầu.
2.3. Thời gian co cục máu
Đánh giá chức năng tiểu cầu (số lượng, chất lượng).
2.4. Thời gian Howell
Là thời gian phục hồi calci, giá trị tương tự như thời gian máu đông nhưng ưu điểm hơn là loại được thromboplastin ngoại sinh do tổn thương thành mạch khi làm xét nghiệm máu đông sinh ra, loại được yếu tố tiếp xúc lam kính, nhiệt độ của môi trường.
2.5. Tỉ lệ prothrombin
Đánh giá các yếu tố II, V, VII, X do gan sản xuất cần có vitamin K (nếu tỉ lệ prothrombin < 70% và thời gian Howell kéo dài là có tổn thương chức năng gan).
2.6. Thời gian thrombin
Đánh giá bước chuyển thrombin thành fibrinogen rồi thành fibrin. Thời gian thrombin kéo dài khi số lượng fibrinogen giảm, chất lượng fibrinogen kém.
2.7. Thời gian PTT (partial thromboplastin time with kaulin)
Kaulin là chất kích hoạt các yếu tố đông máu thay cho tổn thương thành mạch. Xét nghiệm có giá trị thăm dò toàn bộ các yếu tố đông máu.
2.8. Nghiệm pháp rượu
Phát hiện các phức hợp hoà tan hình thành do sự kết hợp các fibrinmonomer và fibrinogen hay các chất phân giải trong hội chứng DIC.
2.9. ATIII (anti thrombin III)
Trong cơ thể luôn tồn tại một lượng ATIII cân bằng với lượng thrombin. Nếu ATIII giảm thì prothrombin và thrombin tăng sẽ chuyển fibrinogen thành fibrin gây tăng đông.
2.10. INR (international normal ratio): chỉ số bình thường về đông máu quốc tế
Chỉ số INR được tính như sau: lấy nồng độ prothrombin trong máu của bệnh nhân chia cho nồng độ prothrombin mẫu, kết quả được bao nhiêu đem tra bảng ISI, giá trị tra được từ bảng ISI là INR. ISI (international sensitivity index) là bảng chỉ số nhậy cảm quốc tế sử dụng riêng cho tính INR. Giá trị bình thường của INR là 1,2-1,8. Khi sử dụng thuốc chống đông, để có hiệu quả cần duy trì INR khoảng 2-4.
2.11. Tiêu chẩn đoán hội chứng DIC (disseminated intravascular co-agulation)
Chẩn đoán hội chứng DIC (hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch) căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng tiểu cầu < 90 ´ 109/lít.
+ Nồng độ fibrinogen < 1 g/lít.
+ Nghiệm pháp rượu dương tính
+ ATIII < 70%.