pH nước tiểu có ý nghĩa gì?

Cập nhật: 18/04/2014 Lượt xem: 13196

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

Viết theo yêu cầu của bạn Dũng Trần Việt.
            pH là đại lượng đặc trưng cho độ toan-kiềm (acid-base) của một chất dịch.
            pH=6,1+lg [HCO3-]/0,03[PCO2], đây là phương trình Hendersen-Hasselbalch.

             pH máu luôn luôn được duy trì ở một khoảng rất hẹp (7,35-7,45), nồng độ H+ khoảng 0,16-0,016mol/l. Để duy trì được khoảng pH này, thận đóng vai trò chủ yếu. Do quá trình chuyển hóa cùng với thức ăn nước uống hàng ngày, cơ thể luôn có xu hướng nhiễm toan (pH giảm), các acid bay hơi được sẽ được phổi đào thải trong quá trình hô hấp, các acid không bay hơi được chỉ được thận đào thải, đồng thời thận tăng tái hấp thu bicarbonat để đưa pH máu về bình thường. Khi đưa vào cơ thể nhiều chất kiềm pH máu có xu hướng tăng, thận phải giảm đào thải H+ và giảm tái hấp thu HCO3-. Vì vậy pH nước tiểu sẽ rất dao động trong ngày, pH nước tiểu bình thường nằm trong khoảng 5-9. pH nước tiểu cũng rất thay đổi tùy theo các mẫu nước tiểu trong ngày thể hiện chức năng của thận tốt. Ở bệnh nhân suy thận nặng chức năng thận không tốt, khả năng điều chỉnh toan-kiềm kém bệnh nhân sẽ dễ bị rối loạn toan-kiềm, và pH nước tiểu dao động ít. Nhưng không thể dùng pH nước tiểu để nhận dịnh tình trạng toan-kiềm được, cũng như không thể dùng pH nước tiểu để đánh giá chức năng thận được, vì ngoài việc phụ thuộc vào pH máu, nếu nước tiểu nhiễm khuẩn thì vi khuẩn làm phân giai các chất có trong nước tiểu cũng làm thay đổi pH nước tiểu, chẳng hạn các vi khuẩn có men urease phân giải ure thành NH3 làm nước tiểu kiềm như các vi khuẩn đường ruột coli, proteus... Vậy pH nước tiểu có ý nghĩa gì trong lâm sàng không? Có đấy, chúng ta đều biết nhiều chất hòa tan trong dịch có độ hòa tan phụ thuộc vào pH của chất dịch đó, chẳng hạn Calci hòa tan tốt hơn trong môi trường acid, hòa tan kém trong môi trường kiềm, acid uric hòa tan tốt trong môi trường kiềm, hòa tan kém trong môi trường acid. Vì vậy để dự phòng tạo sỏi ở đường tiết niệu ở những người có nguy cơ cao, nếu dự phòng sỏi calci hoặc sỏi struvit phải acid hóa nước tiểu, nếu dự phòng sỏi urat phải kiềm hóa nước tiểu. Hy vọng bạn có thể thỏa mãn được với câu trả lời này.


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài cùng chủ đề

Bệnh thận - Tiết niệu

    Bệnh tim mạch

      Bệnh cơ-xương-khớp

        Bệnh nội tiết-chuyển hóa

          Bệnh tiêu hóa

            Bệnh phổi - phế quản

              Bệnh Thần kinh - Tâm thần

                Bệnh truyền nhiễm

                  Bệnh nhi khoa

                    Cận lâm sàng

                      Bệnh khác

                        Thuốc

                          Vật lý trị liệu

                            Phục hồi chức năng

                              Tư vấn và Chia sẻ thông tin

                                Sách đã xuất bản của Hà Hoàng Kiệm

                                  Bài báo khoa học

                                    SÁCH CỦA TÔI