Bàn luận, so sánh, đối chiếu các tôn giáo

Cập nhật: 26/02/2016 Lượt xem: 26080

  

Bàn luận so sánh, đối chiếu các tôn giáo

Dẫn nhập

Tại sao lại làm cái công việc so sánh, đối chiếu giữa các tôn giáo? Khi tìm hiểu về các tôn giáo, các bài viết đều dùng rất nhiều ngôn ngữ tôn giáo nên người không theo tôn giáo rất khó hiểu, mà tôn giáo lại là các triết lý các học thuyết được thần thánh hóa. Vì vậy, đọc các bài phân tích so sánh đối chiếu giữa các tôn giáo giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về các tôn giáo trên thế giới.

Các tôn giáo đều được hình thành từ thời sơ khai của loài người, từ các thế kỷ trước công nguyên, khi đó khoa học chưa phát triển, các hiện tượng tự nhiên và xã hội được các triết gia lý giải bằng năng lực siêu nhiên của thần thánh.

Trộm nghĩ, cũng có thể người ta (người khai sáng các tôn giáo) đã khôn khéo sử dụng khái niệm thần thánh như là phương pháp hiệu nghiệm nhất khiến mọi người tuân phục và tuân theo. Chẳng hạn khi Moses dẫn người Israen từ Ai Cập về Trung đông phải vượt qua bao nhiêu khó khăn không chỉ do địa lý khí hậu mà còn sự chống đối của những nhóm người không chịu được gian khổ, nên ông đã nghĩ ra việc ông được chúa trời chọn làm thiên sứ để truyền đạt ý chúa trời tới loài người. Ông lên núi Sinai và được thiên chúa (chúa trời) ban cho 10 điều răn và ông chỉ là một thiên sứ có nhiệm vụ truyền đạt những lời răn của chúa trời, nếu ai đi ngược lại í‎ chúa trời thì sẽ chịu sự trừng phạt của chúa trời. Từ đó mọi quyết định của ông được gán cho là ý của chúa trời, ai mà không dám không tuân phục. Có lẽ nhờ đó mà sự nghiệp đưa dân Do thái về miền đất Israen thành công. Trường hợp nhà tiên tri Muhamed của đạo Hồi cũng vậy.

Học thuyết của các nhà tiên tri được các học trò thông thái (môn đồ) về sau nhớ và ghi chép lại dưới dạng văn tự thêm thần thánh hóa một cách bí hiểm và hoàn thiện thành thánh kinh. Chúng ta thấy các bộ thánh kinh đều có chứa đựng ba nội dung cơ bản, đó là: (1) Quan niệm về sự hình thành vũ trụ và loài người (thế giới quan). (2) Các luật lệ quy định các hoạt động của con người dưới dạng các lời dạy của thiên chúa kèm theo các hình phạt dưới dạng tâm linh (nhân sinh quan). (3) Các nghi lễ thần thánh mê hoặc về sự giao lưu giữa con người và thánh thần để tạo ra đức tin.

Các tôn giáo trên thế giới được bắt nguồn từ hai vùng địa lý rồi phát triển ra khắp thế giới. Vùng thứ nhất là Trung đông với các đạo có chung nguồn gốc thờ Abraham (chúa trời) là Do thái giáo, Kito giáo (công giáo, thiên chúa giáo) và đạo Hồi (đạo Islam). Vùng thứ hai là Đông Nam Á, có các đạo Bà La Môn sau thành Ấn Độ giáo, Phật giáo, hai đạo này khởi nguồn từ Ấn Độ. Lão giáo (hay tiên giáo), Nho giáo (hay Khổng giáo), hai đạo này khởi nguồn từ Trung Quốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh các tôn giáo theo phân nhóm trên.

1. Các tôn giáo khởi nguồn từ Trung Đông

 

 

Có ba tôn giáo: Do Thái giáo – Công giáo (thiên cúa giáo) – Hồi giáo (đạo Islam) đều có khởi nguồn từ Abraham. Biểu trưng thường gặp của các tôn giáo Abraham: Ngôi sao David (ở trên cùng) của Do Thái giáo, Thánh giá (ở dưới bên trái) của Cơ Đốc giáo, và từ Allah được viết theo tiếng Ả Rập (ở dưới bên phải) của Hồi giáo (hình trái). Ngôi sao David, Thập tự giá, và Trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao (hình phải)

Các tôn giáo Abrahamic (hay các tôn giáo Semit) là các tôn giáo độc thần (monotheistic) tới từ Tây Á cổ xưa, nhấn mạnh và có nguồn gốc chung từ Abraham, hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông, là người được miêu tả trong Kinh Torah (của Do Thái giáo), Kinh Thánh (của Cơ Đốc giáo) và Kinh Qur'an (của Hồi giáo). Trong so sánh tôn giáo, đây là một trong các nhóm tôn giáo chính cùng với các tôn giáo Ấn Độ và các tôn giáo Đông Á. Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samaria giáo, Bábí giáo, Bahá'í giáo, Druze giáo, Mandae giáo, và phong trào Rastafari.

Trong tiếng Việt, cách gọi Thiên Chúa giáo thường được dùng để chỉ Công giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) nói chung nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu áp dụng cách gọi đó cho các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo độc thần nói chung.

1.1. Sơ lược

Đến một mức độ nào đó, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều có nguồn gốc từ Do Thái giáo (Judaism) phổ biến tại đất nước Do Thái cổ đại trước thời kỳ lưu đày tại Babylon vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất như là một hình thức cải cách triệt để của Do Thái giáo, mau chóng lan truyền đến Hi LạpLa Mã, từ đó tiến đến Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Trải qua nhiều thế kỷ, Kitô giáo tự chia cắt thành nhiều giáo hội và giáo phái khác nhau. Cuộc ly giáo quan trọng đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ 5 đã tách các Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương khỏi Giáo hội hiệp nhất. Cuộc Đại Ly giáo sau đó đã tách biệt Chính thống giáo Đông phươngCông giáo Rôma, và vào thế kỷ 16 cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) đã sản sinh hàng trăm giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách.

Vào thế kỷ thứ 6, Hồi giáo đến từ các thành phố MeccaMadinah xứ Ả Rập. Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên. Vì vậy người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo như tín đồ Hồi giáo tin vào một dị bản của câu chuyện Sáng thế, họ cũng tin rằng người Ả Rập là dòng dõi của Abraham theo phổ hệ Ishmael, trong khi đó, họ bác bỏ Kinh thánh Do Thái vì họ cho rằng trong đó người ta đã xoá bỏ những phần đề cập đến sự xuất hiện của Muhamad. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng bản kinh thánh này như là được soi dẫn bởi Thiên Chúa.

1.2. Nguồn gốc

Bản đồ phân bố của các tôn giáo Abraham (màu hồng) và các tôn giáo Ấn Độ, (màu vàng), Các tôn giáo Trung Quốc (vàng nhạt) theo quốc gia.

Ký thuật về khởi nguyên của các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham được tìm thấy trong Sáng thế ký của Kinh thánh Hêbrơ mà theo truyền thuyết Do thái được viết bởi Moses vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, theo nhiều ước tính, vào năm 1500 TCN. Theo Sáng thế ký, các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo được mặc khải tuần tự theo dòng dõi các tổ phụ, từ Adam đến Jacob (cũng được gọi là Israel). Tuy nhiên, Do thái giáo được thành lập như là một tôn giáo khi Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) nhận lãnh Mười Điều răn trên núi Sinai, cùng với hệ thống tư tế và các nghi thức thờ phụng tại Đền thờ sau khi dân tộc này được giải cứu khỏi Ai Cập.

1.3. Các tổ phụ

Có sáu nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh sống trước Abraham: AdamEva, các con trai, CainAbel và dòng dõi của họ, EnochNoah. Noah là người đã cứu gia đình mình và tất cả chủng loại thú vật trên đất bằng Con tàu Noah trong cơn Đại hồng thuỷ. Các vị này không để lại bất kỳ hệ thống đạo lý nào – đơn giản họ chỉ sống cuộc đời mình, làm nhiều điều tốt và xấu mà không để lại chỉ báo đặc biệt nào giúp giải thích các hành động của họ. Họ chỉ tồn tại như những mắt xích trong một chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho sự khai sinh một tôn giáo lớn sau này. Vì vậy Abraham xuất hiện như một hình tượng nổi bật được ba tôn giáo độc thần lớn nhất nhìn nhận là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền văn minh chung của họ.

Theo Sáng thế ký, Abraham được kêu gọi rời bỏ Ur, thành phố quê hương của mình, để được Thiên Chúa "làm cho ông trở nên một dân lớn". Abraham (hay Ibrahim theo tiếng Ả Rập) có tám con trai: Ishmael, con của Hagar, nữ tì của vợ ông; Isaac, con của Sarah, vợ ông và sáu người khác, con của Keturah, người phụ nữ ông cưới làm vợ sau khi Sarah qua đời. Cũng theo ký thuật này, dân Do Thái là hậu duệ của Jacob, con trai của Isaac. Jacob sau này được đổi tên thành Israel. Do thái giáo dựa trên giao ước được thành lập tại núi Sinai giữa Thiên Chúa và "con cái của Israel" (hậu duệ của mười hai con trai của Israel).

Kitô giáo nhìn nhận Chúa Giê-xu, là Đấng Messiah mà người Do Thái mong đợi, là Con Thiên Chúa, và là một thân vị trong Ba Ngôi.

Hồi giáo nhìn nhận Chúa Giê-xu và các nhà tiên tri Do Thái sau Abraham (như Moses) là được Thiên Chúa soi dẫn, nhưng họ xem Muhamad (người sáng lập Hồi giáo) là nhà tiên tri sau cùng.

Đạo Baha'i nhìn nhận các nhà tiên tri này, nhưng thêm vào Bab, Bâh’u’llah và các tiên tri khác.

Tương tự, Phong trào Rastafari nhìn nhận thẩm quyền Kinh Thánh, thêm vào đó tin rằng họ là hậu duệ của tôn giáo của Abraham. Họ công nhận hầu hết các tiên tri trong Kinh Thánh và thêm vào Hoàng đế Haile Selassie và Marcus Garvey.

Đạo Mormon tổng hợp Kitô giáo cổ đại và Do Thái giáo.

1.4. Đấng Tối Cao

Trong khi Do Thái giáo và Hồi giáo có quan điểm triệt để về tính duy nhất của Thiên Chúa thì người Kitô hữu tin rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Ba Ngôi.

- Do Thái giáo

  

Thánh Moses

Thần học Do Thái giáo đặt nền tảng trên Kinh thánh Hêbrơ (Tanakh, hoặc Cựu Ước của người Kitô hữu), theo đó các thuộc tính và mạng lịnh của Đấng Tối Cao được mặc khải trong các Sách của Moses và các sách Tiên tri hoặc Ngôn sứ. Nền thần học này cũng dựa vào Luật Truyền khẩu được chép lại trong kinh MishnahTalmuds. Đến thời kỳ dân Do Thái bị trở thành nô lệ ở Babylon, tiên tri Isaia mới tổng hợp các lời truyền miệng trong Kinh Thánh để tạo thành cuốn kinh Hebrew đầu tiên.

Đấng Tối cao được xưng danh trong Kinh thánh Hêbrơ là Elohim hoặc là Đức Chúa, Adonai hoặc với bốn mẫu tự Hêbrơ "Y-H-V (hay W)-H", người Do thái không phát âm từ này nhưng Kitô giáo thường đọc là "Yahweh", tiếng Việt là Ya-vê (hay Gia-vê).

- Kitô giáo (công giáo, thiên chúa giáo)

  

Chúa Jesus Christ

Tín hữu Kitô giáo xưng nhận niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, một Ba Ngôi bất khả phân ly (được gọi là tam vị nhất thể), hiện hữu trong ba "thân vị": Chúa Cha, đấng tạo dựng cả vũ trụ; Chúa Con, hoá thành nhục thể trong Chúa Giê-xu; và Chúa Thánh Linh. Họ tin rằng Thiên Chúa của họ cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và giáo lý Ba Ngôi chỉ được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giê-xu. Giáo thuyết này được trình bày trong Kinh Thánh Kitô giáo (gồm Cựu ƯớcTân Ước) cũng như trong Phúc âm Gioan (Gioan hoặc Giăng) 10.30 ("Ta với Cha là một"), được lập thành học thuyết bởi các giáo phụ và được xác quyết trong Bản tín điều Athanasius.

Khi nhắc đến Chúa Cha, Kitô giáo ít khi gọi Ngài là "Yahweh", nhưng thường dùng danh xưng "Chúa Cha" hay "Chúa". Họ thường nhắc đến Chúa Con với các danh xưng "Con Thiên Chúa", "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trước khi Ngài giáng thế, hoặc "Chúa Giêsu Kitô", "Chúa Cứu thế", "Đấng Messiah", "Đấng Chuộc tội" hoặc "Chiên con của Thiên Chúa" từ khi Ngài giáng thế.

Giáo lý Ba Ngôi độc thần không được chấp nhận bởi một số giáo phái như giáo phái Arius (Arianism), Nhất vị thần giáo (Unitarianism), Chứng nhân Jehovah, Mormon. Các giáo phái này tin rằng Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị (Chúa Cha); riêng đạo Mormon tin rằng Cha, Con và Thánh Linh là ba ngôi vị độc lập.

- Hồi giáo (đạo ISlam)

  Mohammad SAV.svg

Động Hira, nơi theo các học giả Islam, thánh Muhammad nhận được mặc khải lần đầu tiên. Hình phải là Thư pháp phổ biến thể hiện tên của Muhammad.

Allahtiếng Ả Rập dùng để gọi Thiên Chúa, truyền thống Hồi giáo cũng miêu tả 99 tên của Thiên Chúa. Người Hồi giáo tin rằng Thiên Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa của họ và Chúa Giê-xu là đấng tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Như thế, họ xem thần học của Kinh thánh Do thái và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu là đúng trên nguyên tắc nhưng họ tin rằng Hồi giáo là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo trên.

1.5. Phổ hệ

Phổ hệ ở đây được hiểu là giao ước được thành lập giữa Thiên ChúaAbraham, có tính cha truyền con nối cho dòng dõi của ông, giống như ngai báu được truyền cho dòng dõi nhà vua.

- Abraham

Theo Sáng thế ký, Thiên Chúa lập giao ước với Abram, sau đó ông được đổi tên thành Abraham.

- Ishmael

Ishmael là con trai đầu lòng của Abraham. Truyền thống Do Thái cho rằng ông là con ngoại hôn của Abraham và Hagar- nữ tì của Sarah (vợ ông), nhưng người Hồi giáo cho rằng ông là con chính thức trong hôn phối của Abraham và Hagar. Ông được coi là tổ phụ của người Ả Rập.

- Isaac

Isaac được sinh bởi Sarah, người vợ đầu tiên và duy nhất của Abraham, ông là con trai thứ hai của Abraham. Người Do Thái tin rằng ông là con đầu lòng của Abraham trong hôn phối trong khi người Hồi giáo cho rằng ông là con thứ hai trong hôn phối.

- Jacob

Jacob, con của Isaac, được đổi tên thành Israel.

1.6. Mười hai Chi tộc

Dòng dõi của mười hai người con của Jacob (Israel) là Asher, Benjamin, Dan, Gad, Issachar, Joseph, Judah, Levi, Naphtali, Reuben, Simeon, và Zebulun phát triển thành mười hai chi tộc Israel. Chi tộc Levi đảm nhận chức vụ tư tế. Trước khi chết, Jacob chúc phước cho EphraimManasseh, hai con trai của Joseph và lập họ thành hai chi tộc riêng.

- Phổ hệ theo Do Thái giáo

Người Do Thái tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, con đầu lòng của Abraham trong hôn phối, và truyền đến Jacob (Israel). Người Do Thái tin rằng họ thuộc về các chi tộc lập thành Vương quốc Judah, gồm các chi phái Judah, BenjaminLevi. Mười chi tộc còn lại lập thành Vương quốc Israel, bị lưu đày khi bị xâm lăng bởi đế quốc Assyria. Chữ Do Thái, Jew, có nguồn gốc từ chữ Judah.

- Phổ hệ theo Hồi giáo

Người Hồi giáo tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Ishmael vì ông là con đầu lòng và là con chính thức.

- Phổ hệ theo Kitô giáo

Tín hữu Kitô giáo tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, con đầu lòng trong hôn phối và đến Jacob (Israel). Dòng dõi của Jacob là người kế thừa giao ước. Dù vậy, quyền trị vì được truyền cho Judah, một trong những con trai của Jacob, đến hậu duệ của Judah là Vua David, sau cùng là Chúa Giê-su, Đấng Messiah của dân Do thái. Sự chết chuộc tội của Chúa Giê-su thiết lập một giao ước mới khiến sự kế thừa huyết thống từ Abraham không còn cần thiết. Hầu hết tín hữu Kitô giáo đồng ý rằng về phương diện thuộc linh, người Kitô hữu là con cái của Abraham.

- Phổ hệ theo Mormon giáo

Tín đồ Mormon tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, rồi đến Jacob. Họ tin rằng họ thuộc về chi phái Joseph.

1.7. Sách Thánh

Cả ba tôn giáo này đều đặt thẩm quyền của mình trên các sách thánh, được hầu hết tín đồ xem là lời của Thiên Chúa – vì vậy là thánh và chân xác – cùng với một số sách khác được tôn trọng như là có sự soi dẫn thần thượng.

- Do Thái giáo

Kinh thánh của Do thái giáo gồm có Tanakh, chữ viết tắt trong tiếng Hebrew cho các cuốn Ngũ Thư Torah (Luật), Nevi’im (các sách Tiên tri) và Ketuvim (các sách văn chương). Các sách này được bổ sung bởi một bộ các tác phẩm được viết bởi các chức sắc gọi là Talmud. Tanakh, đặc biệt là Torah, trong bản văn Hebrew, được xem là thánh đến từng câu chữ. Mọi dịch thuật đều không được hoan nghênh và cần phải hết sức cẩn thận và kiên nhẫn khi sao chép.

- Kitô giáo

Các sách thánh của Kitô giáo là Cựu Ước, không có khác biệt quan trọng nào so với Kinh thánh Hêbrơ, cùng với Tân Ước bao gồm bốn sách Phúc âm viết về cuộc đời và sự day dỗ của Chúa Giê-xu, được cho là của các sứ đồ Matthew, Mark, LukeJohn và các sách khác được viết bởi các giáo phụ đầu tiên như Phaolô. Tất cả các sách này được gọi chung là Kinh Thánh Kitô giáo, thường được xem là có sự soi dẫn của Thiên Chúa. Như vậy người Kitô giáo công nhận các giáo lý căn bản của Cựu Ước, đặc biệt là Mười Điều răn. Dù vậy, họ tin rằng cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, như được ký thuật trong Tân Ước, soi rọi ánh sáng trên mối tương giao mật thiết giữa Thiên Chúa và loài người - bằng cách nhìn xem tình yêu thương và sự thương xót là lớn hơn các điều luật, bằng cách giảm nhẹ các luật lệ nghi lễ (như kiêng cữ một số thức ăn hoặc các nghi thức thờ phụng) và bằng cách giao cho các sứ đồ của Ngài sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa.

Các bản Kinh Thánh được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo là: Bản Kinh Thánh Bảy mươi tiếng Hi Lạp, bản Kinh Thánh Vulgate tiếng Latinh, bản Kinh Thánh King James tiếng Anh và bản Kinh thánh Synodal tiếng Nga.

Ngoài ra còn có nhiều sách khác được viết bởi các cá nhân hoặc bởi các công đồng. Một số giáo hội công nhận các tác phẩm này như là phần bổ sung cho các sách của Kinh Thánh trong khi các giáo hội khác khước từ công nhận chúng.

- Hồi giáo

Hồi giáo chỉ có duy nhất một sách thánh, Kinh Qur'an (Coran), gồm 114 chương (surat). Cũng theo Kinh Qur'an các chương này được mặc khải cho tiên tri Muhamad bởi thiên sứ trưởng Gabriel và được giữ gìn bởi các môn đồ của Muhamad cho đến khi chúng được biên tập thành một quyển sách duy nhất (không sắp xếp theo thứ tự thời gian) vài thập niên sau khi ông qua đời.

Kinh Qur'an chứa đựng vài câu chuyện lấy từ Kinh thánh Do Thái (chủ yếu trong sura 17, Con cái của Israel), nhiều lần nhắc đến Chúa Giê-xu như là một tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìều điều luật trong Tanakh và Tân Ước không được chấp nhận hoàn toàn nhưng được thay thế bởi các điều luật mà họ tin là được Allah mặc khải trực tiếp cho Muhamad (qua Gabriel).

Giống như người Do Thái giáo, người Hồi giáo xem bản văn tiếng Ả Rập của kinh Qur'an là thánh cho đến từng câu chữ. Cũng như Luật truyền khẩu được thêm vào Kinh Thánh Hêbrơ, Kinh Qur'an được bổ sung bởi Hadith, bộ sách được viết sau này nhằm ký thuật lời giảng của Tiên tri Muhamad. Kinh Hadith giải thích và chi tiết hoá các điều luật trong Kinh Qur'an.

Kinh Hadith và chuyện kể về cuộc đời của Muhamad lập nên Kinh Sunnah, bộ kinh sách bổ sung cho Kinh Qur'an.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, những tín đồ Hồi giáo tự xưng là "Những người thuận phục" qui tụ thành một nhóm mà niềm xác tín trọng tâm là Kinh Qur'an là kinh thánh hợp pháp duy nhất, Kinh Hadith và Sunnah là những tác phẩm không được soi dẫn bởi thần quyền. Quan điểm này đặt họ vào thế đối nghịch với nhiều nhóm Hồi giáo khác, đặc biệt khi họ đem xác tín nền tảng số một của Hồi giáo truyền thống "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và Muhamad là tiên tri của Ngài" ra phân tích và chỉ giữ lại phần đầu "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất", họ cho rằng phần còn lại là khuyến khích thờ lạy hình tượng.

- Mặc Môn

Các tín đồ của Giáo hội Mặc Môn không chỉ tin kinh Tân Ước và Cựu Ước mà còn họ tin Sách Mặc Môn, Giáo Lý & Giao ƯớcTrân Châu Vô Giá là những quyển thánh thư mà góp phần mang phúc âm trọn vẹn của Thiên Chúa đến muôn người.

1.8. Trông đợi

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều bày tỏ niềm tin vào ngày tận thế và thời điểm Vương quốc của Thiên Chúa đến trên đất. Do Thái giáo mong đợi sự hiện đến của Đấng Messiah. Kitô giáo trông mong sự tái lâm của Chúa Kitô. Tín đồ Hồi giáo trông chờ cả sự tái lâm của Chúa Giê-xu (để hoàn tất cuộc đời và chết vì họ tin rằng Chúa Giê-xu vẫn sống và chưa hề bị đóng đinh) và sự trở lại của Mahdi (Sunnis trong sự hoá thân đầu tiên và Shi'as sự trở lại của Muhamad al-Mahdi).

1.9. Thế giới bên kia

- Do Thái giáo

Quan điểm của Do Thái giáo về "cuộc sống sau cái chết" là đa dạng. Có thể do tôn giáo này chỉ chú tâm đến cuộc sống hiện tại, không phải đến điều gì sẽ xảy ra sau cái chết. Không có nghĩa là Do Thái giáo không tin vào thế giới bên kia, chỉ đơn giản không xem đó là điều quan trọng.

Nhiều người tin rằng "cuộc sống sau cái chết" là một tiến trình thanh tẩy trước khi được chấp nhận vào thế giới bên kia. Thân thể sẽ nhận hình phạt trong Sheol, hay trong mồ mả, và linh hồn được thanh tẩy tại Gehena, hay ngục luyện tội. Trong ngục luyện tội, mọi linh hồn được thanh tẩy bằng cách xét lại cuộc sống của mình và nhận ra những lỗi lầm mà mình đã phạm. Tiến trình này kéo dài tối đa là một năm, thời gian đủ để tẩy sạch linh hồn bẩn thỉu nhất. Nhiều người khác cho rằng linh hồn những người gian ác nhất được thanh tẩy hoàn toàn tại Abbadon. Điều gì xảy ra sau tiến trình thanh tẩy để có thể được lên vườn Eden vẫn còn là vấn đề đang tranh luận.

- Kitô giáo

Đời sau là một trong những khái niệm nền tảng của thần học Kitô giáo. Tội nhân sẽ nhận lãnh sự trừng phạt tại Hỏa ngục và bị phân cách với Thiên Chúa đời đời. Ngược lại, người công chính sẽ được tiếp rước vào cuộc sống phước hạnh đời đời, thân cận với Thiên Chúa ở Thiên đàng hoặc "Vương quốc của Thiên Chúa". Một số nền thần học Kitô giáo chấp nhận ngục luyện tội tương tự như Gehena của Do Thái giáo, nơi linh hồn phạm tội nhẹ sẽ được thanh tẩy trong một thời gian trước khi được lên Thiên đàng.

Khái niệm về đời sau nơi con người sẽ được tưởng thưởng hoặc trừng phạt vì cớ những gì họ làm trong đời này ảnh hưởng toàn diện trên tư duy và nghi lễ Kitô giáo. Con người có thể nhận lãnh sự tha thứ từ Thiên Chúa khi thật tâm hối cải. Theo đức tin Công giáo, chỉ có thể có được sự tha tội khi xưng tội với linh mục, người có thể yêu cầu người xưng tội cầu nguyện như một hình thức sửa phạt; đây là một trong bảy bí tích theo nghi thức Công giáo. Một số giáo phái yêu cầu sự xưng tội công khai trước mọi người. Trải qua nhiều thế kỷ, một số cộng đồng Kitô giáo phát triển các nghi lễ tự trừng phạt, từ đi hành hương đến các nơi thánh đến tự hành xác. Nhiều giáo phái Kháng Cách (Protestantism) tin rằng đức tin là chìa khoá dẫn đến sự tha thứ và cứu rỗi, các việc lành cũng xuất phát từ đức tin (sola fide).

Việc giáo hội phân phối sự tha tội để nhận lại tiền quyên tặng dưới hình thức bán phép ân xá vào cuối thời kỳ Trung cổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation).

Khái niệm về đời sau, về sự cứu chuộc và về sự trừng phạt đời đời được nói đến trong Tân Ước nhưng không có nhiều chi tiết. Sự miêu tả về Hỏa ngục và Thiên đàng vẫn đang là những suy diễn của các nhà thần học. Tuy nhiên, sự miêu tả Hỏa ngục như là nơi chốn đầy "lửa và diêm sinh" với nhiều sự đau đớn là khái niệm phổ biến rộng rãi theo suốt dòng lịch sử.

Thần học Kitô giáo bác bỏ khái niệm linh hồn người chết hiện diện trong thế giới người sống như đầu thai, nhập vào người sống, người chết hiện về. Theo khái niệm, những hiện tượng ma quỷ do quyền lực ma quỷ (Satan) tạo nên nhằm làm suy yếu đức tin của các Kitô hữu. Một vài giáo phái tin vào hiện tượng quỷ ám, nhưng họ cho rằng đây là bởi quyền lực ma quỷ, không phải bởi linh hồn người chết. Nhiều người tin linh hồn các người thánh đã chết thỉnh thoảng hiện về với người sống trong "khải tượng" để dẫn dắt và giúp đỡ. Những vị thánh này cũng được cầu khấn như là những trung gian giữa con người và Thiên Chúa.

- Hồi giáo

Người Hồi giáo tin vào một địa ngục thiêu đốt dành cho người không vâng phục Thiên Chúa và phạm tội trọng. Những người thờ phụng Ngài được hứa sẽ nhận lãnh sự sống vĩnh cửu trên thiên đàng. Thiên đàng được chia thành bảy tầng (vì vậy có thuật ngữ "bảy tầng trời"), tầng trên cùng dành cho người chết vì đức tin. Nhờ hối cải mọi tội đều được tha vì Thiên Chúa được miêu tả là Đấng hay thương xót.

1.10. Thờ phụng

Ngoại trừ một vài khác biệt nhỏ, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều theo chu kỳ bảy ngày, trong đó một ngày được chọn để biệt riêng ra cho thờ phụng, cầu nguyện và các hoạt động tôn giáo khác. Tập tục này xuất phát từ câu chuyện sáng thế được chép trong Kinh Thánh, khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Ngài nghỉ vào ngày thứ bảy. Hồi giáo chọn ngày thứ sáu dành cho sự cầu nguyện tập thể, không phải là "ngày nghỉ". Chu kỳ 7 ngày này được cho là có nguồn gốc từ người Babylon, vì Abraham ra đi từ thành Ur của người Babylon; người Babylon theo chu kỳ 7 ngày là do quan sát thiên văn thấy có 7 thiên thể di chuyển trên bầu trời: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Cả Do Thái giáo và Hồi giáo xem phép cắt bao quy đầu là dấu chứng cho đức tin trong khi Kitô giáo dùng lễ Thanh Tẩy (Lễ Rửa tội hay Báp têm) thay thế cho dấu chứng này. Nghi thức Thanh Tẩy khác nhau giữa các giáo hội Kitô giáo nhưng cũng chỉ là những chọn lựa giữa dầm mình trong nước (immersion), rảy nước (aspersion) hoăc xức nước (anointment).

Do Thái giáo và Hồi giáo đều thiết lập những luật lệ nghiêm khắc trong kiêng cữ thức ăn như luật kosher của Do Thái giáo và luật halaal của Hồi giáo. Cả hai đều cấm ăn thịt heo, Hồi giáo nghiêm cấm mọi loại rượu.

Kitô giáo trước đây không cho phép dùng thịt (không phải cá) vào các ngày thứ sáu trong một vài thời gian trong năm, nhưng luật này hoặc bị huỷ bỏ hoặc làm giảm nhẹ tại nhiều giáo hội.

Kitô giáo và Hồi giáo đều chú trọng vào việc truyền bá đức tin, nhiều tổ chức Kitô giáo gởi giáo sĩ đến hầu như khắp nơi trên thế giới để thuyết phục người khác chia sẻ đức tin của mình.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_t%C3%B4n_gi%C3%A1o_kh%E1%BB%9Fi_ngu%E1%BB%93n_t%E1%BB%AB_Abraham

*

*          *

Sự khác biệt giữa Cơ Đốc Giáo (thiên chúa giáo), Hồi Giáo (đạo Islam). Do Thái Giáo

Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo là ba tôn giáo khác nhau ngoại trừ một điểm chung là Hồi Giáo nhận rằng đức Ala mà họ thờ phượng cũng là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo. Trên cơ sở nào mà họ tin điều đó? Kinh Thánh Cựu Ước có ghi chép lại câu chuyện Đức Chúa Trời chọn lựa một người tên là Ápraham và lập giao ước với người đó. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước cho dòng dõi người đó: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước". (Sáng Thế Ký 12:2-3). Ápraham rất lớn tuổi vẫn không có con nên vợ ông là Sara khuyên ông gần gũi với một người đầy tớ của bà để sanh con thay bà. Người đầy tớ mang tên Aga đó sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ích maên (Sáng Thế Ký 16). Tuy nhiên, theo lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ ban cho Áp ra ham con cháu từ Sara sanh ra. "Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó." (Sáng Thế Ký 17:19) Điều đó đã được ứng nghiệm khi Ápraham được một trăm tuổi và Sara sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ysác. Dân Do Thái là dòng dõi của Ápraham từ Ysác còn các dân tộc ở miền Trung Đông là dòng dõi của Ápraham từ Íchmaên. Dân Do Thái đặt lòng tin của mình vào Kinh Thánh Cựu Ước và tin tưởng vào sự chọn lựa đặc biệt của Đức Chúa Trời cho dòng dõi người Do Thái hay người Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen, nghĩa là người Y-sơ-ra-ên theo như chúng ta biết ngày nay. Trên cơ sở đó mà có đạo Do Thái. Do Thái Giáo chỉ tin Kinh Thánh Cựu Ước mà thôi và vẫn đang tuân thủ theo một số luật pháp, nghi thức thờ phượng theo Thánh Kinh Cựu Ước. Các dân tộc Trung Đông nhận mình thờ phượng Đức Chúa Trời của Ápraham nhưng họ là đối địch với người Do Thái vì xuất phát từ hai dòng con khác nhau như đã kể trên. Ngoài ra, sau này Hồi Giáo tin vào sự mặc khải mà họ cho là từ Đức Alla cho một người mang tên là Môhamét để viết ra kinh Coran, là nền tảng cho niềm tin Hồi Giáo.

Còn Cơ Đốc Giáo thì sao? Cơ Đốc Giáo cũng tin một Đức Chúa Trời như Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. Tuy nhiên, Cơ Đốc Giáo tin vào Chúa Giêxu, là Đức Chúa Trời thành người xuống thế gian cách đây hơn 2000 năm để chết trên thập tự giá cứu chuộc con người. Do Thái Giáo không tin Chúa Giêxu. Kinh Thánh Cựu Ước có tiên báo nhiều lần về sự đến của một Đấng Mêsi đem sự cứu rỗi đến cho dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Giêxu đã đến mang đến một cái nhìn mới, một sự bày tỏ trọn vẹn hơn cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho "dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh" nghĩa là cho tất cả những người thuộc mọi dân tộc đặt lòng tin vào Chúa Giêxu chớ không chỉ cho dân tộc Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen. Từ Chúa Giêxu và các sứ đồ Ngài đã lập nên hội thánh Cơ Đốc cũng như viết nên phần thứ hai của Kinh Thánh gọi là Thánh Kinh Tân Ước. Kinh Thánh của Cơ Đốc Giáo bao gồm hai phần: Cựu Ước được viết ra trước khi Chúa Giêxu đến thế gian và Tân Ước được viết ra sau khi Chúa Giêxu đến. Trong khi đó, Do Thái Giáo không tin rằng Chúa Giêxu là Đấng Mêsi mà Cựu Ước nói đến. Cho đến ngày nay họ vẫn còn trông đợi Đấng Mêsi đó.

Về mặt những nghi thức tôn giáo giữa Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo cũng khác nhau. Dù Cơ Đốc Giáo vâng theo cả Cựu Ước và Tân Ước nhưng có rất nhiều nghi thức, thể lệ về sự thờ phượng, dâng tế lễ, các ngày lễ, đền thờ... trong Cựu Ước được Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên để dùng làm hình bóng chỉ về sự cứu rỗi trong Chúa Giêxu. Vì vậy, sau khi Chúa Giêxu đến và làm trọn vẹn những nghi thức đó bằng sự hy sinh của chính Ngài thì Cơ Đốc Giáo không còn phải vâng theo những nghi lễ luật lệ trong Cựu Ước chỉ về Chúa Giêxu nữa. "Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ." (Côlôse 2:16-17) Để tham khảo thêm về đề tài này, xin bạn vui lòng tham khảo câu hỏi "Luật Pháp Cựu Ước đối với tín hữu ngày nay" trong mục "Bạn Đọc Hỏi Đáp". Do Thái Giáo vì không tin Chúa Giêxu nên vẫn còn tuân thủ những luật lệ đó cho đến ngày nay.

Cơ Đốc Giáo phát triển, sau đó tách ra thành hai giáo hội Giáo hội Chính Thống Giáo và Giáo hội Công Giáo (hay Giáo hội Thiên Chúa Giáo). Từ Giáo hội Thiên Chúa Giáo này khoảng thế kỷ 16, một tu sĩ mang tên Martin Luther đứng ra kêu gọi một phong trào Cải Chánh giáo hội, kêu gọi giáo hội đi sát lại với Kinh Thánh và bỏ đi một số những nghi thức tôn giáo không thích hợp với Kinh Thánh. Phong trào đó đã dẫn đến sự thành lập của giáo hội Tin Lành. Muốn tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa Tin Lành và Công Giáo, xin bạn tham khảo câu hỏi "Tin Lành và Thiên Chúa Giáo: Điểm khác biệt - Lịch sử Giáo hội" trong phần "Bạn Đọc Hỏi Đáp" trên website http://tinlanh.com.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được nói thêm rằng chúng ta có thể tìm hiểu về các tôn giáo nhưng không nên quá chú trọng về vấn đề tôn giáo vì không có một tôn giáo (đạo) nào trên thế giới này có thể cứu được con người chúng ta, kể cả Cơ Đốc Giáo. Chỉ có Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời trở thành người gánh thay tội lỗi và chịu hình phạt vì cớ những tội lỗi của những người tin Ngài mới có thể cứu được con người. Muốn biết về Chúa Giêxu hay Đức Chúa Trời chúng ta có thể đọc trong Kinh Thánh. Quyển Kinh Thánh không phải riêng của đạo nào mà đó là lời của Đức Chúa Trời được chép và sưu tập lại để cho chúng ta đọc biết và làm theo, "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình" (2Timôthê 3:16), "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là Ngài Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời" (2Phierơ 1:20-21)

Nguồn: http://tinlanh.com/doisong/bandoc/codocgiaohoigiaodothaigiao.shtml

*

*          *

Hồi Giáo - Cơ Đốc Giáo - Do Thái Giáo

1. Nguồn gốc của Hồi Giáo (Islam), Cơ Đốc Giáo (thiên chúa giáo), Do Thái Giáo.

Người Muslim (Hồi giáo) tin rằng một thông điệp nguyên gốc và không thay đổi được ban cho Muhammad, Jesus (Giê-su), Moses (Mô-sê) và tất cả các thiên sứ khác, cầu xin bình an đến với tất cả họ, đều đến từ cùng một Đấng Thượng Đế Duy Nhất. Nguồn gốc chung này lý giải những điểm tương tự nhau trong đức tin và các giá trị của các tôn giáo.

 “Hãy bảo họ: Chúng tôi tin tưởng nơi Allah và nơi điều (mặc khải) đã được ban xuống cho chúng tôi và điều đã được ban xuống cho Abraham và Ishmael và Isaac và Jacob và cho các bộ lạc (của Israel) và điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Moses và Jesus và các Thiên sứ (của Allah) từ Đấng Chủ Tể của họ. Chúng tôi không kỳ thị phân biệt một ai trong họ (các Thiên sứ của Allah) và chúng tôi là người Muslim thần phục Ngài (Allah).” (Qur’an 3:84)

 Người Do Thái Giáo, Cơ Đốc GiáoMuslim đều nhận Abraham (Áp-ra-ham) là tổ phụ tôn giáo của mình. Abraham được nhắc đến trong kinh Qur’an (Co-ran) với tư cách một trong những vị thiên sứ vĩ đại nhất. Người được ban ân phước từ Thượng Đế trở thành người cha của nhiều dân tộc. Từ người con trai thứ hai của mình, Isaac, hình thành những bộ tộc người Israel, và từ đó sẽ xuất hiện Moses (Mô-sê) và Jesus (Giê-su); và từ người con trưởng của mình, Ishmael, sẽ có con cháu là Muhammad (cầu xin bình an và ân phước của Thượng Đế đến với tất cả các vị thiên sứ của Ngài).

Abraham được Thượng Đế ra lệnh cho xây dựng lại nơi thờ phụng mà Adam đã xây dựng lên đầu tiên – ngôi đền Ka’bah, tại Makkah (Mecca). Đền Ka’bah là một kiến trúc đá đơn giản, dành cho mục đích thờ phụng đấng Thượng Đế Duy Nhất. Người Muslim không thờ ngôi đền Ka’bah; kiến trúc hình khối này đơn giản chỉ là một hướng thống nhất để tất cả những người Muslims có thể hướng về trong những buổi lễ nguyện của mình dành cho Đấng Thượng Đế Tối Cao.

2. So sánh Công Giáo và Tin Lành

Đạo Tin Lành có rất nhiều tổ chức và hệ phái khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều có sự thống nhất về nội dung và các nguyên tắc chính.

Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như: Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì chúng ta thấy có những điểm tương đồng và những điểm dị biệt kể ra sau đây:

1. Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.

Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.

Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.

2. Hai đạo đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi: Ngôi 1 là CHA, Ngôi 2 là CON, Ngôi 3 là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Jésus Christ giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.

3. Đạo Tin Lành không tôn thờ Đức Mẹ Maria như Công giáo.

4. Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không sùng bái và thờ kính họ.

Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.

5. Đạo Tin Lành tin có Thiên đàng và Địa ngục, nhưng không quá coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến thưởng hay đe dọa các tín đồ.

6. Đạo Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin, chớ không phải vì những hình thức Nghi lễ. Do đó, Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.

7. Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây:

- Bí tích Rửa tội (Baptême)

- Bí tích Thánh thể.

vì họ cho rằng, trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ có ghi 2 Bí tích đó mà thôi.

Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Jésus trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Công giáo.

Phép Thánh Thể của Công giáo rất rườm rà phức tạp, tín đồ chỉ được ăn bánh Thánh, còn rượu Thánh thì không được uống mà dành cho các Linh Mục. Đạo Tin Lành thực hành nghi lễ này đơn giản hơn nhiều. Tất cả tín đồ cùng với Mục Sư ăn bánh Thánh và cùng uống rượu Thánh.

8. Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.

Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

9. Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.

10. Nhà Thờ của Công giáo được xây dựng qui mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng.

Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặt một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.

11. Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc: Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như các Giáo sĩ Công giáo.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.

Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều này hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.

12. Về phương diện tổ chức, Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành

được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_t%C3%B4n_gi%C3%A1o_kh%E1%BB%9Fi_ngu%E1%BB%93n_t%E1%BB%AB_Abraham

*

*          *

2. Tam giáo: Phật Giáo – Lão Giáo - Nho Giáo

Đôi nét về sự hòa hợp giữa ba truyền thống tư tưởng và sự ảnh hưởng của nó lên nền tảng văn hóa dân tộc Trung Hoa

  

Dẫn nhập

Trung Hoa là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển màu sắc văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Trung Hoa, tôn giáo lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử tồn tại và phát triển của nó. Từ nguyên thủy cho đến ngày nay, Trung Hoa luôn là một quốc gia có nhiều tôn giáo, từ loại tôn giáo sơ khai cho đến tôn giáo lớn. Thời kỳ xã hội nguyên thủy, Trung Quốc là một quốc gia theo học thuyết đa thần, song hành với các loại tín ngưỡng là sùng bái, kính nhớ tôn thờ tổ tiên. Tất nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển, nền văn minh Trung Hoa cũng tiếp xúc với nhiều nền văn minh của thế giới. Chính sự tương tác qua lại giữa chúng đã làm cho văn minh Trung Quốc trở nên phong phú và đa dạng hơn. Ảnh hưởng nổi bật và sớm nhất của nguồn văn hóa bên ngoài đối với Trung Hoa cổ đại là sự giao thoa giữa hai nền văn minh tầm cỡ của thế giới, Ấn Độ và Trung Hoa. Trên hơn 4000 năm hình thành và phát triển về triết học của đất nước Trung Hoa (từ khai nguyên cho đến cách mạng Tân Hợi 1911), đã có sự nẩy sinh của rất nhiều học thuyết, nhiều hệ tư tưởng phong phú, sâu sắc mà các học giả thời nay gọi là Tam Giáo (Nho Giáo – Lão Giáo – Phật Giáo) và Cửu Lưu (chín học thuyết lưu truyền: Nho Gia, Đạo Gia, Âm Dương Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Mặc Gia, Tung Hoành Gia, Tạp Gia và Nông Gia). Trong tất cả các học thuyết và hệ tư tưởng trên thì đáng chú ý nhất vẫn là hệ thống tư tưởng Tam Giáo. Mặc dù xét về phương diện tư tưởng, giáo lý và giáo thuyết thì giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng không vì thế mà có sự bài trừ nhau, trái lại giữa chúng có một sự hòa hợp hiếm có. Dù rằng, Phật Giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, nhưng đã được người Trung Hoa điều chỉnh để phù hợp với tâm lý địa phương và cùng với Nho Giáo và Lão Giáo kết thành một hệ thống tư tưởng gọi là ‘Tam Giáo Đồng Nguyên’, nghĩa là cả ba có cùng một cội nguồn siêu hình. Sự hòa hợp giữa ba tôn giáo này đã trở thành một truyền thống ảnh hưởng sâu đậm trên nền tảng văn hóa Trung Hoa, cả về mặt nhận thức, đời sống, luân lý xã hội cũng như cách hành đạo. Trong bài viết này, chúng ta chỉ có thể lược qua đôi chút về sự khác biệt ở giáo lý trước khi nói về sự hòa hợp giữa ba tôn giáo nói trên và sức ảnh hưởng của nó lên nền văn hóa Trung Hoa như thế nào.

2.1.  Sự khác biệt cơ bản về giáo lý, giáo thuyết giữa Phật Giáo – Nho Giáo – Lão Giáo

2.1.1. Phật Giáo

Có thể nói rằng, sự hiện diện của Phật Giáo trên đất nước Trung Hoa, một vùng đất rộng lớn và đông cư dân này đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình tồn tại và phát triển của Trung Hoa. Chính cuộc chinh phục của Phật Giáo đã tạo ra một cuộc cách mạng tư tưởng trong mọi lãnh vực đời sống của nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Phật Giáo khi vừa du nhập vào đất nước Trung Hoa thì rất khó có thể khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Bởi vì tư tưởng và giáo lý Phật Giáo rất khác với tư tưởng cũng như giáo thuyết của cả Nho Giáo và Lão Giáo.

Về hệ tư tưởng: Thứ nhất, Đạo Phật cho thế gian là vô thường, ảo hóa, trong đó có cả bản thân con người. Bước đầu của người tu Phật trong một hình thức nào đó phải xa lìa thế gian. Còn hệ tư tưởng chính của Trung Hoa lúc bấy giờ rất chú trọng đến việc hành động trong thế gian và mưu cầu hạnh phúc giữa thế gian. Thứ hai, Đạo Phật cho hiện tượng giới là một thể “như như” tương tự đại dương, do tâm thức phân biệt mà có sai biệt tướng cho mỗi người. Trong khi đó Trung Hoa quan niệm có hiện tượng giới khách quan, chung cho mọi người, tách biệt hẳn với tâm chủ quan. Thứ ba, Phật Giáo tin vào học thuyết luân hồi. Rằng, con người do tội lỗi của mình có thể phải trải qua kiếp súc vật. Thuyết này quá xa so với các hệ tư tưởng giáo thuyết của Trung Hoa. Thứ tư, Phật Giáo chủ trương cứu cánh là Niết bàn tịch tĩnh, khác xa mơ ước của người Trung Hoa là Phối Thiên của Nho Gia và Thành tiên của Đạo Gia. Thứ năm, Phật Giáo lấy lý tưởng tu hành sống độc thân, còn người Trung Hoa chủ trương “nhất âm, nhất dương”, giữ đạo hiếu với tổ tiên, với việc nối dõi tông đường là vô cùng quan trọng…

Nội dung về Giáo lý gói trọn trong Tứ Diệu Đế hay còn gọi là ‘Bốn Thánh Đế’ mà Đức Phật khởi xướng: Khổ Đế (Kutai), Tập Đế (Jittai), Diệt Đế (Mettai) và Đạo Đế (Dòtai). Trong đó: Khổ đế: Đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh và tử là những cái khổ chính, được xem là 4 cái khổ vật lý. Từ đó sinh ra 4 cái khổ về tâm lý khác: sống chung với người mình không ưa là khổ, xa lìa người mình thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, rồi cái ngũ uẩn, tức là cảm giác, tri giác, ý chí, nhận thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) … đều gây ra khổ hạnh cho con người. Tập đế: Sự khổ vốn có nguyên nhân kết tập từ lâu. Nguyên nhân khổ là vô minh, tham, sân, si và vọng động nên con người ham sống, thích vui sướng và càng được lại càng ham, vì những thứ đó không bao giờ thấy đủ nên sinh ra khổ. Đây là nguồn ngốc của sự khổ. Diệt đế: Muốn khỏi khổ não, phải có phương pháp để trừ sự khổ não. Phương pháp chính là phải hạ cái lòng tham xuống, rồi dần dần bỏ nó đi, cuối cùng phải cố loại trừ nó ra bằng được trong con người của mình. Điều này có nghĩa là con người phải từ bỏ ái dục và những điều liên quan tới ái dục ra khỏi mình để thoát ly phiền não. Đạo đế: con đường diệt khổ để giải thoát vĩnh viễn kiếp đau khổ, cần phải dùng đến con đường ‘Bát chính đạo’, tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Cũng vì thế mà nhân gian cho rằng Đạo Phật là đạo giúp ta nhập thế để cứu thế và hoằng dương nhân bản. Đạo phật là đạo của chân lý tình thương. Chân lý và tình thương là hai yếu tố chính cấu tạo thành xã hội nhân bản.

Giáo lý nguyên sơ của Phật được gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa thì tóm gọn trong ba chủ thuyết: “Chư hành vô thường”, “Chư pháp vô ngã”, và “Tịch tĩnh Niết bàn”. Trong đó ‘Chư hành vô thường’ cho rằng mọi sự đều biến dịch, lưu chuyển không tồn tại vĩnh hằng. Sự biến dịch qua 4 giai đoạn: Sinh – Thành – Dị – Diệt; ‘Chư pháp vô ngã’ thì không thực tướng, gọi cái ngã của ta chỉ là giả tưởng, duyên giả hợp lại như có, và thân ta là do các nhân duyên hợp lại mà thành; Còn ‘Tịch tĩnh’ nói rằng người ta biết rõ hiện tượng là vô thường, mọi thứ đẹp nhất, xấu nhất đều không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là “chấp ngã”, khi phá vỡ cái ta ngã và chấp ngã người ta không còn bị luân hồi chi phối mà đạt tới cảnh giới Niết bàn tức là được giải thoát hay giác ngộ vậy. Giáo thuyết của Đại Thừa thì khác với Tiểu thừa về cách thức thực hành. Do Đại Thừa được sinh ra từ hai nhánh khác nhau của Tiểu Thừa là Đại Chúng Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ. Đại Thừa cho rằng Phật Thích Ca là hóa thân của một thực thể siêu việt. Bởi thế, Giáo lý Đại Thừa còn đề bạt tới một thực thể siêu việt tính đó là “Trí huệ bát nhã”. Nếu như Tiểu Thừa với mục đích là mong giác ngộ và tự giải thoát mình, thì Đại Thừa lại mong giải thoát mình để giải thoát chúng sinh. Việc giải thoát chúng sinh là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt cho sự mong đợi của người dân Trung Hoa thời loạn lạc, chiến tranh. Đó cũng là lý do vì sao, Phật Giáo Đại Thừa du nhập vào Trung Quốc dễ dàng hơn so với Phật Giáo Tiểu Thừa là vậy.

2.1.2. Nho Giáo

Nho Giáo, còn gọi Khổng giáo, là học thuyết do Khổng Tử, tên Khâu, tự là Trọng Ni, sinh tại nước Lỗ thuộc phía Nam tỉnh Sơn Đông ở miền Đông Trung Quốc ngày nay, khai sáng. Tổ tiên của ông vốn là dòng dõi công hầu nước Tống, nhưng do sự đảo lộn chính trị, dòng họ Khổng mất địa vị quý tộc và di cư sang nước Lỗ trước khi sinh ông.

Nhân, Nghĩa, Lễ và Trung Thứ xem như là hạt nhân của triết thuyết Nho Giáo. Trên nền tảng đó, giới Nho gia đã phát triển thành cả một hệ thống triết học đạo đức, chính trị và lịch sử. Khổng Tử đề xướng một học thuyết quan trọng là ‘Chính Danh’. Theo ông, muốn xã hội có trật tự thì trước hết phải chính danh. Trong mối tương quan xã hội, mọi cái danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, phù hợp với danh xưng ấy, gọi là thuyết Chính Danh. Có thể được hiểu trong câu nói sau “Vua hãy cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, và con cho ra con”. Theo Nho Giáo, Đạo Hiếu là nhân tố đạo đức quan trọng nhất trong suốt cả một đời người, có lẽ được biên soạn trước triều đại nhà Hán. Đạo Hiếu, quy định một số điều rất nghiêm khắc về các hành vi của con cái đối với cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời. Đạo hiếu còn mở rộng đến những mối quan hệ xã hội, giữa người trên kẻ dưới, dân và vua, thậm chí giữa con người với nhau, vì ai có thể thương kẻ khác thì không thể ghét bỏ cha mẹ. Đây là đích điểm tối cao của việc tu thân. Tu thân của Nho Giáo bao gồm: Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tức đức. Tam cương là nói đến 3 mối quan hệ: Vua và tôi, Quân và thần, Cha và con, Chồng và vợ. Ngũ thường là 5 điều phải có trong đời là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tam tòng tức là 3 điều mà người phụ nữ phải có là: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức là 4 nét đẹp của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Hơn hết, đạt Đạo là con đường ứng xử mà người quân tử phải có trong cuộc sống đó là: đạo Vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè. Đạt đức là 3 nhân đức phải đạt được là: Nhân, trí, dũng. Nho Giáo đề cao việc hành đạo của người quân tử. Câu nói: ‘Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ như là kim chỉ nam cho tất cả những người quân tử. Đó chính là cách thức hành đạo trong Nho Giáo. Sau khi đã tu thân xong phải ra làm quan, làm chính trị, để bình thiên hạ. Việc trị quốc, bình thiên hạ phải được thực hiện bằng nhân trị: là cai trị bằng tình người, yêu người và coi người như mình. Nho Gia phải là người hướng dẫn, lãnh đạo xã hội, giúp cho xã hội được ổn định, phát triển và thăng tiến. Nho Giáo là đường lối giáo dục con người để trở nên bậc quân tử, thánh hiền. Như vậy, Giáo lý cơ bản của Nho Giáo chính là việc ‘Tu thân’ và ‘Hành đạo’.

Nền tảng của Nho Giáo là học thuyết ‘Thiên mệnh’ coi Thượng Đế (Trời) là một thực tại siêu hình. Còn vua là người thừa mệnh trời cai trị thiên hạ. Vị trí của vua là bất khả xâm phạm, thay trời hành động, để dân có được cuộc sống trật tự, công bằng, ấm no, hạnh phúc. Nếu vua làm trái lệnh trời, mất lòng dân, không còn thích hợp ‘Chính danh’, thì nhân dân sẽ phán xét, lật đổ và sẽ tôn xưng một người khác lên, mà không cần thông qua phiếu bầu. Để phụ tá cho nhà vua cai trị nước, sống mẫu mực và đức hạnh, thông qua thi cử triều đình tuyển chọn một đội ngũ quan chức thiện hảo, lấy nền tảng từ các kinh điển: Ngũ Kinh, Tứ Thư. Số quan chức trí thức này cùng với nhà vua sẽ cai trị điều hành đất nước, về mọi mặt. Những người theo Nho Giáo thì: (1) Tuyệt đối tin tưởng cõi trời và một vị thượng đế độc tôn trông nom hành vi và đức hạnh của con người và triều đình.(2) Tin tưởng rằng con người là sinh vật cao quý nhất được tạo ra bằng tinh túy của trời đất.(3) Tin tưởng vào sự thưởng phạt vì điều tốt và xấu.(4) Tin tưởng vào mối quan hệ hỗ tương giữa cõi trời và đức hạnh của con người, việc làm tốt đem đến điềm lành và việc xấu đem đến sự trừng phạt.(5) Tin tưởng ngành thiên văn như là phương tiện để dự đoán mọi sự kiện và giải thích ý nghĩa về các hiện tượng của trời đất. Tất cả các yếu tố trên đan quyện thành hệ thống toàn diện của triết lý tôn giáo chính trị dưới tên gọi Khổng Giáo trong suốt thời gian dài của lịch sử Trung Hoa và được người ta xem như ‘khuôn vàng thước ngọc’ để xây dựng vương triều, xây dựng nền quân chủ trung ương tập quyền.

2.1.3. Lão Giáo

Lão Giáo là tôn giáo quan trọng thứ hai ở Trung Hoa, nhân vật chủ yếu là Lão Tử và Trang Tử, còn gọi là học thuyết Lão Trang. Tiểu sử của Lão Tử vẫn là một vấn đề còn mơ hồ. Tuy vậy, có một vài thuyết cho rằng ông họ Lý tên Đam, người nước Sở, sống trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Có thuyết cho là họ Lí tên Nhĩ, và sau khi chết được gọi là ‘Lão Đam’, sinh trước Khổng Tử khoảng 20 năm. Còn Trang Tử là một ẩn sĩ thích cuộc sống nhàn cư ở núi rừng, không để lối sống công danh ràng buộc. Ông phát triển học thuyết của Lão Tử, và xây dựng nó thành một hệ thống tư tưởng vô cùng sâu sắc. Nếu triết lý Khổng Mặc quan niệm trời là Đấng tối cao, thì Lão Trang đả phá tư tưởng ấy và thiết lập vũ trụ quan mới của triết học Trung Hoa. Để giải thích bản thể của vũ trụ hay Đạo, Lão Trang thiết lập phạm trù triết học ‘Hữu Vô’. Hệ tư tưởng này đã trở thành một trong những triết lý quan trọng nhất của lịch sử triết học Trung Quốc, ảnh hưởng từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Triết thuyết chủ yếu của Lão Giáo bao hàm trong cuốn “Đạo Đức Kinh” hay “Lão Tử Kinh”, gồm khoảng 5.250 từ.
Lão Giáo là một loại tôn giáo huyền bí tự nhiên, có nhiều điểm dị biệt với Phật Giáo và cả Nho Giáo. Giáo lý cơ bản của Lão Giáo là học thuyết ‘Vô vi’, khí công, thái cực quyền, dịch cân kinh, tẩy tủy kinh, đó là con đường giải thoát khỏi mọi dục vọng. Từ đó, đi sâu vào cõi chân thân, qua chân thân tới đạo. Chân thân là tấm gương phản chiếu của đạo. ‘Vô vi’ không phải là không mà là nguyên lý của vạn vật, là đặc điểm của ‘Đạo’, có nghĩa là vô cực, vô hình, vô sắc, vô thanh, vô danh, vô trạng… đối lập với cái Hữu mà vô nó là nguồn mạch của Hữu. Vô là khía cạnh tiêu cực và bất định của hữu. Hữu va chạm vào nhau tạo ra cái khác và cuối cùng trở về với nguồn là vô. Giới ‘đạo sĩ’ khám phá tự nhiên, biểu hiện sự thích thú của họ về sự khám phá ấy và nỗ lực để đồng nhất với tự nhiên mà họ gọi là Đạo. Đạo là ý niệm cao nhất của tư tưởng Lão Trang. Chính Lão tử dùng ‘Vô’ để chỉ thị Đạo hoặc Đức. Theo Lão Tử, Đạo có hai mặt: Thứ nhất, Đạo là bản thể của thế giới, có trước trời đất vạn vật. Do vì Đạo vô cùng huyền diệu, cao thâm, không thể nào diễn đạt được tướng trạng của nó, vì vậy Lão Tử phải sử dụng khái niệm ‘Vô’ để diễn tả “Vạn vật trong thế giới đều sanh ra từ hữu, hữu sinh từ vô”. Thứ hai, Đạo là quy luật biến hóa chung của mọi sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật hoạt động của tự thân mỗi sự vật gọi là Đức.

2.2. Sự thống nhất hòa hợp giữa ba tôn giáo: Phật  – Nho – Lão

Như đã nói ở phần dẫn nhập, dù rằng, Phật Giáo là một triết thuyết du nhập từ Ấn Độ, nhưng đã được người Trung Hoa điều chỉnh để phù hợp với tâm lý địa phương và cùng với Nho Giáo và Lão Giáo kết thành một hệ thống tư tưởng gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên. Sự hòa hợp này được thể hiện qua cuộc sống của người dân bản xứ Trung Hoa, về mặt nhận thức, đời sống, luân lý xã hội cũng như cách hành đạo. Thời kỳ đầu, khi Phật Giáo chưa du nhập vào Trung Hoa, lúc bấy giờ hai học thuyết chủ đạo thống lĩnh hệ tư tưởng người dân đó là học giáo thuyết Nho Giáo của Khổng Tử và Đạo Giáo của Lão Trang. Khổng, Lão là hai bậc thầy sống gần như cùng thời với nhau.

Nhìn bề ngoài giữa hai giáo thuyết Khổng và Lão, trông như có sự kình địch nhau, chống chọi nhau, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Người ta thường cho rằng Khổng Tử chủ trương “Hữu Vi” (can thiệp vào việc đời), còn Lão Tử chủ trương “Vô Vi” (không can thiệp). Đó là hai cách thức ứng xử khác nhau của cùng một thời đại: Xuân Thu – Chiến Quốc, thời cực kỳ loạn lạc, chiến tranh liên miên, tội ác tràn lan, đạo lý suy đồi. Khổng Tử cho rằng để giải quyết sự rối loạn xã hội, cần phải dùng Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc can thiệp vào cho gia đình, xã hội được ổn định trở lại. Còn Lão Tử chủ trương hành động thuận theo lẽ tự nhiên, thì xã hội sẽ trở lại sự đơn sơ ban đầu. Sự đối kháng này thực ra chỉ là ở vẻ bề ngoài theo cái nhìn hời hợt. Nhưng ngày nay, các học giả đều xét thấy, thực chất hai giáo thuyết, hai chủ trương của Khổng –Lão đều bổ sung cho nhau, hòa hợp với nhau như Âm với Dương, đem đến sự quân bình cho xã hội Trung Hoa. Nếu xét đến cùng cực, cả hai giáo thuyết sẽ gặp nhau. Vương Bật viết trong Chu Dịch Lược Lệ: “số đông không thể trị số đông… động không thể chế ngự được động, chế ngự được động là cái Một trinh bền. Cho từ phương diện thống lĩnh, tìm chúng thì vạn vật tuy đông nhưng chỉ do cái Một chế ngự. Con số đại diễn là 50, nhưng chỉ dùng 49, con số 1 không thể dùng, vì số 1 là số tạo ra các số khác. Cho nên Một là Thái cực của Dịch. Nghĩa là Vô không thể hiển minh từ vô nhưng phải bắt nguồn từ Hữu. Như vậy, trong học thuyết của Vương Bật, Vô tương đương với Thái Cực của Dịch và tương đương với Đạo của Lão Tử. Tuy nhiên, sự vận hành của Vô chỉ có thể hiển minh qua Hữu. “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo” là vậy. Đạo ở đây vì bản thân vốn là Vô, nên nó yên lặng, tĩnh và vô thể, không hình tượng, khi sự cực độ của động là Hữu được đạt tới, thì thành của Vô được hiện hữu. Hữu cực động thì vô hoàn thành. Bản thân của Vô thì vô hình và ta chỉ thấy thành tựu của vô mà thôi. Trong sách Lão Tử, chương 42 chép: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị,..”. Chẳng hạn khi nói đến bản tính con người, Khổng Giáo đi từ cõi hậu thiên đi lên với đầy dẫy những yếu đuối, khuyết điểm. Muốn sửa chữa con người, điều chỉnh đời sống cần phải dùng đến Nhân, Lễ, Nghĩa, Nhạc để hướng dẫn. Còn Lão Giáo thì đi ngược lại, từ cõi tiên – thiên đi xuống với con người thuần nhiên tốt đẹp, cho nên coi thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc. Cái khác nhau giữa hai giáo thuyết chẳng qua chỉ ở chỗ hai hướng nhìn, một bên nhìn lên và một bên nhìn xuống khi nhìn về bản chất con người mà thôi. Điểm tột đỉnh nơi hành động tốt lành là “Vô vi” mà Lão Tử chủ trương, về sau Tử Tư trong sách Trung Dung cho “vô vi” là hành động tốt đẹp nhất.

Phật Giáo, được phát triển và cùng dung hòa với Nho Giáo và Lão Giáo cách rõ ràng nhất là vào thời nhà Đường, khi mà Huyền học của Hướng Tú và Quách Tượng phát triển cực điểm. Khi mà Phật giáo phát triển bằng cách dựa vào văn hóa truyền thống của cả Nho giáo và Lão giáo. Các đệ tử Phật Giáo đã chia ra làm nhiều tông phái khác nhau như: phái Trung Quân do Tăng Sinh giải thích Đạo Phật theo quan niệm Lão-Trang; phái Thiền Tông dung hòa thuyết Lão-Trang với Phệ Đà; phái Duy Thức Tông do Huyền Trang khởi xướng mang âm hưởng Triết học Ấn Độ. Ngoài ra, còn một số tông phái Phật Giáo khác mang tư tưởng của Đạo Giáo như phái ‘Hư vô’ của Vương Bật lấy thuyết ‘Vô vi’ làm gốc. Phái Sùng hữu của Bùi Ngỗi quan niệm Vô là toàn Hữu, Thần tiên phái của Bảo Phát Từ lấy Huyền làm gốc. Lúc bấy giờ Triết học thì thiên về vũ trụ luận, Lão- Trang cho ‘Đạo’ là ‘vô’, tức là thực tại vô danh, vì ‘Đạo’ không phải là vật, nên không thể gọi tên Đạo. Đạo là vô, nghĩa là chẳng có gì, là hư không. Cái mà Lão Tử trong tác phẩm Đạo Đức Kinh đã trình bày: “Đạo khả đạo, phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh”. Nghĩa là ‘Thực tại tối hậu có thể giải bày thì chẳng phải là Thực tại tối hậu thường hằng. Tên có thể nêu ra chẳng phải là tên thường hằng’. Theo Lão Tử, bản tính của Đạo là hư không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lắng chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trước, không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả được, hoặc đem ra mà so sánh với bất cứ sự vật nào cụ thể được. Lão Tử cho rằng Đạo là tinh thần là bản nguyên của Trời, Đất, vạn vật, nên Trời Đất, Vạn vật là bản thể của Đạo, vì thế Đạo lưu hành trong vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào cũng có phần linh diệu của Đạo bên trong để điều hòa, trưởng dưỡng cho nó. Đạo không có hình trạng, rất khó diễn tả, nên con người chỉ lấy ‘Tâm’ để cảm nhận và hình dung Đạo mà thôi. Cái ‘Tâm’ đó cũng chính là ‘Thân Tâm’ của ngũ uẩn trong Phật Giáo vậy. Chúng ta có thể nhận thấy được có một sự kết nối nào đó giữa ‘Đạo’ của Lão Giáo với ‘Chân Như’, là Phật Tánh, là Bồ Đề của Phật giáo hoặc Đạo là ‘Thái Cực’, là Thiên lý của Nho Giáo. Danh từ tuy khác nhau, nhưng thực sự tất cả đều chỉ cái nguồn cội của càn khôn vũ trụ và vạn vật. Cái nguồn cội ấy khi còn bất động gọi là Đạo. Còn khi đã động mà chuyển hóa thì gọi là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Trời vậy.

Trong ba tôn giáo nói trên ta thấy ở Phật Giáo và Lão Giáo có sự đề cao hơn về giá trị tâm linh. Tuy rằng, nó mang tính triết lý học hơn là tôn giáo, gần gũi với quy luật thiên nhiên. Hơn nữa, khi nói về Thực tại siêu việt tính thì cái gọi là Thượng Đế, hay Trời là Chúa tể vũ trụ thì nó vẫn còn mập mờ, xa xa chứ không được rõ ràng như Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo, nhưng điểm đáng lưu tâm nhất là tính quy luật nơi thiên nhiên, rất gần gũi với khoa học tự nhiên. Mặt khác, ta thấy ba tôn giáo đều đề cao các giá trị nhân bản, nên được lòng người đón nhận như một chỗ dựa, một niềm tin, gần gũi nơi con người và cũng rất linh thiêng. Đặc biệt là cả ba tôn giáo đều giúp người ta sống nhân ái, yêu thương, vị tha, bao dung, độ lượng, đòi phải xóa bỏ cái tôi vị kỷ, nhỏ bé và những tư lợi nhỏ nhen và đề cao những giá trị tinh thần. Những tôn giáo này đều coi trọng luật nhân quả, coi trọng luật bảo tồn vật chất và năng lượng: “không có gì tự mất, không có gì tự cao”. Có lẽ vì tin tưởng vào những quy luật này mà người ta không còn sợ chết, sợ mất mát. Như thế, quả là có một sự hòa hợp hiếm thấy nơi ba tôn giáo này, giờ đây ta sẽ tìm hiểu đôi chút về sự ảnh hưởng của nó lên nền tảng văn hóa Trung Hoa như thế nào.

2.3. Sự ảnh hưởng trên nền tảng văn hóa Trung Hoa

Nỗ lực dung hòa Phật Giáo với Khổng Giáo và Lão Giáo trong thời kỳ đầu có ảnh hưởng rất lớn lên đời sống người Trung Hoa. Để được quần chúng tiếp thu và ủng hộ, Phật giáo phải tìm ra tiếng nói hòa hợp với hai nguồn tư tưởng chủ đạo trên. Trong việc nối kết Phật Giáo với Lão Giáo về nghi lễ quần chúng, cả hai hệ thống đều chủ trương thờ cúng nhưng không sát sanh để cúng tế. Trong việc tu dưỡng thân tâm, Lão và Phật đều nhấn mạnh đến thiền định, rèn luyện sự tập trung, kiểm soát hơi thở, kiêng cữ một số loại thức ăn. Nội dung chính của giáo lý Phật Giáo nhắm đến việc thanh tịnh tư duy và hành động, kềm chế dục vọng, và tránh xa cuộc sống xa xỉ. Mặc dù có một số đạo sĩ tu luyện ‘thuật trường sinh’, nhưng phần lớn ưa thích giáo lý Phật Giáo trong vấn đề kiểm soát dục vọng. Phật Giáo nói đến linh hồn bất tử và tái sinh về cõi trời Phạm Thiên, Lão Giáo tin vào thế giới bất tử ở bên kia Biển Đông hoặc kiếm tìm sự bất tử ở cõi trời Đại Thanh Tịnh… Một yếu tố quan trọng khác liên kết những tôn giáo này lại với nhau là công tác dịch thuật. Trong tiến trình này, những người phụ tá hoặc biên chép cho các danh tăng truyền đạo thời ban sơ được chọn lựa ra từ tín đồ Lão Giáo. Điều này có thể nhận thấy qua việc chọn lựa kinh sách để dịch và thuật ngữ được dùng. Đây là lý do giải thích tại sao phần lớn các dịch phẩm được chọn dịch đều tập trung vào một số chủ đề có liên quan đến Lão Giáo cũng như sở thích của người Trung Hoa thời bấy giờ như rèn luyện sự chú ý, kiểm soát hơi thở, kiềm chế dục vọng v.v… Thay vì các giáo lý trọng tâm của Phật Giáo như Tứ Đế, Duyên Khởi, Niết-bàn, Vô Ngã… Người ta tin rằng những người phụ tá và biên tập trong công tác dịch thuật, vốn bị ảnh hưởng Lão Giáo, Nho Giáo là những người chọn lựa nội dung kinh sách để truyền bá, chứ không phải các Phật tử làm việc trên, vì các chủ đề ấy đáp ứng đúng nguyện vọng của họ. Cũng có thể nói được rằng sở dĩ số kinh điển mang nội dung trên được giới Tỷ-kheo truyền giáo chọn để dịch và phổ biến vì chúng có thể làm cho nhân dân Trung Hoa dễ dàng tiếp cận và đón nhận giáo lý Phật Giáo hơn.

Thực sự, sau những năm chiến tranh loạn lạc, dân chúng lầm than khổ sở, lý tưởng: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho Giáo tuy hay nhưng có vẻ xa vời, không thực hiện nổi. Người ta bắt đầu thấm nhuần tư tưởng giáo thuyết Tứ Diệu Đế của Đạo Phật, “đời là bể khổ” đáng để suy ngẫm. Những cuộc thanh đàm của phái Huyền Học về chữ ‘Vô’ xem ra rất gần với “Vạn pháp giai vô” (mọi sự đều là không) của nhà Phật. Hơn nữa, về ý nghĩa thực thể ‘Chân Như’ của Phật Giáo cũng có phần tương tự với ý nghĩa thực tại ‘Huyền’ trong lý thuyết của Đạo Giáo. Hình thức bên ngoài thì cái không khí thinh lặng, bình an của chùa chiền lại hấp dẫn được tâm hồn của những trí thức đã chán lợi danh, muốn tìm một lối sống giản dị, siêu thoát… Như thế, do sự cọ xát về tư tưởng, cộng với thái độ từ bi của những người tu Phật, những người theo phái Lão-Trang đã không còn thái độ chống đối thời kỳ đầu mà chuyển sang một thái độ dung hòa hiếm thấy. Song song với Lão Trang, Nho Gia cũng đã tìm thấy được ở Phật Giáo lý thuyết về “Tự giác, giác tha” tức là tự giác ngộ về mình rồi mới giác ngộ người khác, rất gần gũi với cương lĩnh “Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện” (làm sáng năng lực sáng, thân yêu mọi người là dừng ở chỗ toàn thiện). Từ đây, Nho giáo, Lão giáo và Phật Giáo trở thành ba trường phái triết học chính, đã cùng nhau phát triển và hình thành nên một khía cạnh mới trong xã hội Trung hoa. Khổng Giáo đã tiếp thu rất nhiều từ Phật giáo và khai sinh nên Tân Nho. Lão Giáo cũng vay mượn giáo thuyết Phật Giáo và mở đường cho các trường phái mới như Kim Chân Đạo và Thái Nhất Giáo. Rồi Phật Giáo cũng hoàn thành việc bản địa hóa của mình và trở thành yếu tố chính và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung hoa. Ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo đối với văn hóa Trung hoa là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, là nền tảng và thước đo cho muôn thế hệ sau. Ảnh hưởng lớn thứ hai đó là phương pháp Luyện Công là một phương pháp tập luyện tinh thần, giúp con người được bình an, thoải mái. Chính phương pháp này đã khai triển ra “Niệm Phật tam muội” do Tịnh Thổ Tông khởi xướng, khi niệm như vậy vào luyện Khí Công thì có thể tập trung ý niệm và dần sau này được người Trung hoa áp dụng mỗi khi vào luyện Khí Công.

Trong cái nhìn của người Hán, Phật Giáo chỉ là một hình thức khác của Lão giáo, vì giáo lý và sự thực hành của nó tương tự Đạo giáo. Phật giáo là một phương thức mới để đạt được bất tử. Họ cảm thấy rằng Niết-bàn của Phật Giáo không khác với giải thoát của Lão Tử, A-la-hán thì giống với ‘Chân Nhân’ hay Người Thanh Tịnh… Đức Phật có mối quan hệ chặt chẽ với Thần thánh của đạo Lão. Trải qua hằng trăm năm, Phật Giáo và Lão Giáo đan quyện vào nhau khiến người ta thường suy nghĩ rằng Phật Giáo chỉ là phần phát triển của Lão Giáo. Do bởi một số yếu tố có vẻ giống nhau rõ ràng, thế nên hai hệ thống tôn giáo có sự đan quyện vào nhau rất lâu dài. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao trong nhiều thế kỷ Phật Giáo không hiện ra như là một tôn giáo độc lập. Nhờ đó, Phật Giáo có được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, tránh được sự thù nghịch, đối kháng của người bản địa, và có thể vượt qua những thành kiến cực đoan đối với tín ngưỡng ngoại lai.

Một nỗ lực trong việc nối kết Lão-Phật lại với nhau để quần chúng nhân dân chấp nhận tôn giáo ngoại quốc là cuốn “Hoá Hồ Kinh”, Nguyễn Lang cho rằng vì thấy Đạo Phật được giới trí thức nhà Hán hâm mộ, tín đồ Hoàng Lão tạo dựng thuyết Hoá Hồ để gây ảnh hưởng cho Lão Giáo. Theo thuyết này, sau khi biệt tăm tại miền Tây, Lão Tử đi thẳng đến đất Hồ (Ấn Độ); tại đây Lão Tử truyền giáo, cải đạo cho người Hồ và sau đó trở thành đức Phật. Do vậy, Giáo chủ của Đạo Lão và Phật giáo chỉ là một, vì đức Phật Thích Ca chỉ là hiện thân của Lão Tử. Vì hai tôn giáo bắt nguồn từ một mối, do vậy, không có gì khác nhau giữa việc thờ Phật hay Lão Tử. Đây là lời giải đáp cho việc Hán Hoàn Đế xây bàn thờ chung cho Hoàng Lão và Thích Ca ngay trong hoàng cung. “Hoá Hồ Kinh” có lẽ được ngụy tác ở một địa phương thuộc Đông Trung Quốc, nơi Phật Giáo và Lão Giáo hợp lại với nhau. “Hồi Ký” của Hsiang K’ai (biên soạn năm 166) đề cập đến chuyện này. Tập “Ngụy Sử” của Yu Huan cũng bàn luận đến chuyện Lão Tử du hành về phương Tây, đến Ấn Độ và cải hóa người man di ở đó quy y Phật giáo. Có truyền thuyết cho rằng “Hoá Hồ Kinh” do Vương Phù triều đại Tây Tấn (265-316) biên soạn.

Nòng cốt của Đạo Quân Tử Trung Hoa là cốt ở tu Tâm và dưỡng Tính, kiên định về Tâm và Đạo. Bởi theo Lão Trang thì tất cả mọi sự bởi Đạo mà có. Còn nếu không có Tâm của ta thì không tìm thấy đường mà trở về với Đạo, Đạo và Tâm liên kết chặt chẽ đến nỗi không còn phân biệt được Tâm và Đạo. Mạnh Tử nói: “Hễ tận tâm thì biết bản tính, biết bản tính thì biết được trời”. Tâm chỉ là một tâm mà thôi, là tâm của ta, của mọi người, của thánh hiền hay của trăm năm, ngàn năm trước hay trăm ngàn năm sau thì tâm của thánh hiền vẫn chỉ là một. Bản thể của tâm rất lớn, nếu ta có thể phát triển đến tận đỉnh Tâm tức là đồng nhất với Trời. Tượng Sơn cho rằng: “Lý ấy lấp đầy vũ trụ, đó gọi là ngoài Đạo, không có sự vật, ngoài sự vật không có Đạo”. Nếu bỏ nó, ta có toan tính, xu hướng, quy mô, sự nghiệp, thành tựu thì cũng không can hệ chi đến Đạo. Ông cho rằng đạo thì có khắp vũ trụ, mọi thứ đều do Trời phú bẩm, kể cả Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nếu xa lìa các đức tính ấy là do con người tự sai lầm mà thôi. Như thế, hệ luận Tâm của Lão Tử bắt nguồn từ Trời, qua trời đất đến Đạo. Lão Tử nói rõ: “Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ nhân thi thân tiền, ngoại kỳ thân nhi thân tồn”. Vậy người và trời đất cùng ở trong một vòng dịch chuyển chung: người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên… Trang Tử sau này tuy không nói rõ Tâm nhưng đã khẳng định: “Thiên địa dữ ngã tính sinh, vạn vật dữ ngã vị nhất”, là trời đất cùng sống với ta, vận vật một thể với ta vậy. Trang Tử nhấn mạnh cái tính là hành động của Tâm, mà tính đó chính là Đạo. Lão Giáo cũng như Nho Giáo đều tin Thiên hay Đạo do tự tồn ở cái Tính. Cứ theo Tính mà hành động thì đạt tới Đạo, sống mà hòa đồng với Đạo là sống theo chân thể, theo bản tính được gọi là Thiên.

KẾT LUẬN

Con người sinh ra trên cõi đời này như là một cuộc đi về với cội nguồn đã phát sinh. Triết học đông tây qua muôn thế hệ, đặc biệt các tôn giáo là bằng chứng cho điều này. Cuộc hành trình đi tìm Đấng Siêu Việt, tìm về cái nguyên lý cội nguồn phát sinh ra trời đất, vũ trụ và vạn vật. Nguyên lý đó trong tam giáo có thể được gọi bằng những tên gọi khác nhau như “Thiên Đạo” trong Nho Giáo của Khổng Tử; ‘Chân Như’ hay ‘Niết bàn’ trong Phật Giáo; Bản thể ‘Đạo’ trong Lão Giáo hay các tên gọi khác như ‘Vô Vi’, ‘Hữu Vi’, Lý Thái Cực, Vô Cực… thậm chí không thể phân biệt rõ được các thực tại trên nếu xét về nguyên lý tuyệt đối trong mỗi tôn giáo. Điều đó nói lên sự hòa hợp sâu xa giữa các tôn giáo nói chung, cách riêng là ba tôn giáo mà ta khảo cứu Phật –Nho – Lão. Đây là ba trường phái triết học chính, đã cùng nhau phát triển và hình thành nên một khía cạnh mới trong nền tảng văn hóa xã hội Trung Hoa. Khổng Giáo đã tiếp thu rất nhiều từ Phật Giáo và khai sinh nên Tân Nho. Tương tự, Lão Giáo cũng vay mượn giáo thuyết Phật Giáo và mở đường cho các trường phái mới như Kim Chân Đạo và Thái Nhất Giáo. Phật Giáo cuối cùng đã hoàn thành việc bản địa hóa của mình và trở thành thành tố chính và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung hoa. Ảnh hưởng sự dung hòa giữa tam giáo lên nền văn hóa Trung Hoa, biểu thị rõ nhất mà ta thấy được là chỗ: ‘Thánh hiền’ là con người lý tưởng của Nho Giáo; ‘Tiên’ là con người lý tưởng của Lão Giáo; ‘Phật’ là con người lý tưởng của Phật Giáo. Mà tất cả đều quy chiếu vào ‘Trời’ là thực tại Siêu việt, là cội nguồn vũ trụ và vạn vật. Người ta đã kết nối cả ba lại thành: “Trời – Thánh –Tiên – Phật”. Một người chân chính trong hệ “Tam Giáo đồng nguyên” có thể theo Nho nhập thế hành đạo vào tuổi trẻ, có thể theo Lão Trang để tiêu dao, thanh thoát trong lúc thất bại đau khổ, và có thể theo Phật để giảm trừ tham, sân, si bớt đi những hệ lụy gian trần. Cũng từ đấy mà sinh ra một lý thuyết mới mang đậm nét Trung Hoa, đó là lý thuyết “Đốn Ngộ”, nghĩa là giác ngộ lập tức. Thay vì tu qua nhiều kiếp mới đắc quả Phật, thì Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa chủ trương “Đốn ngộ” với châm ngôn “nhất niệm tương ứng tiện thành thính giác”, tức là trong chốc lát có thể kết hợp “Chân Như” và “Chân Tâm” làm thành một. Sự hòa hợp giữa ba tôn giáo trên ngày nay còn rất dễ nhận thấy nơi các kiểu thức tu ‘Thiền’, hay qua các bộ phim được trình chiếu trên truyền hình; qua các công trình kiến trúc còn để lại…. Hình ảnh và cách thức trang trí ở các chùa chiên, công đền đài nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa có sự hòa hợp khi các hình ảnh Khổng, Lão và Đức Phật đều được đặt cạnh nhau trong các miếu thờ, đền Chùa… Hay trong các đền miếu có các kinh kệ của cả Ba tôn giáo ấy.

Thực sự mà nói, nghiên cứu tìm hiểu về sự hòa hợp giữa ba tôn giáo trên, có ảnh hưởng như thế nào đến nền tảng văn hóa Trung Hoa là một đề tài rất phong phú và bổ ích. Tuy nhiên, trong khả năng cũng như tài liệu về số lượng và chất lượng đều có hạn, bên cạnh đó Trung Hoa lại là một quốc gia có nền văn hóa quá lâu đời, đông dân, mang nhiều nét văn hóa cổ khác nhau. Một quốc gia có nhiều triều đại phong kiến nối tiếp nhau, mỗi triều đại, mỗi thời kỳ nó lại chịu ảnh hưởng rất khác nhau. Vì thế, bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, hy vọng nó sẽ cho ta thêm nhiều bài học bổ ích làm hành trang mục vụ sau này.

Nguồn: Giuse Trần Công Hường. Đại chủng viện Vinh Thanh

 

 

  


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

SÁCH CỦA TÔI