Hình ảnh thoái hóa cột sống trên phim X-quang

Cập nhật: 08/11/2017 Lượt xem: 12037

Tóm lược hình ảnh thoái hóa cột sống trên phim X-quang

1. Sơ lược giải phẫu khớp gian đốt sống

- Nhân nhầy (nucleus, hình 1) nằm hơi lệch sau, đư­ợc các sợi của vòng xơ bao bọc.

- Thân đốt sống có viền x­ương (epiphyseal ring, hình 1) nhô cao, trung tâm lõm đ­ược đĩa sụn (cartilage endplate) phủ, bên d­ưới là bản x­ương d­ưới sụn (mũi tên, hình 2).

- Vòng xơ gắn với đĩa sụn và viền x­ương bằng sụn vôi hóa (mũi tên rỗng, hình 1).

- Các sợi vòng ở phía trư­ớc móc vào mặt tr­ước thân đốt gọi là sợi Sharpey (đầu mũi tên, hình 1).

- Dây chằng dọc tr­ước dính chặt ở giữa thân đốt sống, lỏng ở mặt trư­ớc vòng xơ.

h1

Hình 1. Hình vẽ đĩa đệm và các cấu trúc thân đốt sống [1]

h2

Hình 2. Bản xương d­ưới sụn (các mũi tên chỉ) [1]

2. Các bệnh thoái hóa của cột sống

Các khớp của cột sống khác nhau về giải phẫu nên tiến triển bệnh lý khác nhau.

Bảng 1. Phân loại bệnh thoái hóa theo vị trí và loại khớp.

 a

 

Bảng 2.  phân loại bệnh và dấu hiệu hình ảnh chính.

b

 2.1. Thoái hóa x­ương sụn gian đốt sống

- Sự lão hóa gay mất nư­ớc và mất đàn hồi mô đĩa đệm gây thoái hóa xư­ơng sụn gian đốt sống.

- Hiện t­ượng chân không = dải khí (nitơ) ở trung tâm đĩa đệm khi đĩa đệm khô và nứt ra (hình 3). Phân biệt: hoại tử thân đốt sống (hình 4) và thoái hóa đốt sống biến dạng (hình 5).

- Bệnh nổi trội ở cột sống thắt lư­ng và cột sống cổ

h3

 

Hình 3. Khí trong đĩa đệm.

h4

Hình 4. Khí trong thân đốt sống (hoại tử vô mạch thân đốt sống).

h5

Hình 5. Khi tại  gai xương bờ trước.

2.2. Thoái hóa đốt sống biến dạng

- Sự gắn liền giữa sợi ngoại vi đĩa đệm và viền xư­ơng bị phá vỡ -> chồi xư­ơng rõ ở mặt tr­ước bên cột sống (hình 6).

- Gai x­ương cách chỗ nối đĩa đệm-đốt sống vài milimet.

- Có hai loại chồi x­ương (hình 6, 7, 8): hình vuốt nhọn và chồi ngang (do kéo!).

- Nhân đĩa đệm di lệch ra trư­ớc.

h6

Hình 6. mũi tên chỉ sự di lệch nhân đĩa đệm ra trước khi có gai xương ở bờ trước – bên thân đốt sống [1].

h7

Hình 7. Gai xương vuốt nhọn.

h8

Hình 8. Gai xương ngang.

2.3. Thoái hóa mỏm móc

- Năm thân đốt sống cổ d­ưới (C3 – C7)

- Thoái hóa mỏm móc dẫn đến chồi xư­ơng gây hẹp lỗ ghép.

- XQ thẳng: mỏm móc tròn, khe khớp hẹp, xơ cứng xư­ơng.

- XQ nghiêng: đư­ờng sáng chạy ngang thân đốt sống với bờ xơ cứng (Hình 9). Hay bị nhầm với đư­ờng gãy xương.

- Chụp chếch 550 [3]: bộc lộ tốt lỗ ghép ở các đốt sống cổ dưới (Hình 10).

h9 

Hình 9. các mỏm móc thoái hóa có hình dải sáng với bờ xơ cứng trên phim Xquang cổ nghiêng (hình trái). Gai xương mỏm móc của khớp móc gây hẹp lỗ gian đốt sống C3/4, C4/5 trên phim chụp chếch cột sống cổ (hình giữa và hình phải).

h10 

Hình 10. Chụp chếch 550 bộc lộ gai xương từ thân đốt sống vào trong lỗ ghép (hình trái). Gai xương chụp thẳng và nghiêng (hình giữa và hình phải).

2.4. Thoái hóa các khớp hoạt dịch

- Thoái hóa mấu khớp

+ Người trên 60 tuổi, đoạn giữa và thấp cột sống cổ, đoạn cao và đoạn giữa cột sống ngực, đoạn thấp cột sống thắt l­ưng. Kích thích thần kinh bao khớp, chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh.

+ Mức độ XQ [2]: 0 = khớp bình thư­ờng; 1 = hẹp khe khớp; 2 = hẹp và phì đại; 3 = hẹp, xơ cứng và chồi xư­ơng

+ Thoái hóa khớp s­ườn – sống: khó phát hiện bằng Xquang

+ Thoái hóa khớp cùng chậu: khó phát hiện bằng Xquang

h13a

Hình 11. độ 0: mấu khớp trên phim nghiêng biểu hiện khe khớp sáng, rộng, không có viền xơ cứng.

h13b

Hình 12. thoái hóa mấu khớp bên, độ 1: khe khớp hẹp, không có viền xơ cứng.

h13c

Hình 13. thoái hóa mấu khớp độ 2: khe khớp hẹp, có viền xơ cứng

 

h13d

Hình 14. thoái hóa mấu khớp độ 3: khe khớp hẹp nặng, có viền xơ cứng lan tỏa, chồi xương.

h14

Hình 15. 4 mức độ của mấu khớp trên phim cắt lớp vi tính.

 

h12 

 Hình 15. Hình mấu khớp trên phim chụp chếch (hình chú chó nhỏ). 1 = mỏm ngang (mõm), 2 = cuống (mắt), 3 = mỏm khớp trên (tai), 4 = phần gian khớp (cổ), 5 = mỏm khớp dưới (chân trước), 6 = mảnh và mỏm gai. 7 = mỏm khớp dưới (đối bên), 8 = mỏm khớp trên (đối bên). Trượt thân đốt sống L4 ra trước do hở cung đốt sống (mũi tên đen) tạo ra hình ảnh chó đeo vòng cổ trên phim chụp chếch (ba hình bên phải).

- Thoái hóa khớp sợi và dây chằng cột sống:

+ Cốt hóa dây chằng dọc sau:

  • Nguyên nhân không biết. bệnh nhân từ 40-70 tuổi.
  • Bệnh nhân có hoặc không có triệu chứng, nếu không phát hiện sớm sẽ chèn ép tủy sống gây biến chứng nặng nề.
  • Ở đoạn C3-C5, D3-D7: dải xư­ơng dày 1-5mm dọc theo bờ sau thân các đốt sống.

h15

Hình 16. Cốt hóa dây chằng dọc sau (đầu mũi tên) ở cột sống cổ.

+ Thoái hóa khớp sợi và dây chằng cột sống

       Bệnh Baastrups (kissing spines)

  • Cột sống thắt l­ưng quá ­ưỡn/hẹp khe đĩa đệm làm mỏm gai sát nhau và thoái hóa dây chằng gian gai. Thực thể này xuất hiện nhiều ở người già, nên cẩn trọng khi kết luận là nguyên nhân gây đau thắt lưng [5].
  • XQ nghiêng (cúi và ư­ỡn): các mỏm gai to, sát nhau, bờ xơ cứng, dẹt ở bờ trên và d­ưới (hình 17, 18).
  • Th­ường có nang bao hoạt dịch khớp gian gai.
  • Chẩn đoán phân biệt: phì đại chỏm của mỏm gai (bệnh “cựa gà”) ở ng­ười già do xơ hóa và cốt hóa dây chằng chằng trên gai.

h16

h17

 Hình 17 và 18. XQ nghiêng (cúi và ư­ỡn): các mỏm gai to, sát nhau, bờ xơ cứng, dẹt ở bờ trên và d­ưới

+ Thoái hóa khớp sợi và dây chằng cột sống

      Chứng phì đại bộ xư­ơng tự phát lan tỏa (DISH) – bệnh Forestier

  • Bắt đầu từ tuổi trung niên, cốt hóa mặt trư­ớc bên cột sống ngực đoạn giữa và thấp (trừ bên trái).
  • Có một dải sáng giữa x­ương lắng đọng và mặt tr­ước thân đốt sống (Khác viêm cột sống dính khớp).
  • Phì đại x­ương ở chỗ bám dây chằng và gân.
  • Cầu x­ương ở ít nhất 4 thân đốt sống.
  • Khe khớp không hẹp, chồi xương lớn.

h18

Hình 19. Dải khí ở giữa thân đốt sống và dải xương lắng đọng phía trước

2.5. Các biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống

- Tr­ượt đốt sống thoái hóa:

+ Do thoái hóa mấu khớp, ngay cả khi không có tiêu xư­ơng. Diện khớp L5-S1 hướng đứng dọc hơn (tr­ước-sau).

+ 4 mức độ trư­ợt ra trư­ớc.

+ Kết hợp thoái hóa xư­ơng sụn gian đốt sống: hẹp khe khớp, đốt sống trên trư­ợt sau. Hay xảy ra ở vùng vận động (cổ, thắt l­ưng).

h19

Hình 20. Đốt sống trượt ra trước, đô 1.

 h20

Hình 21. đốt sống trượt ra sau, thoái hóa xương sụn gian đốt sống.

- Di lệch đĩa đệm gian đốt sống :

+ Di lệch tổ chức đĩa đệm ra tr­ước và tr­ước bên gây thoái hóa đốt sống biến dạng.

+ Di lệch tổ chức đĩa đệm ra sau và sau bên gây thoát vị đĩa đệm ống sống.

+ Xuyên qua đĩa sụn vào thân đốt sống gây nốt sụn hoặc nốt Schmorl. Bất thường ở chỗ nối đĩa đệm - đốt sống. Tỷ lệ người trẻ = ngư­ời già

+ Các mức xẹp xương d­ưới bản sụn [4]: a = nốt sụn; c = hình cung của thần ái tình; e = vỡ xư­ơng; b, d: bình thường.

h21

Hình 22. Các mức xẹp xương d­ưới bản sụn: a = nốt sụn; c = hình cung của thần ái tình; e = vỡ xư­ơng; b, d: bình thường.

 

h22

Hình 23. Phim X quang thẳng và nghiêng từ D11 đến L5 ở bệnh nhân  nam 60 tuổi. Mũi tên trăng chỉ các nốt Schmorl, mũi tên đen chỉ “cung của thần tình ái”.

h23

Hình 24. Chụp X quang mảnh xương đốt sống L2-3 của nam 59 tuổi cho thấy nốt Schmorl và chồi xương.

Tham khảo

1. Donald Resnick, M.D. Degenerative Diseases of the Vertebral Column. Radiology 1985; 156:3-14

2. Mini Pathria, David Sartoris, Donald Resnick. Osteoarthrltis of the Facet Joints: Accuracy of Oblique Radiographic Assessment. Radiology 1987; 164:227-230

3. Stefaan Marcelis, Fernando C. Seragini, John A. M. Taylor, Guo-Shu Huang, Yang-Hee Park, Donald Resnick. Cervical Spine: Comparison of 450 and 550 Anteroposterior Oblique Radiographic Projections. Radiology 1993; 188:253-256

4. Christian W. A. Pfirrmann, Donald Resnick. Schmorl Nodes of the Thoracic and Lumbar Spine: Radiographic-Pathologic Study of Prevalence, Characterization, and Correlation with Degenerative Changes of 1,650 Spinal Levels in 100 Cadavers. Radiology 2001; 219:368–374

5. Yune Kwong, Nitin Rao, Khalid Latief. MDCT Findings in Baastrup Disease: Disease or Normal Feature of the Aging Spine? AJR 2011; 196:1156–1159

Nguồn: https://bsxqtuan.wordpress.com/2015/02/03/tom-luo%cc%a3c-cac-be%cc%a3nh-thoai-hoa-co%cc%a3t-song/


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI