Cấp cứu cơn hen ác tính

Cập nhật: 21/02/2020 Lượt xem: 1962

Cấp cứu cơn hen ác tính

Trich từ cuốn “Thực hành cấp cứu và điều trị bệnh nội khoa”. PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm. NXB YH 2013. Tr

1. Định nghĩa

Hen ác tính là cơn hen nặng, kéo dài trên 24 giờ, dùng các thuốc cắt cơn thông thường không đỡ, gây suy hô hấp cấp, suy tim cấp.

2. Nguyên tắc sử trí               

+ Lưu thông đường thở

+ Oxy liệu pháp

+ Corticoid

+ Đảm bảo thăng bằng kiềm toan, trợ tim mạch

3. Sử trí

3.1. Cho thở oxy

Cho bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi, cho thở oxy 4 - 6 lít/phút, liên tục. Khi bệnh nhân đỡ khó thở, chuyển sang thở oxy ngắt quãng.

3.2. Cắt cơn

3.2.1.  Nếu có thuốc phun hít, sử dụng như sau

+ Thở khí dung salbutamol (ventolin 5 mg) hoặc terbutalin (bricanyl 10 mg) cùng với atroven (iprotropium bromid 0,5 mg) pha trong huyết thanh mặn 0,9% theo tỉ lệ 1 ml dung dịch khí dung có 1 mg salbutamol hoặc 2 mg terbutalin hoặc 0,1 mg atroven. Lần đầu cho thở khí dung 2 ml, sau đó 4 giờ/lần lại cho thở khí dung 1 - 2 ml.

+ Nếu không có máy khí dung thì phun hít vào họng ventolin, một lần phun hít có 90 - 100 mg ventolin. Terbutalin, một lần phun hít có 0,25 mg. Atroven, một lần phun hít có 18 mg. Dùng xen kẽ các loại thuốc phun hít này. Trong 20 phút đầu, cứ 5 phút phun hít 1 lần, sau đó cách 4 giờ/lần.

+ Nếu có dấu hiệu đe doạ tính mạng, cho thêm atroven 0,5 mg làm khí dung cùng với salbutamol hoặc terbutalin.

3.2.2. Nếu không có thuốc phun hít, sử dụng phác đồ như sau

+ Depesolon ống 30 mg hoặc solumedrol lọ 40 mg Hoặc methyl prednisolon lọ 40 mg, pha 1 ống hoặc 1 lọ với 30 ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm.

+ Depesolon ống 30 mg ´ 1 ống, synthophylin ống 0,24 ´ 2 ống, cả hai loại pha với 300 ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút. Hoặc truyền tĩnh mạch hemisuccinat hydrocortisol 200 mg mỗi 6 giờ một lần. Có thể dùng 800 - 1000 mg/24 giờ. Nếu dùng solumedrol (methyl prednisolon) liều 4 mg/kg/24 giờ truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.

+ Sau đó truyền xen kẽ giữa depersolon với synthophylin cho đến khi cắt cơn.

+ Lợi tiểu (nếu có suy tim phải): furosemid ống 20 mg tiêm tĩnh mạch 1 ống, hoặc fonurid (diamox) viên 0,25 uống 2 - 3 viên/24 giờ.

Chú ý: Không được dùng các thuốc an thần

3.3. Bổ xung nước và điện giải

+ Lượng dịch truyền bảo đảm 1,5 - 2 lít/24 giờ, xen kẽ glucose 5%, natri bicarbonat 1,25% (nếu có nhiễm toan).

+ Nước qua đường ăn uống 1,5 lít/24 giờ

+ Panalgin 10 ml tiêm tĩnh mạch 1 ống/lần, 1 - 2 lần/ngày hoặc pha huyết thanh truyền tĩnh mạch cùng depesolon.

3.4. Long đờm

Kali clorua 10% uống 10ml/ lần, 2 lần/ngày hoặc natri benzoat 30 ml uống 2 lần/ngày.

3.5. Trợ tim, sinh tố

3.6. Kháng sinh: erythromycin, zinnat...

4. Các xét nghiệm cần làm ngay

Ghi điện tim, xét nghiệm công thức máu, nồng độ điện giải máu, chụp X - quang tim phổi tại giường, đo khí máu động mạch: PaO2, SaO2, PaCO2, pH, H2CO3.

5. Theo dõi

 Nhịp thở, mạch, ý thức 1 giờ/lần sau đó 3 giờ/lần. Nếu tím tái, hôn mê phải đặt nội khí quản và cho thở máy.

6. Điều trị  tiếp tục

          Nếu bệnh nhân có tiến bộ, tiếp tục cho thở oxy 40 - 60%, prednisolon 30 - 60 mg/ngày hoặc hydrocortisol 200 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Tiếp tục cho thở khí dung loại kích thích b2 mỗi 4 giờ.

          Nếu sau 30 phút không có tiến bộ, tiếp tục cho thở khí dung và dùng steroid.

+ Cho thở khí dung thuốc kích thích b2, cứ 15 - 30 phút/lần đồng thời cho thêm ipratropium 0,5 mg mỗi 6 giờ/lần cho đến khi tiến triển tốt hơn. Nếu chưa tốt lên cho:

+ Truyền tĩnh mạch aminophylin từ 750 mg/24 giờ đến 1500 mg/24 giờ.

+ Truyền tĩnh mạch xen kẽ salbutamol hoặc terbutalin (pha 5 ống salbutamol 2,5 mg vào 250 ml dung dịch glucose 5%, truyền 30 - 40 giọt/phút, tức là 15 - 20 mg/phút).

+ Đặt nội khí quản và thông khí cơ học khi:

- Bệnh nhân bị kiệt sức, thở yếu, ngừng thở

- Rối loạn ý thức, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê

- Không đáp ứng khi điều trị như trên

- Có thể rửa phế quản bằng natri clorid 0,9%, để giải phóng cục đờm đặc  gây bít tắc phế quản (kỹ thuật phải được thực hiện tại khoa hồi sức cấp cứu).

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI