Các marker chẩn đoán ung thư

Cập nhật: 17/04/2014 Lượt xem: 7742

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

1. Bản chất của các Tumor marker

+ Là chất do tế bào K sinh ra, được đưa vào máu như AFP, CEA, CA-125, CYFRA 21-1... .
+ Là hormon như HCG hoặc là chất chuyển hóa như CRP (Protein C hoạt động), LDH, GGT

2. Tiêu chuẩn của Tumor marker

+ Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra
+ Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư
+ Dễ lấy, bảo quản các bệnh phẩm như huyết tương, nước tiểu
+ Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u
+ Phát hiện được ở nồng độ thấp do đó có khả năng phát hiện sớm (chẩn đoán sớm) được bệnh

3. Định lượng Tumor marker cho phép theo dõi

+ Tiến triển của bệnh
+ Hiệu quả điều trị
+ Tiên lượng tình trạng bệnh nhân
4. Các Tumor marker có những ưu điểm sau:
+ Đặc hiệu cho ung thư (vị trí khu trú)
+ Nồng độ tumor marker tỷ lệ với thể tích khối u
+ Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh
+ Xác định được một cách chính xác nồng độ tumor marker.

5. Phương pháp enzyme-miễn dịch xác định Tumor marker (phương pháp Sandwich)

Marker là một kháng nguyên được chêm (kẹp) giữa 2 kháng thể đơn dòng. Kháng thể thứ nhất được gắn vào thành ống nghiệm, kháng thể thứ 2 được gắn với chất phát tin (chất đồng vị phóng xạ, chất huỳnh quang hoặc là enzym), nên khi có kháng nguyên do tế bào K tiết ra trong huyết tương thì kháng thể sẽ kẹp lấy, tạo thành phản ứng kháng nguyên–kháng thể, phức hợp KN-KT này sẽ được phát hiện nhờ chất phát tín hiệu: tia phóng xạ với chất phát tín là phóng xạ, phát ánh sáng huỳnh quang nếu chất phát tín hiệu là chất huỳnh quang, nếu chất phát tín hiệu là enzym thì nhờ phản ứng enzym – màu để xác định. Thường dùng enzym peroxidase (POD) để phân hủy H2O2 thành H2O và oxy, oxy này oxy hóa một chất không màu thành chất có màu, cường độ màu tỷ lệ với nồng độ phức hợp KN-KT, tức là tỷ lệ với nồng độ kháng nguyên cần xác định.

Bảng 1. Một số marker ung thư thông dụng

1. AFP ( Alphafoeto- protein). Bình thường dưới 10 ng/ml: K gan nguyên phát, K tinh hoàn, K nguyên bào
2. CEA (Carcino- Embrionic antigen). Bình thường dưới 10 ng/ml: K đại trực tràng, K thực quản, K vú, K tử cung
3. CA15-3 (Cancer antigen 15-3). Bình thường dưới 30 U/l: K vú, K Phổi
4. CA 125 (Cancer Antigen 125). Bình thường dưới 35 U/l: K buồng trứng
5. CYFRA21-1 (Cytokeratin19 fragment). Bình thường dưới 1,8 ng/ml: K phổi (không tế bào nhỏ), K bàng quang, K phổi thứ phát (tế bào nhỏ)
6. PSA và FPSA (Prostate specific antigen). Bình thường: dưới 50 tuổi dưới 1,5 ng/ ml; trên 50 tuổi trên 5 ng/ ml: K tuyến tiền liệt
7. CSC (Squamous cell carcinoma) + CYFRA21-1: K tai-mũi-họng
8. CA72-4 + CA 19- 9, CEA: K dạ dày
9. Calcitonin + CEA: K tuyến giáp
10. TPA (Tissue polypeptide antigen): K bàng quang
11. CA 19- 9 + CEA; SCC + CYFRA21- 1: K thực quản
12. CA 19- 9 + CEA, CA 50: K tụy
13. HCG, AFP: K tinh hoàn


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI