Những loài cây và hoa nhiều độc tố nhất

Cập nhật: 04/09/2015 Lượt xem: 11699

Những loài cây và hoa nhiều độc tố nhất

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103 

1. Cây ấu tàu (Aconitum)

Image copyright WILDLIFE GmbH Alamy Image caption

Kết quả hình ảnh cho củ ấu tẩu  Kết quả hình ảnh cho củ ấu tẩu

Năm 2014, một người làm vườn cho một tòa biệt thự thôn quê nước Anh tử vong đầy bí ẩn do suy tạng.

Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được làm rõ, nhưng cuộc điều tra thu thập được những bằng chứng cho thấy có lẽ ông chết bởi một loài thực vật có hoa phổ biến thuộc họ mao lương hoa vàng.

Cái cây giết người đó, cây ấu tàu (Aconitum), có hoa giống như mũ trùm đầu của nhà sư. Loài cây này còn được đặt những cái tên dữ dằn hơn như bả sói, mũ quỷ hay nữ hoàng độc dược.

Chất độc có trong cây này có thể làm chậm nhịp tim dẫn tới tử vong.

Ấu tàu nằm trong số những loài cây chứa độc tính mạnh nhất thế giới.

Phần độc nhất là rễ cây, dù trên lá cũng chứa chất độc.

Cả rễ lẫn lá đều có chứa chất tác động đến hệ thần kinh và có thể hấp thụ qua da.

Các triệu chứng nhiễm độc ban đầu là ngứa ran và tê dại tại nơi tiếp xúc hoặc ói mửa dữ dội và bị tiêu chảy nếu chẳng may ăn phải.

Năm 2010, bà Lakhvir Singh bị kết tội sát nhân sau khi trộn ấu tàu Ấn Độ vào món cà ri của người tình. Ngoài việc gây ngộ độc đường tiêu hóa nặng, chất độc còn làm chậm nhịp tim, dẫn đến tử vong.

Nhưng không phải mọi trường hợp ngộ độc đều kết cục bi thảm.

John Robertson, từng là chuyên gia coi sóc các loại cây chứa độc tố, cho biết cơ chế ói mửa khiến nạn nhân có thể thoát chết khi bị ngộ độc.

"Tôi từng nói chuyện với một người ăn phải ấu tàu mà không chết," ông Robertson nói. "Một cặp vợ chồng đã trồng cây này ở vườn rau thơm cho đẹp và khi ra ngắt rau về ăn, bà vợ đã ngắt lẫn cả vài lá ấu tàu. Cả hai đã trong cơn nguy kịch suốt 24 giờ nhưng cuối cùng may mắn thoát chết."

Kết quả hình ảnh cho cây ấu tẩu

Về mặt lý thuyết, độc tố là nhằm bảo vệ cây. Ở một số loài, các hợp chất hoá học vốn để chống lại côn trùng và các loài vi sinh vật, cũng có khả năng gây hại tới các loài động vật lớn hơn.

Thường thì hiện tượng gây độc diễn ra theo hình thức quang độc tính: hoá chất tiết ra từ cây nếu tiếp xúc với da người và gặp ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.

2. Cần tây khổng lồ (giant hogweed), tên khoa học là (Heracleum mantegazzianum)

Image copyright Nigel Cattlin Alamy Image caption

Là loài điển hình cho kiểu độc chất này, nhưng những loài cây “hiền lành” như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.

Image copyright Anthony LeMoignan Alamy Image caption

3. Cây Manchineel (Hippomane mancinella)

Một trong những loài cây mà ta không thể chạm vào bất kể điều kiện thời tiết ra sao hiện đang chiếm danh hiệu là loài cây nguy hiểm nhất thế giới.

Đó là cây Manchineel (tên khoa học là Hippomane mancinella) thuộc họ thầu dầu, mọc ở các vùng phía bắc Nam Mỹ cho đến Florida Everglades và khắp vùng Caribbe. Ở nhiều nơi trong vùng có cây này, người ta phải đặt biển cảnh báo với một chữ thập đỏ.

Trong tiếng Tây Ban Nha, cây này được gọi phổ biến với cái tên cây táo tử thần.

Trong thành phần nhựa trắng sữa của cây có chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh. Chỉ cần chạm vào cây cũng có thể gây dị ứng bỏng da. Trú ẩn bên dưới tán cây khi mưa rào cũng có thể gặp nạn vì nhựa cây ngay cả đã bị pha loãng trong mưa cũng vẫn gây ra mẩn ngứa kinh khủng.

Đốt cháy cây cũng không tác dụng gì, bởi khói bốc ra từ một cây Manchineel bị đốt có thể nhất thời gây mù mắt và các chứng khó thở nghiêm trọng ở người.

Nhựa cây dính vào da gây rất khó chịu, nhưng chí ít nó không làm ta mất mạng. Nguy hiểm thực sự là khi ăn phải quả cây. Do vậy, tên tiếng Tây Ban Nha là táo tử thần. Ăn vào sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy, cơ thể mất nước dẫn tới suy kiệt không thể hồi phục.

Image copyright Stefano Paterna Alamy Image caption

Image copyright Chris Bott Alamy Image caption

4. Cây thầu dầu, hay còn gọi là cây đu đủ tía (Ricinus communis)

Nói tới những loài cây ta không bao giờ được phép đưa lên miệng nhấm thử thì có một loài ‘tàn độc’ hơn tất cả các loài khác, mà rất có thể nó đang hiện diện đâu đó ngay gần bạn.

Cây thầu dầu, hay còn gọi là cây đu đủ tía (Ricinus communis) là một loài cây bụi rất được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi có hoa lá đa sắc, từ xanh tới tím, với lá cây hình lá cọ và có hạt lởm chởm trông rất khác biệt.

Những người ngộ độc từ cây này sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và co giật tới cả tuần, rồi tử vong vì suy tạng.

Dầu thầu dầu, hay được dùng để tẩy ruột khẩn cấp, được chiết xuất từ hạt của cây này. Dầu này có chứa chất ricin cực độc, cho nên nó đoạt danh hiệu là loại cây chứa độc dược mạnh nhất thế giới.

Sau khi phần dầu có dược tính nhuận tràng đã được chiết xuất, phần bã của hạt đốm nâu còn lại chứa một loại hỗn hợp độc tố cực mạnh.

Độc tố ricin gây chết người do nó can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào, là phản ứng hóa học căn bản cần thiết để duy trì sự sống.

Chu trình tạo ra các protein cần thiết bị chặn khiến tế bào chết đi. Những người ngộ độc từ chất này sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và co giật tới cả tuần, rồi tử vong do suy tạng.

Chất độc này càng làm người ta kinh sợ sau khi được lồng vào văn hoá đại chúng, từ tác phẩm The House of Lurking Death của nhà văn người Anh chuyên viết truyện trinh thám Agatha Christie, đến loạt phim truyền hình hiện đại Breaking Bad.

Vậy tại sao chúng ta lại vẫn trồng nó trong vườn cảnh?

Image copyright Tim Gainey Alamy Image caption Hạt thầu dầu chứa lượng độc tố cực mạnh, gây chết người

"Thực ra thì ta nên phân biệt giữa việc có chứa độc tính và có khả năng gây hại. Nói về một loài cây chứa độc tố thì thật đơn giản – về mặt lý thuyết là chỉ cần tìm thấy các độc tố trong cây và xác định mức độ nguy hiểm của chất đó,” John Robertson nói.

"Nhưng cây đó có gây hại hay không là do bạn có định ăn nó không, việc kiểm soát quản lý cây đó để người ta không ăn nhầm phải có khó hay không thôi.”

Vỏ ngoài của hạt thầu dầu thường đủ cứng nên nếu chẳng may nuốt nguyên hạt thì nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa mà không làm chết người.

Bạn phải nhai và nuốt tới năm hạt thầu dầu mới đủ liều gây nguy hiểm chết người cho người lớn, nhưng với trẻ em thì chỉ cần một hạt.

Ricin nguy hiểm nhất khi ở dạng tinh chất và bị tiêm vào người, như vụ một nhà bất đồng chính kiến Bulgaria bị sát hại bằng chất này hồi năm 1978.

Image copyright Stocksnapper Alamy Image caption

5. Cây cam thảo dây, hay còn gọi là cây hương tư tử, thuộc họ đậu (Abrus precatorius)

Một chất độc khác là abrin còn được cảnh báo rõ ràng hơn.

Hạt cây cam thảo dây, hay còn gọi là cây hương tư tử, thuộc họ đậu (Abrus precatorius) trông rất đẹp và thường có màu đỏ với một đốm đen.

Loài cây này thường mọc ở vùng nhiệt đới và hạt được dùng làm vòng đeo tay, vòng cổ hay làm đồ trang trí. Thậm chí hồi năm 2011 chúng còn có mặt trong cửa hàng lưu niệm của vườn bách thảo trong nhà khổng lồ của Anh, Eden Project.

Abrin cũng có độc tính tương tự như ricin nhưng còn mạnh hơn khi ở dạng nguyên chất. May mắn là hạt đậu này có vỏ rất cứng khiến độc tố không xâm nhập vào da, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Có trường hợp nạn nhân ăn phải hạt đậu đã bị tán thành bột, nhưng may được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.

Điều may mắn là các trường hợp tử vong do độc tố từ thực vật là khá hãn hữu do y học hiện đại đã chẩn đoán và can thiệp kịp thời, và nhiều thành phần chứa độc tính từ thực vật phải được tinh luyện mới có thể gây chết người.

Kết quả hình ảnh cho cam thảo dây có độc

Các loài cây không tự dưng ở sẵn đó để chờ gây hại cho bạn, nhưng nếu biết rõ các loài hoa cỏ trong vườn có độc tính hay không, gây nguy hiểm khi nào, thì bạn sẽ biết cách ứng phó phù hợp.

Nguồn: Ella Davies. Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.

Bổ xung

6. Cây trúc đào

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 4

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. 

Hoa trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nước của loài hoa này rụng xuống cũng gây vấn đề về sức khỏe. Hoa trúc đào cực độc có thể gây tử vong nếu không xử trí kịp thời. Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. Tuy nhiên đa số chúng ta đều không biết về độc tính của loài cây này. Được biết, tại TP.HCM, cây trúc đào đứng đầu trong danh mục các loài câu cực độc mà UBND thành phố cấm trồng trên đường phố. Du khách không nên ăn, nuốt hay bẻ cây để tránh tiếp xúc với chất độc có trong cây. Nếu vô tình mắc phải cần khẩn trương thông báo cho mọi người và tìm nơi chữa trị gần nhất có thể.

7. Cây thơm ổi hay hoa ngũ sắc (Lantana Camara L)

Thơm ổi, hay còn gọi là hoa ngũ sắc, có tên khoa học là Lantana Camara L, quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A, gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. 

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 5

8. Cây thông thiên

Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều ở ven đường. 

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 6

Là loài cây thuộc họ Trúc đào có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ.

Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.

Cây thông liên có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid …có thể gây tử vong ở người.

9. Cây ngoắt nghẻo (Gloriosa superba)

Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 7

 

Không chỉ ở các dãy núi cao mà ở các khu rừng ngập mặn ven biển Việt Nam từ Huế đến Cà Mau cũng phân bố một loài thực vật có hoa đẹp rực rỡ nhưng cũng là loài có độc tính cao. Ngót nghẻo - Gloriosa superba là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 – 8, toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine, độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảm cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần. Du khách không nên tiếp xúc với loài hoa này bởi đây là một loài hoa rất độc và có thể gây tử vong.

10. Cà độc dược Tên (Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae)

Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 8

11. Cây thủy tiên (Narcissus spp)

Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 9

12. Đỗ Quyên (Rhododendron occidentale)

Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 10

13. Lá ngón

Cây lá ngón có nhiều ở vùng Tây Bắc.

Hình ảnh Những loài cây cực độc dễ gặp trong cuộc sống số 11

Cây lá ngón, có tên khoa học là Gelsemium elegans, được mệnh danh là thần chết được báo trước. Đó là loài cây có hoa chùm màu vàng rực rỡ rất đẹp và hấp dẫn, tuy nhiên có thể gây chết người nếu ai đó vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành (do chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng). Cây lá ngón thường xuất hiện trên các cánh rừng của Việt Nam, ở độ cao 200m đến 2000m.

Cây lá ngón có thể gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Vì là một loài cây có hoa rất đẹp và hấp dẫn nên chúng ta thường có thói quen muốn chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm mặc dù rất ít người biết loài cây thần chết này đang rình rập nếu chúng ta vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành. Chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng... Để tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc... khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta cần phải dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng uống để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống, hoặc dùng các biện pháp gây nôn để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt. 

14. Cây sơn

Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng. Đây là một cây có độc, rất nguy hiểm với nhiều người. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người dân sống ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.

Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương, có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở, chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương. Hoặc có thể dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát. Cách tốt nhất là du khách nên tránh tiếp xúc với loài cây này nếu có làn da nhạy cảm với dị ứng. Nếu du khách vô tình mắc phải dị ứng của loài cây này bạn nên hỏi kinh nghiệm của người dân bản địa hoặc liên hệ với cơ sở y tế nơi gần nhất để tìm cách chữa trị.

15. Cây sui 

Cây Sui Antiaris toxicaria hay ở một số vùng đồng bào gọi là cây Thuốc bắn là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa của cây ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất. Từ xa xưa các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã dùng nhựa của loài cây này để tẩm vào mũi tên (thêm một số phụ gia nữa mà không nêu ra ở đây) để săn thú rừng và chỉ cần 1 phát trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót.  Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. 

Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Nếu trong lúc đi rừng các bạn không biết cây này mà chặt làm dấu đường đi hay vô tình nghịch chơi dùng dao đẽo vỏ,bẻ cành... chất nhựa trắng tiết ra dính vào tay chân mà vô tình đụng phải vết thương, bắn vào mắt hay nuốt phải sẽ tử vong. Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương cần nhanh chóng rửa sạch mủ, khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

16. Cây sừng trâu

Hầu hết các loài thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là những loài cây có độc tính, vấn đề là nhiều hay ít và có rất nhiều loài cây độc tính thuộc họ này khá phổ biến ở nước ta. Một trong những loài có hoa rất đẹp, quả rất ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu và độc tính của nó thì cũng thuộc loại mạnh không kém một số cây đã nêu trên. Hiện nay độc tính của cây được dùng làm thuốc diệt sâu bọ.

Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Nếu du khách bị ngộ độc bởi loài cây này cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim...

17. Cây bồng bồng

Một loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam. Không ít trong chúng ta đã có vài tấm ảnh đẹp về loài hoa này làm kỷ niệm trong bộ ảnh trên đường du lịch ở các vùng bờ biển nước ta

Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ. Thường dùng chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức. Tuy nhiên nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.. Loài cây này tuy độc tính không cao nhưng du khách sẽ được khuyến cáo khi muốn tiếp xúc với nó. Cách tốt nhất là chúng ta không nên bẻ, ngắt cây này để tránh tiếp xúc với chất nhựa có trong cây.

18. Hoa loa kèn

Hoa loa kèn mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s trumpet là loại hoa cực độc. Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn. Khi đi du lịch nên tránh để nhựa cây dính vào vết thương hở hoặc tiếp xúc qua đồ ăn hay thức uống. Không nên cho trẻ nhỏ đi cùng cầm hoa loa kèn chơi bởi trẻ nhỏ có thể đưa nó lên miệng.

19. Hoa tú cầu

Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở Việt Nam ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.

Tuy nhiên nếu ăn phải, chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Khách đi du lịch vô tình ăn phải loài hoa này cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến một cơ sở y tế gần đó nhất để được xử lý kịp thời.

20. Hoa thiên điểu

 

Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím,bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.

Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy du khách khi chụp ảnh kỷ niệm với loài hoa này không nên đứng lại quá lâu, và cũng không nên ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra triệu chứng khó chịu cho du khách.

21. Hoa đỗ quyên

Độc tố trong cánh hoa: gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Ngoài ra, loại hoa này còn được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, khi đi du lịch du khách không nên tiếp xúc với hoa.

Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, say sẩm do chóng mặt. Nếu có du khách bị ngộ độc bởi loài hoa này cần đưa du khách tránh xa nguồn có hoa, đưa đến một nơi thoáng mát và gọi cơ sở y tế kịp thời cứu chữa.

22. Hoa tuy-lip 

Tuy hoa tulip rất đẹp nhưng củ cây của hoa Tulip có chất Tulipene. Khi ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Tulip được trồng rất  nhiều ở Đà Lạt và những nơi có khí hậu lạnh tại Việt Nam. Đây cũng là một loài hoa mang độc tính cao nên du khách cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây hoa Tu-lip. Nếu du khách có người bị dính phải chất độc của cây cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và đưa người bị ngộ độc nhanh chóng đến nơi được chữa trị.

 Tạm kết: Du lịch không chỉ mang đến cho bạn những sảng khoái về tinh thần mà qua đó còn giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều điều về thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên cũng là một bà mẹ dịu hiền nuôi dưỡng cuộc sống, nhưng đôi khi bà mẹ thiên nhiên có những lúc nổi giận khiến chúng ta gặp những thảm hoạ khó lường. Qua bài viết, mong rằng mỗi người sẽ tự trang bị thêm cho mình một vốn kiến thức riêng để tránh xảy ra rủi ro khi đi du lịch tại những nơi có nhiều bông hoa đẹp đang vẫy gọi.

 

 

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI