Viêm não mô cầu (viêm não, màng não do não mô cầu)

Cập nhật: 06/03/2016 Lượt xem: 5748

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103 

Ở Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2016 đã có 6 bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu, trong đó 1 bệnh nhân tử vong. Còn tính từ năm 2012 tới tháng 3.2016, cả nước có 610 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 25 ca tử vong (4,1%).

ghi nhan ca viem nao mo cau dau tien o ha noi

Một bệnh nhân viêm não mô cầu với các tử ban xuất huyết dưới da (4.3.2016)

Viêm não mô cầu (viêm não, màng não do não mô cầu)

1. Đại cương

Viêm não mô cầu đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên.

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (gọi gọn là "viêm não mô cầu") là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên.

Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác, nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người (ổ chứa duy nhất).

Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y...

Bệnh có thể xảy ra khắp nơi, dễ gây thành dịch do dễ lây lan.

Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.

Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người, điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, đông và xuân.

Viêm não mô cầu có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

2. Nguyên nhân và đường lây truyền

2.1. Nguyên nhân

Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) có hình hạt cà phê là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn (phân biệt với viêm màng não do virus).

Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu, và người lành mang vi khuẩn (mang vi khuẩn nhưng không mắc bệnh, vi khuẩn thường trú ở vùng họng mũi).

  

Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) là vi khuẩn Gram âm đứng cặp đôi giống hình hạt cà phê.

Độc tố của N. meningitidisnội độc tố do chất lipopolysaccharide (LPS) là thành phần của thành tế bào vi khuẩn. Các độc tố khác là polysaccharide của nang có nhiệm vụ ngăn chặn sự thực bào của đáp ứng miễn dịch của cơ thể ký chủ; và lông mao có vai trò giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô của mũi-họng.

Gần đây một dòng sản sinh siêu độc tố được khám phá ở Trung Quốc. Tác động của độc tố này đang được xác định.

2.2. Đường lây

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại.

May mắn là những vi khuẩn này không dễ lây truyền như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm, tức là không lây qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí.

Đôi khi vi khuẩn Neisseria meningitidis lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não.

Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

3.1. Lâm sàng

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là:

- Hội chứng nhiễm khuẩn:

+ Sốt cao.

+ Đau đầu, vật vã

+ Xuất hiện tử ban (ban xuất huyết, hoại tử ở trung tâm)

- Hội chững não, màng não:

+ Bị cứng gáy.

+ Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).

+ Nôn mửa.

+ Co giật

+ Rối loạn ý thức, hôn mê

3.2. Cận lâm sàng

- Tìm vi khuẩn não mô cầu:

+ Phết máu ngoại biên: tìm thấy không bào, hạt độc, thể Dohle trong bạch cầu đa

nhân trung tính; hiện diện song cầu Gram âm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Phết họng, mũi: giúp tìm vi trùng nhưng có thể chỉ là người lành mang trùng, xét nghiệm này có ý nghĩa khi kèm theo triệu chứng lâm sàng.

+ Phết tử ban, soi cấy tìm vi khuẩn.

+ Cấy máu. Kháng sinh đồ khi có kết quả cấy dương tính.

+ Soi, cấy tìm vi khuẩn trong dịch não tủy. Soi thấy vi khuẩn hiện diện trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy dương tính sẽ có kháng sinh đồ.

+ Ngoài ra, có thể tìm tác nhân gây bệnh bằng phương pháp kết tụ latex trong dịch não tủy. Phương pháp PCR tìm vi khuẩn, xét nghiệm nhạy cảm cao đối với bệnh phẩm là dịch não tủy. Hai phương pháp này không bị ảnh hưởng khi có sử dụng kháng sinh trước đó.

- Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế, hiện diện band Neutrophil. Tiểu cầu giảm. Trường hợp nhiễm khuẩn huyết tối cấp, bạch cầu bình thường.

- Xét nghiệm sinh hóa: chức năng thận, điện giải đồ, khí máu, lactat máu.

- Xét nghiệm dịch não tủy: vi khuẩn, sinh hóa: đường dịch não tủy/ đường huyết tại thời điểm chọc dò tủy sống, lactat, đạm; tế bào. Biến đổi dịch não tủy là dịch não tủy của viêm màng não mủ.

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày. Thông thường, bệnh phát triển trong vòng 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm màng não điển hình là sốt cao, nhức đầu, cứng gáy và biếng ăn hoặc bỏ ăn. Ở trẻ nhỏ, thóp phồng hoặc phản xạ bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.

Những triệu chứng của bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng (ví dụ co giật, hôn mê). Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp từ khi bắt đầu, thì 5% đến 10% bệnh nhân vẫn tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Vì những lý do này, nên nếu thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, cần đưa đến trung tâm y tế ngay lập tức. Hoặc với người lớn, bất cứ ai nghĩ rằng mình có triệu chứng viêm màng não, thì đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Hình ảnh đại thể tổn thương não do não mô cầu

4. Thể bệnh

- Nhiễm khuẩn huyết đơn thuần: Người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể bị nhiễm khuẩn huyết mà không có triệu chứng của não, màng não. Bệnh nhân sốt rất cao, lên tới 40-41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân, có tử ban trên da (ban xuất huyết có hoại tử ở trung tâm). Trường hợp nặng có thể có shock nhiễm khuẩn huyết: mạch nhanh, yếu, huyết áp tụt, da tái, lạnh.

- Xuất huyết: có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da, làm bong da, hoại tử chi phải cắt cụt ngón hoặc cẳng tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân....

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não.    

Tử ban (hình trái và giữa). Xuất huyết ngoài da (hình phải) ở người bị viêm não mô cầu.

- Viêm não, màng não: thể nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm não, màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết sau đó vi khuẩn xâm nhập vào não, màng não. Hội chứng não, màng não xuất hiện và tiến triển nhanh: đau đầu dữ dội, cứng gáy, nôn vọt, trạng thái sững sờ, ngủ gà, hôn mê.

Tuy nhiên, một số người ngay khi khởi phát bệnh đã có những triệu chứng của viêm não, màng não. Những người nhiễm não mô cầu bị viêm não, màng não thường bị sốt đột ngột 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm, vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng.

Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

5. Biến chứng

- Biến chứng của viêm màng não mủ do não mô cầu là liệt dây thần kinh sọ não thường gặp nhất là dây VI, VII và VIII, viêm tắc tĩnh mạch vỏ não, phù não. Trẻ em có thể bị tràn dịch dưới màng cứng, biến chứng lâu dài có thể chậm phát triển trí tuệ, điếc, liệt nửa người.

- Biến chứng thiếu máu nuôi dưỡng gây hoại tử da, phải ghép da hay hoại tử đầu chi phải cắt đoạn ngón tay, ngón chân.

- Biến chứng liên quan đến phức hợp miễn dịch như viêm khớp, viêm màng phổi, viêm mạch máu hay viêm màng tim, xảy ra 1-2 tuần sau đó, khi đó không tìm thấy tác nhân gây bệnh.

6. Chẩn đoán và điều trị

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì chuẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu, ngay lập tức lấy mẫu máu, mẫu dịch não tủy phải được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm.

Điều quan trọng là phải chẩn đoán đúng nếu nó là bệnh viêm màng não thì mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân.

Bệnh viêm não, màng não có thể được điều trị hiệu quả hiệu quả bằng một số thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là điều trị được bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ là bệnh não mô cầu thì kháng sinh cần được dùng ngay lập tức mà không chờ kết quả vi khuẩn học.

Điều trị kháng sinh sẽ làm giảm nguy cơ tử vong, nhưng đôi khi nhiễm trùng đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho cơ thể, thuốc kháng sinh chỉ để ngăn ngừa tử vong hoặc các vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm não, màng não. Và ngay cả với điều trị kháng sinh, 10% đến 15% số người nhiễm bệnh viêm não màng não vẫn có thể tử vong; 11% -19% số người sống sót sẽ có khuyết tật lâu dài, chẳng hạn như mất chân tay, điếc, các vấn đề hệ thống thần kinh, hoặc tổn thương não.

Các loại thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị các nhiễm trùng, bao gồm: penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone (ở châu Phi trong khu vực có cơ sở hạ tầng y tế hạn chế và nguồn lực người ta thường dùng ceftriaxone).

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn phương pháp điều trị khác cũng có thể là cần thiết. Ví dụ như hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc để điều trị huyết áp thấp, và chăm sóc vết thương cho các bộ phận của cơ thể.

Bnh nhân não mô cu phải được cách ly hô hp ít nht trong 24 giờ đầu, phi báo cáo ca bnh vi y tế dphòng để co biện pháp dự phòng lây lan.

Kháng sinh sdng sm, thi gian lý tưởng không quá 30 phút sau khi chẩn đoán. Cy máu và dùng kháng sinh, không nên đợi chchc dò ty sng. Kháng sinh chn la ban đầu là cephalosporin thế hệ III như ceftriaxone hay cefotaxim. Penicillin G có thsdng những nơi xác định não mô cu còn nhy cm.

Kháng sinh thay thế là Meropenem. Trong trường hp bnh nhân dị ứng vi kháng sinh nhóm beta lactam, sdng chloramphenicol, ciprofloxacin.

Kháng sinh - Đối tượng - Liều lượng- Cách dùng

Ceftriaxone: Người ln 2 g TM mi 12 giờ. Trem 100 mg/kg/ngày.

Cefotaxim: Người ln 2 g TM mi 4 giờ. Trem 200 mg/kg/ngày.

Penicillin G :Người ln 18- 24 triệu đơn vị/ ngày, TM, chia liu mi 4 giờ. Trem 250000 đơn vị/kg/ngày,

Chloramphenicol: Người ln 4 g, TM, chia liu mi 6 giờ. Trem 75- 100 mg/kg/ngày.

Ciprofloxacin: Người ln 400 mg, TM mi 12 giờ. Trẻ em 15 mg/kg, TM mi 12 giờ.

Meropenem: Người ln 1-2 g, TM mi 8 gi(2 g mi 8 gi- VMNM). Trem 20-40 mg/kg mi 8 gi.

Thời gian điều trkháng sinh thường là 7 ngày, hay ngưng khi hết st 5 ngày.

Điều trhi sc bnh nhân shock, tổn thương đa cơ quan

Hi sc hô hp.

Hi sc tun hoàn. Dch truyn: dung dch tinh th, dung nhiu trong 24 giờ đầu.

Thuốc vn mch như noradrenalin, dopamine khi đã bù đủ dch (CVP 8-12 mmHg), thuc tăng sức co bóp cơ tim dobutamin, trong bnh não mô cu thường có tình trng c chế cơ tim.

Vấn đề corticoide:

- Dexamethasone không có hiu qutrong VMNM do não mô cu.

- Hydrocortisone 1 mg/kg mi 6 gi, dùng trong trường hp có shock.

Ngoài ra, điều chnh vấn đề chy máu bng huyết tương tươi đông lạnh, theo dõi tình trng tc mch , hoi tử da. Điều chnh ri loạn điện gii, toan kim. Mt số phương thức điều trmới như antithrombin III, protein C hoạt hóa hiện chưa có tại Vit Nam

7. Cách phòng bệnh viêm não mô cầu

Tại Việt Nam, trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận các trường hợp mắc viêm não mô cầu rải rác tại một số địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nội...

Nếu ở trong vùng có bệnh, cần có biện pháp dự phòng ngay:

- Phòng để không hít phải các chất tiết đường hô hấp của người khác bắn ra bằng cách: khi đến chỗ đông người như chợ, bến xe, tàu, nên đeo khẩu trang để bảo vệ.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường 3 lần/ngày.

- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.

- Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu tại các cơ sở tiêm chủng.

- Về tiêm vắc xin, lưu ý 2 điều sau:

+ Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kể từ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.

+ Các đối tượng cần tiêm là trẻ từ 2-5 tuổi, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, và những đối tượng nguy cơ khác như cán bộ y tế thường tiếp xúc bệnh truyền nhiễm, những người làm việc ở nơi tập trung đông người tại các vùng có dịch, các vùng thường xảy dịch...

Theo WHO, tiêm chủng được đề nghị là bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm màng não. Duy trì thói quen lành mạnh, như vệ sinh cá nhân và không tiếp xúc gần với người bị bệnh, cũng có thể giúp bạn phòng tránh được viêm não mô cầu.

Có loại vắc xin giúp bảo vệ, chống lại tất cả ba typ huyết thanh (B, C, và Y) của vi khuẩn Neisseria meningitidis thường thấy ở Hoa Kỳ.

Giống như với bất kỳ các vắc xin nào khác, vắc xin viêm màng não mô cầu không có hiệu quả 100%. Có nghĩa rằng ngay cả khi đã được tiêm phòng, vẫn có thể bị bệnh viêm não mô cầu typ nào đó. Cho nên, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm màng não não mô cầu để sớm có biện pháp kiểm tra, chăm sóc y tế là vô cùng quan trọng.

Vắc xin Meningococcal A+C không nên tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm Meningococcus A+ C thì có thể tiêm ngừa nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.

Không tiêm vắc xin Meningococcal B + C cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và nguy cơ dịch tễ học cao.

Tuổi thích hợp cho tiêm chủng là trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, khoảng 3 - 5 năm tiêm nhắc lại một lần.

Phỏng theo: http://khoahoc.tv/

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI