Tìm hiểu về Chú Đại Bi

Cập nhật: 21/10/2017 Lượt xem: 14707

Tìm hiểu về Chú Đại Bi

Thần Chú Đại Bi được các phật tử tụng hằng ngày, hằng thời kinh, hằng năm, hằng tháng, hằng pháp hội v.v… Tụng cả khi niệm phật, cả trong đám tang…  nhưng hầu như không nghe nói ai giảng cũng như nói về ý nghĩa của Chú này cả. Và khi hỏi về ý nghĩa của Chú đại bi thì hầu như ai cũng ngơ ngác và lắc đầu. Vì vậy chúng tôi dẫn các bài dịch tiếng Việt của Thần Chú này để mọi người tìm hiểu.

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Bài chú này được được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, Bồ tát, các Thần và Vương. Thần chú này được Gọi tắt là Chú Đai Bi và thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

Trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch với Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, con có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sinh được an vui, được trừ tất cả bệnh tật, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu, cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa” rồi sau đó ngài đọc Chú Đại Bi.

“Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đọa sợ dựng lông tóc, tất cả chúng hội đều được quả chứng”.

Bài dịch Chú Đại Bi của dịch giả Huỳnh Bá Hinh:

Câu 1: Nam Mô Hắc Ra Đát Na Ra Dạ Da

     (Thành kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo)

Nam Mô A Rị Da Bà Lo Yết Đế Thước Bát Ra Da

      (Thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại - Đức Quán Thế Âm)

Câu 2: Bồ Đề tát đỏa bà da ma ha tát đóa bà da ma ha ca lô ni ca da

       (Bậc Bồ Tát giác ngộ hữu tình - bậc đại sĩ- bậc đại bi tâm)

Câu 3: Án tát bản ra phạt duệ số đát na đát tá

      (Tán thán việc quy y nhất thiết thánh chúng và chánh pháp tùy thuộc)

Câu 4: Nam Mô tất kiệt tật đóa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đá bà Nam Mô na ra cần tri hê rị

       (Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng quán Tự Tại Quán Âm Đại từ Bi Tâm Địa tiếp đến thành kính đảnh lễ các bậc đại chí thánh, bậc hiền thiện tôn giả).

Câu 5: ma-ha bàn đa sa mê

        (Phóng ra ánh sáng đại quang minh)

Câu 6: Tát bà tát ba a tha đậu du bằng a thệ dựng Tát bá tát da na ma bà tát đa

         (Khiến cho hết thảy chúng sinh nhất thiết được vô ưu tý bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh)

Câu 7: Na ma bà tát da Nam ma bà dà Ma phạt đạt đậu

           (Từ đó, hướng tâm đảnh lễ quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng từ mà trời và người đều hằng mong thân cận).

Câu 8: Dát diệt tha Án A bà lo hê Lo ca đế

      (Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại)

Câu 9 & 10: Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra

       (Từ người phát đại bi tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn)

Câu 11 & 12: Ma hê ma hê ra đà dựng

      (Phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp)

Câu 13 &14: Cu lô cu lô yết mông Đô lô đồ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà la đà ra Địa rị ni Thất Phật ra da

        (Mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thẳng lên được, phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mảnh tự tại)

Câu 15: Giá ra giá ra Ma mạ phạt ma ra Mục đế lệ

      (Lâu dần cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm)

Câu 16 & 17: Y hê di dê Thất na thất na Ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da

       (Nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp hởi vị Pháp vương tử chủ của hòa bình).

Câu 18 & 19: Hồ lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê ly

       (Tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm- thanh tẩy thân tâm)

Câu 20 & 21: Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ Bồ đà đa bồ dà dạ

      (Với tâm đại từ đại bi khi người đã thành tựu trong việc giải thoát tương ứng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh)

Câu 28 & 29 & 30: Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra răng a mục khê da Ta bà ha Ta bà ma ha a tất dà dạ Ta bà ha

         (Thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu ai có thể sinh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc)

Câu 31 & 32: Giá kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Na đà ma kiết tất đà dạ Ta bà ha

        (Thành tựu không ai sánh trong chuyển pháp luân, thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp)

Câu 33 & 34: Na ra cần trì bàn đá ra dạ Ta bà ha Ma bà rị thắng yết ra dạ Ta bà ha

        (Thành tựu trong việc trở thành Đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tín nhiệm cho mọi người)

Câu 35: Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị da Bà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha

        (Thành kính đảnh lễ ngôi tam Bảo, thành kính đảnh lễ đức Quán Tự tại, Đức Quán thế Âm)

Câu 36: Án Tất diện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha

         (Tuyên chú: hiệp nhất các thành tựu viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chân ngôn này)

Bản dịch tiếng Việt của trọn bài chú như sau:

 “Thành kính đảnh lễ Ngôi Tam Bảo. Thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại Quán Thế Âm, Bậc Bồ Tát giác ngộ hữu tình, bậc Đại Sĩ, bậc Đại Bi Tâm. Tán thán việc quy y nhất thiết Thánh Chúng và chánh pháp tùy thuộc. Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng Quán Tự Tại Quán Âm Đại Bồ Tát Đại Từ Bi, tiếp đến thành kính đảnh lễ các bậc Đại Chí Thánh, bậc Thiện Hiền tôn giả. Phóng ra ánh sáng đại quang minh khiến cho hết thảy chúng sinh nhất thiết được vô ưu tý bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh. Từ đó hướng tâm đảnh lễ quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng tử mà trời, người đều rất mong thân cận.

Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại. Từ người phát Đại Bi Tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn phát Đại Tự Tại Tâm, hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thẳng lên được, phải ráng sức duy trì có được tâm kiên cố dũng mãnh tự tại, lâu dần cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm. Nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp bởi vị pháp vương tự chủ của hòa bình. Tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm - Thanh tẩy thân, tâm. Với Tâm Đại Từ Đại Bi khi người đã thành tựu trong việc giải thoát tương ưng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh, thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu không ai có thể sánh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc, thành tựu không ai sánh trong chuyển pháp luân, thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp, thành tựu trong việc trở thành Đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tín nhiệm cho mọi người. Thành kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo, thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại, Đức Quán Thế Âm. Tuyên chú: Hiệp nhất các thành tựu viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chơn ngôn này”.

Luận theo nghĩa như sau:

Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời. Kính lễ các bậc Thánh giả, người đã xa lìa tất cả các pháp bất thiện, quán chiếu quán sát một cách rộng khắp và tự tại, đến Bồ – tát Bất Không Quyến Sách đem đại binh đến. Con xin để đầu đảnh lễ các vị đại Bồ – tát, là những người rất dũng mãnh, rất tinh tấn, không bao giờ sợ hãi, và nguyện phát tâm bồ đề trước chư vị Bồ – tát này. Cúi đầu đảnh lễ thần chú Đại bi tâm Đà - la – ni, Phật mẫu, Tự tại Thế tôn.

Thỉnh cầu, ngưỡng nguyện đến lực gia trì của Tam bảo, dùng giáo pháp để răn dạy các loài quỷ thần và dùng thần chú để triệu tập quỷ thần đến mà dạy bảo chúng theo tinh thần chánh pháp, đem tự ngã của chính mình thể nhập trọn vẹn vào cả pháp giới khắp cả mười phương, đem hết toàn tâm, toàn ý để quy y và đảnh lễ Tam bảo, hết lòng đảnh lễ “cái ngã” ấy của Thánh giả. Vô lượng vô biên chư Bồ Tát, hết thảy Thiên Long bát bộ đều phải đảnh lễ cái ngã trong vô ngã của bậc Thánh giả. Cái ngã ấy bao trùm khắp vô lượng vô biên vũ trụ. Vị Bồ – tát có đầy tâm nguyện đại từ bi, tại vị nơi cung điện Từ Bi, bậc hiền giả có lòng Từ Bi bảo hộ, che chở cho mọi loài, đó chính là Tâm Đại Bi, Tâm Cung Kính và Tâm Vô Thượng bồ đề. Hào quang rực rỡ chiếu khắp, bình đẳng tâm, thanh tịnh và trang nghiêm, không có đạo giáo nào có thể so sánh được. Đại thân tâm Bồ – tát, Bồ tát đồng trinh khai sĩ, không gì có thể sánh bằng.

Kính lạy chư Bồ – tát, xin hãy duỗi lòng từ cứu giúp con. Xin các Ngài hãy là thân quyến ở cõi trời của chúng con và là người bạn ở cõi thế gian này của chúng con, để hộ trì cho mọi thiện pháp được thành tựu, khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh, quỷ thần đều phải chắp tay cung kính. Bồ – tát Quán Thế Âm Dùng trí tuệ để quán sát mọi âm thanh quanh thế gian, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và thất vọng. Nương theo lời dạy của Bồ – tát Quán Thế Âm cũng như Quán Thế Âm của tự tâm để thực sự tu trì. Chư vị Bồ – tát là người phát tâm đại bồ - đề rất dũng mãnh và phát tâm tu hạnh Bồ đề, gieo trồng nhân giác ngộ, tu bồ - đề hạnh là vun trồng, tưới tẩm cho hạt giống bồ - đề đã gieo được nảy mầm, rồi mới mong gặt được quả giác ngộ, mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi chúng sinh. làm tăng trưởng phước huệ, làm cho mọi việc đều được tốt lành như ý. Ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui, mùi hương hoa sen xanh toả ra và được mười phương chư Phật tán thán. Làm tất cả mọi việc có công đức lợi lạc cho mọi người, vượt qua biển khổ sinh tử, chân lý vượt lên trên tất cả mọi sự thù thắng nhất trên đời. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Cam lồ thủ nhãn ấn pháp (cành oliu trên tay Bồ tát), Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp (Bình nước Cam lồ trên tay Bồ Tát) và Dương chi thủ nhãn ấn pháp – tất cả ba ấn pháp ấy để rưới nước cam lồ lên toàn thể chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi tam đồ lục đạo, làm cho tất cả quỷ thần, thiên long bát bộ đến hộ trì cho hành giả, có quán chiếu thâm sâu mọi việc  làm. Hàng ma kim cang hộ pháp, tay cầm bánh xe bằng vàng, có thể hoá thân lớn như núi Tu Di.  bảo đảm chắc chắn mọi việc làm phải được thành tựu, giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Nhành cây dương liễu (Dương chi thủ nhãn ấn pháp) để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Mọi việc đều thuận giáo, đều được như ý, phát nguyện rộng lớn. Đại Pháp Vương người thường chuyển cỗ xe đại pháp pháp môn của chư vị Bồ tát khiến Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương, người rất hoan hỷ khi giảng nói. Tâm giác ngộ như một tượng vương (voi to lớn) cao quý, tùy theo tâm nguyện đều được như ý, có thần lực rất mạnh mẽ. Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi bảo hộ che chở cho tất cả mọi loaì chúng sinh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sinh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương, đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn thường nỗ lực bao bọc che chở tất cả chúng sinh. Dùng Kim cang luân để đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”, mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ. Toại tâm viên mãn, thỏa mãn mọi ý nguyện của chúng sinh.

Sau khi tìm hiểu Chú Đại bi chúng tôi rút ra kết luận sau:

Đây là bài chú mà Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Đức Quan thế Âm Bồ Tát) trình với Đức Phật về lời nguyện quy y Đức Phật và các dạng hiện hình của Bồ Tát Quan Thế Âm khi cứu giúp chúng sinh vượt qua chướng ngại, khổ ách để đến bờ giải thoát. Mỗi câu trong bài chú đề cập đến một vị Bồ Tát, Tôn giả hoặc Thánh thần do Đức Quan Âm Bồ Tát hóa thân thành để cứu giúp chúng sinh.

(Khác với Phật Tổ và các môn đệ của ngài là người có thực, Quan thế Âm Bồ Tát là vị Bồ tát Hư Cấu không có thật. Truy nguồn gốc, ngài là nam thần trong đạo Bà-La-Môn. Khi lan truyền đến Trung Hoa, Việt Nam, ngài trở thành người nữ, là vị Bồ Tát có nhiều hoá thân trong niềm tin dân gian thuộc về tín ngưỡng tôn giáo, hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Quan thế âm Bồ Tát là vị Bồ Tát quyền lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Hình dạng thường gặp nhất của Quan Thế Âm là tượng nghìn mắt nghì tay, vì quan niệm Phật giáo Đại thừa tin rằng khi tu đến chính quả thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được, như tay có thể nghe, tai có thể nhìn, mắt có thể ngửi. Quan Thế Âm là vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần. Ở Trung Hoa trước đây Quan Thế Âm là nam, nhưng ngày nay Quan Thế Âm là một người nữ hiện hình dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng thường là người nữ một tay cầm cành dương liễu hay đóa sen, tay kia cầm bình nước Cam Lồ.

 

84 hình ảnh minh họa Quan thế Âm Bồ Tát hóa thân trong Chú Đại Bi

http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(1).jpg
http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(2).jpg
http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(3).jpg
http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(4).jpg

http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(5).jpg

http://nguoiphattu.com/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/hinh2013/chudaibihinhanh/chu%20dai%20bi%20(6).jpg