Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm trên điện tâm đồ

Cập nhật: 26/07/2019 Lượt xem: 3935

 Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm trên điện tâm đồ

1. Điện tâm đồ rung nhĩ: Điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo.

- Sóng P biến mất được thay thế bởi những sóng lăn tăn gọi là sóng f (fibrillation). Các sóng f này làm cho đường đẳng điện thành một đường sóng lăn tăn.

- Sóng f có đặc điểm: Tần số không đều từ 300 - 600 ck/phút. Các sóng f rất khác nhau về hình dạng, biên độ, thời gian. Sóng f thấy rõ nhất ở các chuyển đạo trước tim phải (V1, V3R) và các chuyển đạo dưới (DII, DIII, aVF), còn các chuyển đạo trước tim trái (DI, aVL, V5, V6) thường khó thấy.

- Nhịp tâm thất rất không đều về tần số (các khoảng RR dài ngắn khác nhau), và rất không đều về biên độ (biên độ sóng R thay đổi cao thấp khác nhau) không theo quy luật nào cả. Đó là hình ảnh loạn nhịp hoàn toàn.

- Tần số thất nhanh hay chậm phụ thuộc vào dẫn truyền của nút nhĩ thất.

- Hình dạng QRS nói chung thường hẹp, nhưng trên cùng một chuyển đạo có thể có khác nhau chút ít về biên độ, thời gian,...

- Phân biệt rung nhĩ với cuồng nhĩ điển hình, tần số sóng F từ 240 đến 320 ck/phút. Ngoài ra, còn cần phân biệt với nhịp nhanh nhĩ đa ổ luôn có sóng P' đi trước QRS.

2. Phân loại rung nhĩ

Dựa vào tiến triển lâm sàng, rung nhĩ được chia ra các thể:

- Cơn rung nhĩ kịch phát: rung nhĩ kéo dài ≤ 7 ngày, cơn tự chuyển về nhịp xoang.

- Rung nhĩ bền bỉ: rung nhĩ kéo dài > 7 ngày, phải dùng các biện pháp chuyển nhịp can thiệp mới có thể cắt được rung nhĩ.

- Rung nhĩ mạn tính: kéo dài hơn 1năm và không thể cố gắng chuyển nhịp được bằng các biện pháp can thiệp.

 


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI